PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (2 điểm): a. Thế nào là nói quá? Cho ví dụ? b. Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau: mình đồng da sắt, ruột để ngoài da. Câu 2 (2 điểm): a. Cho ví dụ về câu ghép? b. Xác định cách nối các vế câu trong câu ghép sau: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. c. Viết một đoạn văn ngắn (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu ghép, gạch dưới câu ghép) về đề tài: Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông. Câu 3 (6 điểm): Hãy giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích trong ngày Tết. ......................................................................................... PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (2 điểm): a. Thế nào là nói quá? Cho ví dụ? b. Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau: mình đồng da sắt, ruột để ngoài da. Câu 2 (2 điểm): a. Cho ví dụ về câu ghép? b. Xác định cách nối các vế câu trong câu ghép sau: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. c. Viết một đoạn văn ngắn (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu ghép, gạch dưới câu ghép) về đề tài: Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông. Câu 3 (6 điểm): Hãy giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích trong ngày Tết. ......................................................................................... PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN 8 Câu 1 (2 điểm): a. Thế nào là nói quá? Cho ví dụ? b. Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau: mình đồng da sắt, ruột để ngoài da. a/ (1 điểm): - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 0,5đ - Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Học sinh có thể cho ví dụ khác, đúng được 0,5đ. b/ (1 điểm): Học sinh đặt 2 câu đúng yêu cầu, mỗi câu được 0,5đ. ............................................................................... Câu 2 (2 điểm): a. Cho ví dụ về câu ghép? b. Xác định cách nối các vế câu trong câu ghép sau: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. c. Viết một đoạn văn ngắn (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu ghép, gạch dưới câu ghép) về đề tài: Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông. a/ (0,5 điểm): Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. - HS cho ví dụ câu ghép đúng (đảm bảo định nghĩa trên): 0,5đ b/ (0,5 điểm): Cách nối các vế câu là không dùng từ nối: 0,5đ c/ (1 điểm): HS viết đoạn văn đúng và đảm bảo yêu cầu được 1đ; các trường hợp khác tùy theo mức độ GV chấm điểm hợp lý, nhưng nếu viết sai thì không cho điểm. ............................................................................... Câu 3 (6 điểm): Hãy giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích trong ngày Tết. 1/ Yêu cầu: * Về hình thức: Đề ra thuộc kiểu bài văn thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm. HS cần sử dụng các chi tiết, từ ngữ, câu văn chính xác; biết sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm cho bài văn sinh động... * Về nội dung: Giới thiệu được đặc điểm và tác dụng của loài hoa HS đã chọn; ý nghĩa của loài hoa đó trong ngày Tết. Bài viết của HS cần đảm bảo những ý cơ bản sau: a. Mở bài: Giới thiệu vai trò của hoa trong cuộc sống con người hoặc một nét chung, một đặc điểm nổi bật khi nhắc đến nó trong ngày Tết. b. Thân bài: - Những đặc điểm sinh học của hoa như về đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa: hình dáng thế nào, màu sắc, hương thơm ra sao... - Những đặc điểm về xã hội của hoa: hoa gắn bó với cuộc sống của con người như thế nào, tượng trưng cho cái gì, mang vẻ đẹp gì, vì sao được con người yêu thích, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn... - Ích lợi của hoa: Đối với cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần của con người, đối với sự phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước... c. Kết bài: Nhấn mạnh giá trị của loài hoa và bày tỏ thái độ của mình (yêu quý, trân trọng, chăm sóc, giữ gìn) đối với loài hoa đó... 2/ Khung biểu điểm: - Điểm 5,5 -> 6,0: Bài viết hay, sáng tạo. - Điểm 4,5 -> 5,0: Bài viết mức độ khá. - Điểm 3,0 -> 4,0: Bài viết mức độ trung bình. - Điểm 1,0 -> 2,5: Bài viết mức độ yếu. - Điểm 0: Các trường hợp bài lạc đề, bỏ bài. Lưu ý: Tùy mức độ bài làm của HS, giáo viên chấm điểm linh hoạt, đảm bảo chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, sáng tạo, giàu chất văn. .................................................................................
Tài liệu đính kèm: