MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90’ Năm học: 2015 -2016 M/độ C/đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Văn bản văn hoc 01 đoạn trích từ VB Thạch Sanh Có độ dài khoảng 150-200 chữ - Nhớ được thể loại VB -Xác định từ loại - Phương thức biểu đạt. - Nghĩa của từ - Cấu tạo từ Nêu các thể loại văn học dân gian đã học -Hiểu được nghĩa của từ -Hiểu ý nghĩa của chi tiết trong VB - Xác định kiểu nhân vật - Nội dung đoạn trích Vẽ sơ đồ cấu tạo từ Số câu Số điểm Tỉ lệ 8 2 20% 1 1 10% 4 1 10% 1 1 10% 14 5 50% Văn tự sự Viết bài văn Viết được phần mở bài, nêu sơ lược về nhân vật Kể biểu hiện cụ thể về việc học tốt của nhân vật Nêu được những sáng tạo và cách khắc phục khó khăn để vươn lên Sáng tạo trong bài viết, kết bài nêu được cảm nghĩ về nhân vật Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1 10% 1 1 10% 1 2 20% 1 1 10% 4 5 50% Số câu Số điểm Tỉ lệ 8 2đ 20% 2 2đ 20% 4 1đ 10% 2 2đ 20% 1 2đ 20% 1 1đ 10% 18 10đ 100% Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 12 Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước. (Theo Ngữ văn 6, tập 1) I. Trắc nghiệm: (3đ) 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? A. Em bé thông minh B. Sơn Tinh, Thủy Tinh C. Thạch Sanh D. Thánh Gióng 2. Đoạn trích trên thuộc phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự 3. Nêu thể loại của đoạn trích trên. A. Cổ tích B. Ngụ ngôn C. Truyền thuyết D. Truyện cười 4. Đặt trong ngữ cảnh của đoạn trích trên, từ “ từ hôn” có nghĩa là gì? A. Không muốn có vợ B. Chia tay với các hoàng tử C. Gả công chúa D. Từ chối không kết duyên 5. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới: “ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” Nếu phải tìm một từ phù hợp để thay thế từ “ tưng bừng” ở đoạn văn trên, em sẽ chọn từ nào trong các từ dưới đây? A. Mạnh mẽ B. Đông vui C. To lớn D. Đầy đủ 6. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào của truyện? A. Người dũng sĩ B. Người thông minh, tài trí C. Người bất hạnh D. Người ngốc nghếch 7. Chi tiết thần kì trong đoạn trích trên đó là: A. Niêu cơm, binh lính B. Cây đàn, nhà vua C. Đánh nhau, lễ cưới D. Cây đàn, niêu cơm 8. Từ nào sau đây là từ láy? A. Kinh kì B. Bủn rủn C. Binh lính D. Cuối cùng 9. Nhân vật chính trong đoạn truyện trên là: A. Thạch Sanh B. Quân chư hầu C. Công chúa D. Nhà vua 10. Từ nào không phải là từ mượn tiếng Hán? A. Quân sĩ B. Chư hầu C. Nhà vua D. Hoàng tử 11. Kết thúc có hậu của truyện Thạch Sanh thể hiện qua chi tiết nào? A. Thạch Sanh giết được chằn tinh B. Thạch Sanh lấy công chúa và được lên làm vua C. Thạch Sanh cứu được công chúa D. Tiếng đàn của Thạch Sanh buộc quân sĩ 18 nước xin hàng 12. Cụm từ nào trong đoạn văn sau là cụm danh từ? “ Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.” A. Cả mấy vạn tướng lĩnh B. Quân sĩ thấy Thạch Sanh C. Dọn ra một mâm cơm D. Không muốn cầm đũa II. Tự luận: (7đ) 1. Kể tên các thể loại dân gian đã học ở học kì 1? (1đ) 2. Vẽ sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt (1đ) 3. Hãy kể về một tấm gương tốt trong học tập mà em biết. (5đ) ĐÁP ÁN: I. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/án C D A D B A D B A C B A II. Tự luận: 1. Các thể loại truyện dân gian đã học: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. (1đ) 2. Sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt: (1đ) TỪ LÁY TỪ GHÉP TỪ PHỨC CẤU TẠO TỪ TỪ ĐƠN Câu 3: Làm văn (5 điểm) *Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn kể chuyện để tạo lập văn bản. Bài viết phải cóp bố cục đầy đủ, rõ ràng, kể phải phù hợp với đời sống thực tế. Văn viết có cảm xúc, chân thực, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp * Yêu cầu cụ thể: 1) Mở bài: giới thiệu nhân vật ( anh, chị, bạn..) (0,5đ) 2) Thân bài: (3đ) - Sơ lược về nhân vật: Tên tuổi, hình dáng, tính cách ... (0,5đ) - Kể biểu hiện cụ thể về việc học tốt của nhân vật: ((2,5đ) + Cần cù, chăm chỉ + Tận dụng thời gian học tập + Phương pháp học tập + Cách khắc phục khó khăn để vươn lên học tốt 3) Kết bài: Cảm nghĩ về nhân vật. (0,5 đ) - Điểm 3 – 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên song còn một số các nội dung kể còn chung chung. - Điểm 2 – 2,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 yêu cầu trên. - Điểm 1 – 1,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên - Điểm 0 – 0,75: Có viết được vài câu kể chung chung. d. Sáng tạo: (0,5điểm) Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo.... e. Chính tả và dùng từ, đặt câu: (0,5điểm) - Điểm 0,5đ: không mắc lỗi chính tả... - Điểm 0,25đ: Mắc một số lỗi chính tả... - Điểm 0 đ: Mắc nhiều lỗi chính tả...
Tài liệu đính kèm: