Trường THCS Tân Đông CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tổ :Tự Nhiên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2015-2016 MÔN: SINH HỌC 6 Thời gian: 60 phút Nội dung kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Sáng tạo Câu 1: Các loại rễ chính - Đặc điểm của 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. Ví dụ được rễ cọc và rễ chùm Câu 2: Đặc điểm cấu tạo trong của rễ và thân non. Hiểu được đặc điểm khác nhau trong cấu tạo miền hút của rễ và cấu tạo trong của thân non. Câu 3: Cấu tạo ngoài của thân - Nêu được các bộ phận chính của thân Câu 4: Đặc điểm bên ngoài của lá. Ví dụ được về lá đơn, lá kép. Câu 5: Quang hợp của cây Giải thích phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng để cây quang hợp tốt, chế tạo được chất hữu cơ nuôi cây. Câu 6: Hiện tượng thoát hơi nước cùa cây Thiết kế được thí nghiệm phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát hơi qua lá. Tổng số câu: 6 2 1 2 1 Tổng số điểm:10 3 điểm 3 điểm 3 điểm 1 điểm Tỉ lệ % = 100% 30% 30% 30% 10% GVBM Lê Thị Mai Trường THCS Tân Đông CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tổ :Tự Nhiên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2015-2016 MÔN: SINH HỌC 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: Có những loại rễ chính nào?. Nêu đặc điểm và cho ví dụ. ( 2 điểm). Câu 2: So sánh điểm khác nhau giữa cấu tạo trong của thân non và cấu tạo miền hút của rễ? (3 điểm) Câu 3: Thân cây gồm những bộ phận chính nào? (1 điểm). Câu 4: Cho ví dụ về lá đơn, lá kép?. (1 điểm) Câu 5: Vì sao phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng? ( 2 điểm) Câu 6: Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh : “Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra môi trường ngoài bằng hiện tượng thoát hơi nước qua lá.” (1điểm) GVBM Lê Thị Mai Trường THCS Tân Đông CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tổ :Tự Nhiên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2015-2016 MÔN: SINH HỌC 6 Thời gian: 60 phút Câu Nội dung Điểm 1 Có 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm. + Rễ cọc: Có một rễ cái to khỏe đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa. Ví dụ: Cây bưởi, cây bàng,.. + Rễ chùm: gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm.Ví dụ: Cây hành, cây lúa,.. 0,5điểm 0,75điểm 0,75điểm 2 Bộ phận Cấu tạo miền hút của rễ Cấu tạo trong của thân non Biểu bì Thịt vỏ Bó mạch -Có lông hút -Tế bào không có chứa chất diệp lục - Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau -Không có lông hút. - Một số tế bào có chứa chất diệp lục - Mạch rây và mạch gỗ xếp thành vòng: Mạch rây vòng ngoài, mạch gỗ vòng trong. 1điểm 1điểm 1điểm 3 - Lá đơn : Lá mít, lá bàng, - Lá kép: Lá hoa hồng, lá cao su, lá nhãn,.. 0,5điểm 0,5điểm 4 Thân cây gồm 4 bộ phân chính: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. 1điểm 5 Vì cây chỉ quang hợp khí có ánh sáng, có ánh sáng thì cây sẽ quang hợp tốt, chế tạo được chất hữu cơ để nuôi cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu không cung cấp đủ ánh sáng thì cây không thể quang hợp, không có chất hữu cơ để nuôi cây, cây sinh trưởng và phát triển chậm, có thể bị chết. 2 điểm 6 -Lấy 2 lọ thủy tinh, đỗ nước với lượng nước bằng nhau. Cho vào lọ A một cây có đủ rễ, thân, lá. Còn lọ B cho vào một cây chỉ có rễ, thân mà không có lá. Để 2 cây ra ngoài nắng. Sau khoảng hai giờ mực nước lọ A giảm hơn so với B. Chứng tỏ, cây có lá có sự thoát hơi nước, cây không có lá không có sự thoát hơi nước. 1điểm GVBM Lê Thị Mai
Tài liệu đính kèm: