Đề thi giáo viên giỏi cấp trường Lịch sử lớp 12 - Mã đề 357 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Quế Võ số 3

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên giỏi cấp trường Lịch sử lớp 12 - Mã đề 357 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Quế Võ số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường Lịch sử lớp 12 - Mã đề 357 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Quế Võ số 3
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 3
ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
 Năm học 2016 - 2017
Môn Lịch sử 
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề) 
(50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 357
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD .............................
Câu 1: Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945-1946 là gì?
A. Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.
B. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới.
C. Thành lập chính phủ chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản.
Câu 2: Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kì
A. 2008 - 2009	B. 2010 - 2011	C. 2009 - 2010	D. 2007 - 2008
Câu 3: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong hiệp định Giơ-ne-vơ?
A. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7 – 1956.
B. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa 
bình.
C. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập.
 thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.
D. Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người đã ký kết và những người kế tục 
 nhiệm vụ của họ.
Câu 4: Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển vừa là
A. thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.
B. trách nhiệm của các nước đang phát triển.
C. trách nhiệm của các nước phát triển hiện nay.
D. nhiệm vụ chung của toàn nhân loại khi bước vào thế kỉ XXI.
Câu 5: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam vì
A. chứng tỏ sức mạnh của liên minh công- nông là hai lực lượng nòng cốt của cách mạng để giành thắng lợi.
B. chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam.
C. đã tập hợp được tất cả lực lượng cách mạng của cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo ra sức mạnh tổng hợp.
D. là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời đại mới.
Câu 6: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu cơ bản gì thể hiện sự cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu?
A. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế.
B. Thế cân bằng về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh về hạt nhân nói riêng.
C. Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng.
D. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ.
Câu 7: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
B. Các nước Châu Á đã giành được độc lập.
C. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NIC).
D. Là thành viên của tổ chức ASEAN.
Câu 8: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược?
A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.	
B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận “Điện Biên Phủ” trên không năm 1972.	
D. Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 9: Cuộc hành quân lớn nhất của Mĩ trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966- 1967 là cuộc hành quân nào?
A. Atơnbôrơ.	B. GianXơn Xity.
C. Xêđanphôn.	D. Cuộc hành quân ánh sáng sao.
Câu 10: Với Hiệp ước nào triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A. Giáp Tuất.	B. Hắcmăng.	C. Nhâm Tuất.	D. Patơnốt.
Câu 11: Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mỹ latinh đã được mệnh danh là
A. "Hòn đảo tự do".	B. "Lục địa mới trỗi dậy".
C. "Đại lục trỗi dậy".	D. "Lục địa bùng cháy".
Câu 12: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
B. một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.
C. một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: XHCN và TBCN
D. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
Câu 13: Từ ngày 10 đến ngày 22/10/1950 Pháp đã rút khỏi những vị trí nào trên con đường số 4?
A. Thất Khê, Chiêm Hóa, Đại Thị, Nghĩa Lộ, Lộc Bình.
B. Tiên Yên, Na Sầm, Lạng Sơn, An Châu, Đình Lập, Bắc Cạn.
C. Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng sơn, Lộc Bình, Đình Lập, An Châu
D. Thất Khê, Đông Khê, Đồng Đăng, Lộc Bình, Điện Biên.
Câu 14: “ Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”. Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào?
A. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).
C. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau hội nghị trung ương lần thứ 8.
D. Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).
Câu 15: “Bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công”. Câu nói trên được nêu ra trong hội nghị nào?
A. Hội nghị lần thứ 15 của Đảng (01-1959).
B. Hội nghị Bộ Chính trị ( 30-9 đến 7-10-1973).
C. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (18-12-1974 đến 8-01-1975).
D. Hội nghị lần thứ 21 của Đảng (7-1973).
Câu 16: “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa”. Đó là Nghị quyết nào của Đảng ta?
A. Hội nghị Bộ chính trị (30-9 đến 7-10-1974).
B. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng họp từ 8-12-1974 đến 8-01-1975.
C. Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng(7-1973)
D. Nghị quyết của Bộ chính trị ngày 25-03-1975.
Câu 17: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX là
A. gây chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam.
B. củng cố hoà bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
C. mở rộng sự hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
D. bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô.
Câu 18: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích
A. giúp đất nước phát triển kinh tế.
B. mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
C. xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
D. tìm hiểu cuộc sống của những người lao động ở nước ngoài.
Câu 19: Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam (7/5/1954) đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc của nước nào ở châu Phi?
A. Tuynidi.	B. Angiêri.	C. Angôla.	D. Ai Cập.
Câu 20: Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Việt Nam là gì?
A. Tập hợp được đội quân chính trị đông đảo từ thành thị đến nông thôn.
B. Tư tưởng Mác – Lênin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến sâu rộng.
C. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng.
D. Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 21: Với thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?
A. Chiến dịch Hoà Bình 1952.	
B. Chiến dịch Quang Trung 1951.
C. Chiến dịch Việt Bắc 1947.	
D. Chiến dịch Biên Giới 1950.
Câu 22: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Đó là lời nói của
A. Tổng Bí thư Trường Chinh.	B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Bí thư thứ nhất Lê Duẩn.	D. Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Câu 23: Những triều đại phong kiến nào ở nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII được xây dựng lên từ các cuộc khởi nghĩa?
A. Hồ - Lê Sơ.	B. Lý - Trần.	C. Lê Sơ - Tây Sơn.	D. Tây Sơn - Nguyễn.
Câu 24: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.	B. Khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.	D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 25: “ Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu của Mỹ?
A. Chính sách thực lực.	B. Bên miệng hố chiến tranh.
C. Ngăn đe thực tế.	D. Phản ứng linh hoạt.
Câu 26: Cho biết mục tiêu đấu tranh trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1919- 1926 ?
A. Chống bọn tư bản Pháp nắm độc qưyền xuất cảng lúa gạo.
B. Đòi một số quyền lợi về kinh tế và các quyền tự do dân chủ.
C. Đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).
D. Thành lập Đảng Lập hiến tập hợp lực lượng quần chúng chống Pháp.
Câu 27: Chiến thắng nào đã ghi dấu ấn sâu sắc nhất về sự đánh bại quân Mãn Thanh xâm lược?
A. Chi Lăng - Xương Giang.	B. Ngọc Hồi - Đống Đa.
C. Rạch Gầm - Xoài Mút.	D. Bạch Đằng.
Câu 28: Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ 1926-1929 có ý nghĩa như thế nào đối vớí việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Phong trào phát triển mạnh mẽ có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc có sức thu hút các lực lương xã hội khác tham gia thành lập Đảng Cộng sản.	
B. Phong trào công nhân càng lên cao ý thức giai cấp càng rõ rệt và giai cấp công nhân trưởng thành nhanh chóng khi Đảng Cộng sản ra đời 1930.
C. Phong trào công nhân phát triên cùng với sự tăng nhanh của các cuộc bãi công, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá và Đảng Cộng sản ra đời.	
D. Là nhân tố tích cực thúc đẩy việc hình thành các tổ chức cộng sản, để đến đầu năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 29: Ở thế kỉ XVI-XVIII, hệ tư tưởng nào vẫn giữ vị trí thống trị trong xã hội?
A. Thiên chúa giáo.	B. Phật giáo.	C. Nho giáo.	D. Đạo giáo.
Câu 30: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.” Đó là nội dung của
A. Tuyên ngôn độc lập.	
B. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.	
D. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
Câu 31: Trần Dân Tiên viết: “việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Sự kiện nào sau đây phản ánh điều đó?
A. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/ 1925).
B. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925).
C. Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu (6/1924).
D. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).
Câu 32: Kết qủa lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?
A. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp 
đông đảo.
B. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch.
C. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.
D. Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ( 20 – 12 – 1960 ).
Câu 33: Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai là
A. thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
B. tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ.
C. sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
D. đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
Câu 34: Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm nguỵ mà diệt”?
A. Chiến thắng Vạn Tường.	B. Chiến thắng Ấp Bắc.
C. Chiến thắng Bình Giã.	D. Chiến thắng Ba Gia.
Câu 35: Ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Tám 1945 là
A. chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
B. người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
C. lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.
D. đem lại độc lập tự do cho dân tộc và cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới.
Câu 36: Hãy xác định tên của viên tướng Pháp đã đề ra kế họach tấn công Việt Bắc 1947
A. Rơve.	B. Bôlaec.	C. Đơlát đơ Tátxinhi	D. Đácgiăngliơ.
Câu 37: Nội dung chủ yếu của các học thuyết Phucưđa (1977) và Kaiphu là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác đến phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
C. tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
D. coi trọng quan hệ Tây Âu.
Câu 38: Hãy cho biết câu nói sau đây của ai: “ lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh . . .”
A. Trường Chinh.	B. Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
C. Phạm Văn Đồng.	D. Võ Nguyên Giáp.
Câu 39: Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979
A. hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.
B. giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ.
C. đối đầu căng thẳng.
D. chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.
Câu 40: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930- 1931 là
A. “Giải phóng dân tộc” và “ tịch thu ruộng đất của đế quốc việt gian”.
B. “ Tự do dân chủ” và “ cơm áo hòa bình”.
C. “ Độc lập dân tộc” và “ Ruộng đất dân cày”.
D. “ Chống đế quốc” và “ Chống phát xít, chống chiến tranh”.
Câu 41: Đâu là trận đánh thủy chiến oanh liệt nhất nước ta thế kỉ XVIII?
A. Rạch Gầm- Xoài Mút.	B. Vạn Kiếp.
C. Bạch Đằng.	D. Hải Phòng.
Câu 42: Cuộc cách mạng màu sắc tư sản vào cuối thế kỉ XIX đã đưa quốc gia nào phát triển thành một nước đế quốc trong thế kỉ XX?
A. Nhật Bản.	B. Trung Quốc.	C. Thái Lan.	D. Ấn Độ.
Câu 43: Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của đế quốc Pháp có những điểm gì mới?
A. Cướp đoạt toàn bộ rụông đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.
B. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
C. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng.
D. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.
Câu 44: Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triền của phong trào công nhân?
A. Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác.
B. Đánh dấu tư tưởng Cách mạng tháng Mười mới được giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu.
C. Vì sau cuộc bãi công của công nhân Ba son có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân Chợ Lớn, Nam Định, Hà Nộitổng bãi công.
D. Vì đã ngăn cản được tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung quốc.
Câu 45: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Đoạn văn trên được trích dẫn từ
A. Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch.
C. Thư của Hồ Chủ Tịch gởi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa.
D. Lời “Hịch” của Mặt trận Việt Minh.
Câu 46: Tờ báo nào dưới đây không phải là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919- 1925?
A. Tiếng dân.	B. An Nam trẻ.	C. Dân chúng.	D. Người nhà quê.
Câu 47: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đạt được thành tựu nào là quan trọng nhất?
A. Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
B. 1972, sản lượng công nghiệp tăng 321 lần.
C. 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Câu 48: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo” là câu nói của ai?
A. Trần Thủ Độ.	B. Hồ Nguyên Trừng.	C. Trần Nguyên Hãn.	D. Trần Bình Trọng.
Câu 49: Nội dung nào không đúng với mục đích của Tuyên bố Băng Cốc (8/1967)?
A. Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác về lĩnh vực.
B. Mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
C. Tạo ra khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
D. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội của khu vực Đông Nam Á.
Câu 50: Cách mạng tháng hai thắng lợi ở nước Nga xuất hiện tình trạng chính trị như thế nào?
A. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
B. Hai chính quyền song song tồn tại.
C. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.
D. Nhiều Đảng phái nổi dậy chống phá cách mạng.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docMĐ 357.doc