Đề thi giáo viên giỏi cấp trường Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Quế Võ số 3

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên giỏi cấp trường Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Quế Võ số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Quế Võ số 3
Mã đề thi 132
 SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 3
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
 Năm học: 2016 – 2017
 Môn thi: GDCD
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
( 50 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các
A. quy tắc kỷ luật lao động.	B. quy tắc quản lý nhà nước.
C. nguyên tắc quản lý hành chính.	D. quy tắc quản lý xã hội.
Câu 2: Danh dự là gì?
A. Danh dự là toàn bộ phẩm giá của con người được xã hội coi trọng.
B. Danh dự là toàn bộ giá trị làm người của một con người.
C. Danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.
D. Danh dự là sự tự trọng của mỗi người.
Câu 3: Khi nói về cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ý kiến nào là đúng nhất về cạnh tranh trong các ý sau?
A. Cạnh tranh là cuộc đấu tranh giữa ngành này với ngành khác.
B. Cạnh tranh là cuộc đấu tranh giữa các ông chủ sản xuất.
C. Canh tranh là cuộc đấu tranh giữa những người sản xuất với người tiêu dùng.
D. Cạnh tranh là cuộc đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế.
Câu 4: Khẳng định nào đưới đây là đúng về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Mọi công dân đều được hưởng quyền học tập như nhau.
B. Mọi công dân đều có nghĩa vụ lao động và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc như nhau.
C. Mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
D. Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế như nhau.
Câu 5: Nước nào tiến hành công nghiệp hóa đầu tiên trên thế giới?
A. Hà Lan.	B. Pháp.	C. Anh.	D. Đức
Câu 6: Mục đích của khiếu nại là
A. nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm.
B. nhằm phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của người khiếu nại.
C. nhằm báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của họ.
D. nhằm đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính đối với người khiếu nại.
Câu 7: Quy luật giá trị tác động như thế nào đến nền kinh tế?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng xuất lao động tăng lên; phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất.
B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng xuất lao động tăng lên.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng xuất lao động tăng lên; phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải đặc điểm của hoạt động thực tiễn?
A. Hoạt động vật chất có mục đích.	B. Hoạt động nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội.
C. Hoạt động có mục đích.	D. Hoạt động mang tính lịch sử, xã hội.
Câu 9: Tình huống: Nguyễn văn A sinh viên trường đại học X, rủ B là bạn cùng lớp đi ăn trộm. Hai người cùng vào một cửa hàng quần áo, A thử quần và lấy trộm một cái, B sợ nên không lấy cái nào.
Câu hỏi: Hành vi của B có trái pháp luật không? Nếu có thì hành vi đó là hành động hay không hành động?
A. Không trái pháp luật vì B chưa lấy trộm cái gì.
B. Có trái pháp luật – Không hành động.
C. Không trái pháp luật vì B không hành động.
D. Có trái pháp luật – Hành động.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây được coi là thực hiện luật giao thông đường bộ?
A. Dừng xe máy trước đèn đỏ.	B. Đi xe máy trên đường phố.
C. Đi bộ trên đường.	D. Trẻ em ngồi sau xe máy.
Câu 11: Bình đẳng trong kinh doanh được hiểu là gì?
A. Doanh nghiệp nhà nước được hưởng ưu đãi hơn doanh nghiệp tư nhân.
B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật
C. Mọi công dân đều được tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
D. Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh.
Câu 12: Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa anh chị, em?
A. Chỉ anh cả mới có nghĩa vụ nuôi dưỡng em.
B. Em không có nghĩa vụ gì đối với anh chị.
C. Anh chị, em chỉ có bổn phận thương yêu, giúp đỡ nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
D. Anh chị, em có nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
Câu 13: Khi nói về chất của sự vật. Những khẳng định nào dưới đây là đúng?
Không có chất thuần túy tồn tại bên ngoài sự vật.
Chỉ có sự vật có chất mới tồn tại. 
Quá trình phát triển của sự vật là quá trình chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng sang sự thay đổi về chất và ngược lại.
(4) Thuộc tính của sự vật bộc lộ thông qua sự tác động giữa các sự vật.
A. (1), (2), (3).	B. (1), (3), (4).	C. (1), (2), (4).	D. (2), (3), (4).
Câu 14: Người có quyền tố cáo là
A. mọi công dân.
B. mọi cá nhân, tổ chức.
C. mọi cơ quan, tổ chức.
D. mọi cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền.
Câu 15: Sức lao động là gì?
A. Là khả năng lao động được tiêu dùng trong sản xuất.
B. Là toàn bộ thể lực và trí lực trong một con người đang sống và được vận dụng để sản xuất ra sản phẩm.
C. Là hoạt động có mục đích của con người để tạo ra của cải vật chất.
D. Là tài năng và trí tuệ của con người.
Câu 16: Nước ta muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát triển nhanh và bền vững thì phải làm gì?
A. Có chính sách dân số hợp lí.	B. Khuyến khích tăng dân số.
C. Giảm nhanh việc tăng dân số.	D. Thực hiện chính sách di dân.
Câu 17: Anh A lái xe thuê cho ông B, do vượt đèn đỏ nên gây tai nạn, làm chết một người đi đường. Trong trường hợp này ông B phải chịu trách nhiệm gì?
A. Dân sự	B. Không phải chịu trách nhiệm.
C. Hình sự	D. Hành chính.
Câu 18: Trên thị trường mối quan hệ giữa giá cả và giá trị hàng hóa được biểu hiện như thế nào?
A. Giá cả hàng hóa luôn thấp hơn giá trị của nó.
B. Giá cả hàng hóa luôn cao hơn giá trị của nó.
C. Giá cả hàng hóa lên xuống luôn xoay quanh trục giá trị của nó.
D. Giá cả hàng hóa bằng với giá trị của nó.
Câu 19: Luận điểm nào sau đây là sai về phủ định biện chứng?
A. Phủ định biện chứng là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong của sự vật.
B. Phủ định biện chứng giữ lại và cải biến những yếu tố thích hợp của cái cũ.
C. Phủ định biện chứng không đơn giản là xóa bỏ cái cũ.
D. Phủ định biện chứng là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên ngoài của sự vật.
Câu 20: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Chồng chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
B. Chồng có quyền quyết định đối với tài sản chung, có giá trị lớn của gia đình.
C. Vợ có bổn phận làm công việc nội trợ gia đình, chăm sóc, giáo dục con cái.
D. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
Câu 21: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu như thế nào?
A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật.
B. Mọi tổ chức tôn giáo đều được pháp luật bảo hộ.
C. Các tôn giáo lớn ở Việt Nam được Nhà nước quan tân nhiều hơn.
D. Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tự do.
Câu 22: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:
A. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
B. các dân tộc được Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng.
C. các dân tộc được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ.
D. các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện phát triển.
Câu 23: Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Bảo vệ uy tín thương hiệu.	B. Bảo vệ tài sản của công dân.
C. Bảo vệ môi trường.	D. Cải tiến kĩ thuật.
Câu 24: Từ góc độ Triết học, “ phương pháp luận” được hiểu là gì?
A. Hệ thống các phương pháp chỉ đạo việc tìm và sử dụng phương pháp.
B. Khoa học về phương pháp và những phương pháp nghiên cứu.
C. Tổng hợp phương pháp, cách thức tìm tòi của một ngành khoa học cụ thể.
D. Sự vận dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau để đạt mục đích.
Câu 25: Theo Bộ luật Hình sự 2015, trộm, cắp lần đầu bao nhiêu tiền thì vi phạm hình sự?
A. Từ 500 nghìn đồng trở lên.	B. Từ 5 triệu đồng trở lên.
C. Từ 1 triệu đồng trở lên.	D. Từ 2 triệu đồng trở lên.
Câu 26: Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải làm gì?
(1) Tự nhận thức đúng những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, đối chiếu với các chuẩn mực xã hội.
(2) Lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân theo từng mốc thời gian cụ thể.
 Luôn tìm người có thể hỗ trợ để giúp đỡ mình và thực hiện theo sự giúp đỡ của người đó.
(4) Có quyết tâm thực hiện và biết tìm kiếm sự giúp đỡ của những người tin cậy.
A. (2), (3), (4).	B. (1), (2), (3).	C. (1), (3), (4).	D. (1), (2), (4).
Câu 27: Khi cung lớn hơn cầu, nhà sản xuất sẽ làm gì?
A. Tiếp tục duy trì mức sản xuất như hiện tại.
B. Xác định hàng hóa trên thị trường bán ra.
C. Mở rộng quy mô sản xuất.
D. Thu hẹp quy mô sản xuất, chuyển sang mặt hàng khác.
Câu 28: Khi yêu cầu vợ mình phải sinh được con trai để nối dõi tông đường. Người chồng đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. tài sản.	B. thân nhân.	C. nhân thân.	D. hôn nhân.
Câu 29: Ưu điểm của kinh tế hàng hóa là gì?
A. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người.
B. Khai thác lợi thế của các quốc gia.
C. Nâng cao giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. Nâng cao giá trị của hàng hóa.
Câu 30: Trong các câu sau, câu nào thể hiện yếu tố siêu hình?
A. Tiến lên phía trước rồi quay trở lại điểm ban đầu.
B. Theo quan niệm của Issac Newton, Thượng đế ban cho vũ trụ “ cái hích ban đầu” để nó làm việc và chỉ sau đó, các thiên thể mới bị cuốn vào guồng chuyển động vĩnh cửu.
C. Đố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió thôi đừng rung cây.
D. Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.
Câu 31: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì:
(1) Vi phạm quy tắc đạo đức.
(2) Vi phạm pháp luật hình sự.
(3) Vi phạm pháp luật hành chính.
(4) Phải chịu trách nhiệm hình sự.
(5) Bị xử phạt vi phạm hành chính.
(6) Bị dư luận xã hội lên án.
Các câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (4), (5)	B. (2), (3), (4), (5)	C. (1), (2), (4), (6)	D. (1), (3), (5), (6)
Câu 32: Vì sao văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội?
A. Văn hóa tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần.
B. Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần.
C. Văn hóa khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người.
D. Văn hóa khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần.
Câu 33: Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, pháp luật có vai trò gì?
A. Trừng trị nghiêm khắc mọi hành vi xâm hại đến môi trường.
B. Ngăn ngừa, hạn chế tác hại của con người đến môi trường, nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
C. Bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư.
D. Bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai.
Câu 34: Khi nói về quyền phát triển của công dân. Khẳng định nào đưới đây là đúng?
 A. Công dân có quyền khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm công trình khoa học.
B. Công dân có quyền học không hạn chế, học thường xuyên, học suốt đời.
C. Công dân được sống trong môi trường xã hội có lợi cho sự phát triển toàn diện.
D. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
Câu 35: Trong thế giới vô cơ, sự phát triển biểu hiện như thế nào?
A. Điều chỉnh hoạt động của cơ thể cho phù hợp với môi trường sống.
B. Sự hoàn thiện của cơ thể thích ứng tốt hơn với sự biến đổi của môi trường.
C. Sự tác động qua lại giữa các kết cấu vật chất trong điều kiện nhất định làm nảy sinh các hợp chất mới.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 36: Người có hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm gì ?
A. Trách nhiệm hình sự hoặc dân sự.	B. Trách nhiệm hình sự hoặc kỉ luật.
C. Trách nhiệm hình sự hoặc hành chính.	D. Trách nhiệm hình sự, dân sự hoặc kỉ luật.
Câu 37: Từ năm 1945 đến nay, nước ta đã ban hành 5 bản Hiến pháp, đó là
A. Hiến pháp 1945; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980; Hiến pháp 1992; Hiến pháp 2013.
B. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980; Hiến pháp 1992; Hiến pháp 2013.
C. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1954; Hiến pháp 1980; Hiến pháp 1992; Hiến pháp 2013.
D. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1954; Hiến pháp 1975; Hiến pháp 1992; Hiến pháp 2013.
Câu 38: Việc cha mẹ bắt con cái phải thi vào các trường đại học theo ý cha mẹ là vi phạm quyền gì trong các quyền dưới đây?
A. Quyền học tập .
B. Quyền phát triển.
C. Quyền sáng tạo.
D. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
Câu 39: Công an bắt, giam giữ người trong trường hợp nào sau đây thì không trái pháp luật?
(1) Đang cãi nhau, to tiếng và xô xát nhẹ.
(2) Đang đánh người gây thương tích nặng.
(3) Đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
(4) Người bị nghi là tội phạm.
A. (3), (4).	B. (1), (3).	C. (2), (3).	D. (1), (2).
Câu 40: Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa công ty Minh Anh và bà H là chủ nhà, bà H đã tự tiện khóa trái cửa nhà lại, giam lỏng hai nhân viên của công ty gần 4 tiếng đồng hồ, sau đó họ mới được giải thoát nhờ sự can thiệp của công an phường.
 Vậy, trong trường hợp này bà H đã vi phạm quyền gì của hai nhân viên công ty trên?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe của công dân.
Câu 41: Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là gì?
A. Quan hệ giữa hàng và tiền.	B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
C. Tổng chi phí và lợi nhuận.	D. Tổng chi phí để sản xuất hàng hóa.
Câu 42: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là
A. trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.
B. công an có thể bắt người nếu nghi là tội phạm.
C. trong trường hợp phạm tội quả tang thì ai cũng có quyền bắt.
D. trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 43: Cướp, giật tài sản là hành vi vi phạm
A. hình sự.	B. kỉ luật.	C. hành chính.	D. dân sự.
Câu 44: Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong những lĩnh vực nào?
A. Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị.
C. Trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa.
D. Trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục.
Câu 45: Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là
A. mọi công dân đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.
B. mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ theo nhu cầu để phát triển toàn diện.
C. mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển năng khiếu.
D. mọi công dân phải được đào tạo đầy đủ các trình độ để phát triển đất nước.
Câu 46: Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là gì?
(1) Tự do, tự nguyện, không trái pháp luật. 
(2) Bình đẳng , không trái thỏa ước lao động tập thể.
(3) Các bên đều có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
(4) Giao ước trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động.
A. (1),(3),(4)	B. (1),(2),(3)	C. (2),(3),(4)	D. (1),(2),(4)
Câu 47: Quyền bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lí- chính trị quan trọng để
A. thực hiện cơ chế “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
B. hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước.
C. nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước.
D. nhân dân thực thi hình thức dân chủ trực tiếp.
Câu 48: Quy luật giá trị là
A. quy luật kinh tế chung của mọi xã hội.
B. quy luật cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
C. quy luật kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
D. quy luật riêng của chủ nghĩa tư bản.
Câu 49: Hành vi nào dưới đây không thuộc nhóm hành vi tham nhũng?
A. Lấy trộm tài sản của cơ quan.
B. Tham ô tài sản của nhà nước.
C. Thủ quỹ chiếm đoạt 10 triệu đồng của cơ quan.
D. Nhận hối lộ.
Câu 50: Nhà máy K chuyên sản xuất giầy xuất khẩu, đã chủ động xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lí chất thải theo tiêu chuẩn môi trường, được quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. 
 Trong trường hợp này, nhà máy K đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luât.	B. Thi hành pháp luật.	C. Tuân thủ pháp luật.	D. Áp dụng pháp luật.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • doc2016-17_GDCD_132.doc