Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường - Năm học 2013-2014 - Trường TH Tân Lộc

doc 7 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 22/07/2022 Lượt xem 231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường - Năm học 2013-2014 - Trường TH Tân Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường - Năm học 2013-2014 - Trường TH Tân Lộc
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG TH TÂN LỘC
(Đề thi có hai trang)
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2013 – 2014
PHẦN THI: LÝ THUYẾT
(Dành cho giáo viên dạy văn hóa)
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)
Phần thứ nhất: HIỂU BIẾT CHUNG. (30 phút)
Câu 1: (4,0 điểm)
	Anh (chị) hãy nêu mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
Câu 2: (4,0 điểm)
a. Anh (chị) hãy cho biết việc đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học hiện hành căn cứ vào văn bản hướng dẫn nào? Hãy nêu trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức thực hiện đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
b, Căn cứ vào Hướng dẫn về đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, anh (chị) hãy xếp loại giáo dục, xét khen thưởng, khen thưởng từng mặt, xét lên lớp, xét hoàn thành chương trình tiểu học cho 4 học sinh lớp 5 có kết quả học tập, rèn luyện cuối năm học như sau:
STT
Tên học sinh
HK
Môn đánh giá bằng điểm số
Tự chọn
Môn đánh giá bằng nhận xét
Xếp loại giáo dục
Xét Lên lớp
Khen thưởng từng mặt
Khen thưởng
Hoàn thành chương trình TH
Toán
TV
K
LS
ĐL
Tiếng Anh
ĐĐ
AN
KT
MT
TD
1
Tiểu
Đ
 9
 9
 8
 8
 9
7
A
A
A
A
A
2
Học
Đ
9
9
10
8
 9
4
A
A
A
A
A
3
Tân
Đ
 8
 5
 9
 8
 9
10
A
A
A
A+
A
4
Lộc
Đ
 7
 8
 8
 7
 7
5
A
A
A
A
A
Câu 3: (2,0 điểm)
 Đồng chí hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc nâng cao chất lượng học sinh ở lớp mình phụ trách.
Phần thứ hai: KIẾN THỨC, PHƯƠNG PHÁP MÔN TIẾNG VIỆT (60 phút)
	Câu 1. Tìm danh từ, động từ, tính từ (nếu có)trong câu văn sau:
Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín, béo cái béo của trứng gà, ngọt vị ngọt của mật ong già hạn.
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) trong các câu sau:
Dưới ánh sáng lờ mờ của trăng hạ tuần, giữa mặt hồ yên ắng, một chiếc thuyền nhỏ lửng lờ trôi. Mái chèo khua nhẹ trên mặt nước.
Lững lờ trôi những đám mây trắng ngần.
Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.
Câu 3. Phát hiện lỗi và sửa lỗi cho các câu văn sau:
Nếu đội nào thắng sẽ giành quyền vào vòng tứ kết.
(Trích VTV)
 b. Cứ tiếp tục đánh Pháp cho tới ngày toàn thắng.
(Báo Văn Nghệ, số 5-6/7/2000)
 c. Cái làng nhỏ quê mùa ven sông tấp nập thuyền ghe.
(Văn Nghệ Trẻ, số 5,6.7/2/2000)
Câu 4. Trong bài Mùa xuân đến, nhà văn Nguyễn Kiên viết:
	“Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm...”
 a) Bằng hiểu biết của mình đồng chí hãy nhận xét về cách dùng từ, đặt câu và sử dụng biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn trên.
 b) Nêu vắn tắt các bước hướng dẫn học sinh lớp 5 nhận xét về cách dùng từ, đặt câu và sử dụng biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn trên.
Phần thứ ba: KIẾN THỨC, PHƯƠNG PHÁP MÔN TOÁN (60 phút).
(Giải các bài toán sau theo các phương pháp giải toán tiểu học).
Bài 1. 
 a, Tính: 3,125 + 2,075 x 2 
 b, Không quy đồng tử số hoặc mẫu số, hãy so sánh các phân số sau:
 và và và (với a>10)
Bài 2. Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 500m, chiều rộng kém chiều dài 220m. Người ta sử dụng diện tích khu đất để trồng cây ăn quả, phần đất còn lại để trồng hoa. Hỏi diện tích đất trồng hoa còn lại bằng bao nhiêu héc –ta ?
Bài 3. Một ô tô và một xe máy khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Ô tô đi từ A với vận tốc 48,5 km/giờ, xe máy đi từ B với vận tốc 33,5 km/giờ. Sau 1 giờ 30 phút ô tô và xe máy gặp nhau tại C. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét ?
Bài 4. Bố nói: “9 năm trước tuổi con bằng tuổi bố, 27 năm sau nữa thì tuổi con bằng tuổi bố.” Hãy tính tuổi bố, tuổi con hiện nay.
Bài 5. Tính giá trị biểu thức:
A = 
Ghi chú: 
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu, điện thoại, máy nhắn tin, trao đổi bài trong phòng thi. 
––––––––––––––– Hết ––––––––––––––
TRƯỜNG TH TÂN LỘC
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần thứ nhất: HIỂU BIẾT CHUNG
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Mục đích ban hành chuẩn
(4đ)
1. Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở các khoa, trường cao đẳng, đại học sư phạm.
1 
2. Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đầu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
1 
3. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên hằng năm, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học.
1
4. Làm cơ sở để đề xuất nâng ngạch đối với giáo viên tiểu học có kết quả cao về năng lực nghề nghiệp nhưng bằng cấp chưa tương ứng với quy định của ngạch.
1
Câu 2
(4đ)
 a, Việc đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học hiện hành căn cứ vào Thông tư số 32 /2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
0.5
 b, Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
1. Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định.
0.5
2. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực từng môn học, xếp loại giáo dục của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của từng học sinh.
0.5
3. Hoàn thành hồ sơ về đánh giá, xếp loại học sinh; có trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp trên, hoặc lớp dưới trong việc nghiệm thu, bàn giao và tiếp nhận kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
1
 c. Xếp loại giáo dục, xét khen thưởng, khen thưởng từng mặt, xét lên lớp, xét hoàn thành chương trình tiểu học đúng 
2
Câu 3
(2đ)
1. Nêu được tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiêm lớp ở tiểu học và vai trò công tác chủ nhiệm trong việc nâng cao chất lượng học sinh.
1
2. Nêu suy nghĩ về thực trạng công tác chủ nhiệm và đề xuất một số giải pháp.
1
Phần thứ hai: KIẾN THỨC, PHƯƠNG PHÁP MÔN TIẾNG VIỆT
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Tìm đúng các từ sau: 
(1đ)
- Danh từ: Sầu riêng, mùi thơm, mít, cái béo, trứng gà, vị ngọt, mật ong
1
- Tính từ: thơm, chín, béo, ngọt, già
Câu 2
(3đ)
a .Dưới ánh sáng lờ mờ của trăng hạ tuần, giữa mặt hồ yên ắng, một 
 TN	 TN	
chiếc thuyền nhỏ / lửng lờ trôi. Mái chèo / khua nhẹ trên mặt nước.
 CN VN	 CN	 VN
1.5
Lững lờ trôi / những đám mây trắng ngần.
 VN CN
0.75
 c. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ , vẫn còn rõ nét.
	CN	TN	VN
0.75
Câu 4
(2 đ)
 a. Nếu đội nào thắng sẽ giành quyền vào vòng tứ kết.
(Trích VTV)
Câu này sai, vì mới chỉ có trạng ngữ và cụm động từ làm VN.
Cách chữa: thêm dấu phẩy trước cum từ và thêm CN hô ứng. Ta có: Nếu đội nào thắng, đội đó sẽ giành quyền vào vòng tứ kết.
0.6
b. Cứ tiếp tục đánh Pháp cho tới ngày toàn thắng.
(Báo Văn Nghệ, số 5-6/7/2000)
Câu này sai, vì thiếu CN.
Cách chữa: thêm CN, thay phụ từ cứ bằng phụ từ vẫn. Ta có:
Chúng ta vẫn tiếp tục đánh Pháp cho tới ngày toàn thắng
0.6
c. Cái làng nhỏ quê mùa ven sông tấp nập thuyền ghe.
(Văn Nghệ Trẻ, số 5,6.7/2/2000)
Câu trên sai, vì cấu tạo của nó mới chỉ cụm danh từ làm CN, thiếu VN.
Cách chữa:
* Cách 1: Biến định ngữ tấp nập thuyền ghe thành VN bằng cách thêm hai từ giờ luôn. Ta có: Cái làng nhỏ quê mùa ven sông giờ luôn tấp nập thuyền ghe.
* Cách 2: Thêm vị ngữ bên ngoài vào, ta có: Cái làng nhỏ quê mùa ven sông tấp nập thuyền ghe ấy đã góp phần làm nên chiến thắng của cả dân tộc.
0.8
Câu 4
(4 đ)
(3 đ) Viết được đoạn văn hoàn chỉnh. Trong đó nêu bật được các ý sau
- Đoạn văn dùng nhiều từ ngữ gợi tả:
+ Gợi tả mùi hương của hoa: nồng nàn, ngọt, thoảng qua.
+ Gợi tả đặc điểm của các loài chim: nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm. 
0,5
0,5
- Cách đặt câu ngắn gọn gây ấn tượng cho người đọc về ý diễn đạt, góp phần miêu tả không khí sôi động của vườn cây. 
1,0
- Tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá càng làm cho đoạn văn miêu tả vườn cây thêm sinh động và hấp dẫn. Đó là tác giả đã dùng những từ ngữ nói về con người để gọi các loài chim trong vườn như: thím, chú, anh, bác.
1,0
(1đ) Nêu được 5 bước vắn tắt sau:
- Đọc kĩ đề bài và đọc kĩ đoạn văn.
- Tìm hiểu về nội dung đoạn văn.
- Phát hiện biện pháp nghệ thuật.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
- Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
1
Phần thứ ba: KIẾN THỨC, PHƯƠNG PHÁP MÔN TOÁN 
Bài 1. (2đ) 
 a, (1đ) Tính đúng mỗi biểu thức cho 0.5 điểm.
 b, (1đ) So sánh đúng 1 cặp cho 0.3 điểm.
 và (so sánh với 1)
 và (so sánh với phân số trung gian hoặc ) 
 và (với a>10) (so sánh 2 mẫu số)
Bài 2 (3đ)
Bài 3. (3đ)
Câu 4: (1đ) 
Ta có sơ đồ :
9 năm trước : Tuổi con : 
 Tuổi bố :
36 tuổi
36 tuổi
27 năm nữa : Tuổi con : 
 Tuổi bố 
Cách đây 9 năm bố hơn con: 11 – 1 = 10 (lần tuổi con khi đó)
Sau đấy 27 năm bố hơn con: 2 – 1 = 1 (lần tuổi con khi đó)
Vì hiệu tuổi bố và tuổi con không đổi theo thời gian, nên ta có sơ đồ 3:
36 tuổi
Nhìn vào sơ đồ 3, ta có:
 Tuổi con cách đây 9 năm là: 36 : (10 – 1) = 4 (tuổi)
Tuổi con hiện nay là: 4 + 9 = 13 (tuổi) 
Tuổi bố hiện nay là: (4 x 11) + 9 = 53 (tuổi) 
Câu 5: (1đ)
A = 
=
* Lưu ý: Câu 4 và câu 5 là hai bài toán nâng cao để chọn GV giỏi Toán

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_vien_day_gioi_cap_truong_nam_hoc_2013_2014_truon.doc