Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Tiếng Anh - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Lý Tự Trọng (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 15/07/2022 Lượt xem 335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Tiếng Anh - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Lý Tự Trọng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Tiếng Anh - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Lý Tự Trọng (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT ĐĂKRÔNG
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2013 - 2014
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm)
a) Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Vậy chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học có mấy tiêu chuẩn, tiêu chí? Kể tên các tiêu chuẩn. Theo anh (chị) Chuẩn nào là quan trọng nhất? Vì sao?
b) Nêu các hành vi giáo viên không được làm được quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Câu 2 (3 điểm).
a) Để thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả, theo Anh (Chị) bài soạn cần đạt những yêu cầu gì ? 	
b) Anh chị hãy nêu Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm? Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm. Anh chị cần làm gì để phát huy hiệu quả phương này với đối tượng học sinh trường THCS Tà Long. 
Câu 3 (4 điểm).
	a) Để biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN cần tuân thủ các bước nào ? Nêu tóm tắt yêu cầu của các bước ?
	b) Anh chị hãy cho biết số lần kiểm tra đối với bộ môn Anh (chị) trực tiếp giảng dạy (Đúng chuyên môn đào tạo bao gồm cả chủ đề tự chọn). Anh chị sẽ xử lí thế nào nếu có 1 học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định trên?
c) Học sinh Hồ Thị Lan có điểm trung bình các môn cả năm như sau:
Toán
Văn
Lý
Hóa
Sinh
Địa
Sử
Anh
CN
GDCD
MT
ÂN
TD
8,9
8,5
8,7
8,4
8,6
9,0
8,5
4,9
8,3
8,9
Đ
Đ
Đ
Anh chị hãy xếp loại học lực cho học sinh Hồ Thị Lan
 Giám thị không giải thích gì thêm .
PHÒNG GD&ĐT ĐAKRÔNG
TRƯỜNG THCS TÀ LONG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI LÝ THUYẾT GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học 2013-2014
Câu 1 (30 điểm)
a. Chuẩn nghề nhiệp
- Chuẩn nghề nghiệp GV trung học có 6 tiêu chuẩn – 25 tiêu chí 
- Các tiêu chuẩn:	 
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. 
Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục. 
Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học. 
Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục. 
Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội. 
Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp. 	
- Chuẩn quan trọng nhất: 
- Chuẩn 1- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. 
- GV có thể có nhiều cách trả lời nhưng phải đạt được các ý cơ bản sau:
+ Như Bác Hồ đã nói: “Có Đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì trở nên vô dụng”. Đối với người GV thì đạo đức nhà giáo là điều rất quan trọng trong công tác giáo dục con người. 
+ Thầy cô giáo phải là người Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân. 
+ Vì "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý" nên đòi hỏi người thầy phải là người cao quý có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh.
+ Vì mỗi thầy cô giáo là một “Tấm gương sáng về đạo đức ” cho học sinh noi theo. Bộ GD&ĐT đưa vấn đề đạo đức lên hàng đầu.
+ Vì “Tất cả vì học sinh thân yêu”
b. Các hành vi giáo viên không được làm
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.
6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Câu 2 (30 điểm)
a. Những yêu cầu để thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả:
+ Thể hiện silide theo hệ thống kiến thức. Các thông tin có sự liên kết, dể thao tác, dể di chuyển đến các slide, menu ..
+ Tổ chức kiến thức trên một silide hợp lý. Đảm bảo tính thẩm mỹ và sư phạm (màu sắc, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh phù hợp, hấp dẫn nhưng không phân tán sự chú ý của HS)
+ Giao diện nhất quán, cấu trúc đề mục bài giảng rõ ràng
+ Sử dụng các phần mềm hổ trợ phù hợp với đặc thù bộ môn. Kích thích, động viên các giác quan của người học để ghi nhớ và xử lí thông tin
+ Tư liệu phục vụ bài giảng phù hợp, vừa phải, đưa vào đúng lúc, hiệu quả
b. Phương pháp dạy học theo nhóm
* Quy trình tổ chức hoạt động nhóm:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm (Nhiệm vụ của mỗi nhóm có thể khác nhau) 
+ Giới thiệu nhiệm vụ chung, những chỉ dẫn cần thiết
+ Phân chia nhóm
+ Xác định các nhiệm vụ của mỗi nhóm: Chỉ ra nhiệm vụ mà mỗi nhóm phải thực hiện, mục tiêu cần đạt
Bước 2: Làm việc theo nhóm
+ Sắp xếp chỗ ngồi
+ Thảo luận cách thức làm việc
+ Tiến hành thực hiện nhiệm vụ
+ Chuẩn bị báo cáo kết quả
Bước 3: Trình bày kết quả
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Gọi HS nhận xét kết quả các nhóm
+ GV hướng dẫn chốt kiến thức hoạt động
* Ưu, nhược điểm phương pháp dạy học theo nhóm
 - Ưu điểm
+ Phát huy tính tích cực, tự lực và tinh thần trách nhiệm của HS
+ Phát triển năng lực cộng tác làm việc
+ Phát triển năng lực giao tiếp, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình
+ Tăng cường sự tự tin cho HS
 - Nhược điểm
+ Tốn thời gian
+ Nếu không được luyện tập thường xuyên dễ gây ra tình trạng lộn xộn. Và nếu giáo viên tổ chức, thực hiện kém có thể sẽ dẫn đến kết quả ngược lại với mong muốn cần đạt
* Một số lưu ý khi tổ chức học sinh học tập theo nhóm:
+ GV phải nắm vững quy trình của phương pháp, phải có năng lực lập kế hoạch và năng lực tổ chức hoạt động, vận dụng linh hoạt quy trình trên.
+ Khi lập kế hoạch, giáo viên phải xác định các yêu cầu cho mỗi nhóm thật rõ ràng và phù hợp với khả năng, trình độ của HS. 
+ Trước khi học sinh hoạt động nhóm giáo viên cần nêu rõ các yêu cầu, nhiệm vụ và làm mẫu các thao tác.
+ Học sinh phải được rèn luyện thường xuyên để nắm vững các kĩ thuật làm việc cơ bản trong học tập theo nhóm.
+ Giáo viên cần lựa chọn nội dung phù hợp cho việc học tập theo nhóm. Trong một tiết không nên tổ chức quá nhiều lần hoạt động nhóm. Nhìn chung tất cả các môn học, đa số tiết giáo viên có thể vận dụng tổ chức dạy học theo phương pháp này.
Câu 3: (40 điểm)
a- Các bước biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN
Bước 1. Xác định mục đích kiểm tra
	+ Căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra
	+ Căn cứ vào chuẩn KTKN
	+ Căn cứ vào thực tế học tập của học sinh 
Bước 2. Xác định hình thức kiểm tra
	1. Đề kiểm tra tự luận;
	2. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
	3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra - Các bước cơ bản: 
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; 
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề 
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề ..... tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính số điểm và Q.Đ số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. ?
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận - Cần đảm bảo nguyên tắc: 
+ Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; 
+ Số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm-cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác; 
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu; 
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra - Gồm các bước sau:
	- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm,
	- Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề,
	- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
b. Số lần kiểm tra
* Tùy theo số tiết trong tuần của môn mà GV đưa ra số lần kiểm tra nhưng phải đảm bảo: Điểm KTđk: Được quy định trong PPCT của bộ môn
- Điểm KTtx: 
+ Môn học có từ 1 tiết trở xuống/tuần: ít nhất 2 lần
+ Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: ít nhất 3 lần
+ Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: ít nhất 4 lần
* Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0. 
c. Xếp loại học lực em Hồ Thị Lan
- Tính được điểm trung bình cả năm của em Hồ Thị Lan là 8,3
- Điểm trung bình các môn cả năm học là 8,3 nhưng do điểm trung bình năm học môn Anh dưới trung bình nên được điều chỉnh xếp loại Trung bình;
- Vì: Theo Điều 13 Thông tư số 58/2011/BGDĐT ngày 12/12/2011 quy định: Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của một môn học nào đó xếp loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại Trung bình (Tb)
4đ
6đ
5đ
5đ
10đ
10đ
10đ
5đ
5đ
20đ
10đ
10đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_vien_day_gioi_cap_truong_mon_tieng_anh_nam_hoc_2.doc