UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GD&ĐT HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC Dành cho giáo viên Tiểu học Thời gian làm bài: 120 phút ( Không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 02/02/2013 Mã số đề: 12133 Số phách: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (60điểm): 1.1. Phần hiểu biết văn bản quy định (30đ). Câu 1: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá, xếp loại: a) Dựa theo tiêu chí của học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ về yêu cầu (Gạch đầu dòng thứ 2 phần b mục 1. Điều 10- trang 7) b) Dựa trên sự tiến bộ của học sinh và xếp loại bình thường đối tượng này c) Đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh và không xếp loại đối tượng này d) Dựa vào kết quả kiểm tra 2 môn Toán, Tiếng Việt Câu 2: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, mỗi học sinh được bồi dưỡng và kiểm tra bổ sung nhiều nhất là: a) 2 lần/ 1 môn học vào thời điểm CK I và cuối năm học b) 3 lần/ 1 môn học vào thời điểm CKI , CN và sau hè c) 3 lần/ 1 môn học vào thời điểm cuối năm học hoặc sau hè ( mục 3. Điều 11 – trang 8) d) Tất cả ý trên đều sai Câu 3: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, học sinh có quyền: a) Yêu cầu giáo viên chấm lại bài KTĐK khi thấy giáo viên chấm chưa chính xác. b) Yêu cầu giáo viên trả bài KTĐK để học sinh lưu giữ. c) Nêu ý kiến và nhận được sự giải thích, hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp, của Hiệu trưởng về kết quả đánh giá xếp loại ( mục 2. Điều 17 – trang 10) d) Cả a và b đều đúng Câu 4: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, Hiệu trưởng có trách nhiệm trả lời khiếu nại của cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh về đánh giá, nhận xét, xếp loại theo phạm vi và quyền hạn của mình: a) Thời gian trả lời khiếu nại chậm nhất 7 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại b) Thời gian trả lời khiếu nại chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại ( Mục 3 Điều 15 – trang 9) c) Thời gian trả lời khiếu nại chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại d) Thời gian trả lời khiếu nại chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại Câu 5: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, đánh giá học sinh lang thang cơ nhỡ học ở các lớp linh hoạt dựa trên kết quả kiểm tra các môn: a) Toán, Tiếng Việt ( phần 2 Điều 10 – trang 7) b) Toán, Tiếng Việt, Khoa học c) Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí d) Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thể dục Câu 6: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kỹ năng sống qua việc thực hiện: a) Hai nhiệm vụ của học sinh tiểu học b) Ba nhiệm vụ của học sinh tiểu học c) Bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học d) Năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học ( Điều 4 – trang 4) Câu 7: Thông tư số 39/2009/TT-BGDDT ngày 29 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Mục tiêu giáo dục hoà nhập là gì ? a) Mọi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đều được học tập bình đẳng trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, b) Mọi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đều được giáo dục các kĩ năng sống, học văn hoá, hướng nghiệp, học nghề để hoà nhập cộng đồng. c) Mọi trẻ em được nhận một nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh sống, nhu cầu và khả năng học tập trong các giai đoạn phát triển của trẻ. d) Cả 3 ý trên. Câu 1: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, các môn học đánh giá bằng nhận xét thì căn cứ vào: a) Bài kiểm tra định kỳ b) Bài kiểm tra thường xuyên c) Các nhận xét trong quá trình học tập ( phần a mục 2 Điều 8- trang 6) d) Cả 3 ý trên Câu 2: Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, xếp loại học lực môn đối với các môn đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét gồm các loại: a) Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu ( Ý b mục 1 Điều 9). b) Giỏi, Khá, TB, Yếu, Kém c) Hoàn thành (A) ; Chưa hoàn thành (B) d) Hoàn thành (A); Hoàn thành tốt (A + ) và chưa hoàn thành (B) Câu 1: Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; theo anh (chị) ai là người ra Quyết định Thành lập Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học ? a) Thành lập ban chỉ đạo cấp trường do Trưởng Phòng GD&ĐT quyết định. b) Thành lập ban chỉ đạo cấp trường do Hiệu trưởng quyết định Thành lập ban chỉ đạo cấp trường do Bộ trưởng BGD&ĐT quyết định c) Thành lập ban chỉ đạo cấp trường do Chủ tịch Công đoàn trường quyết định Câu 2: Theo đồng chí đâu không phải là căn cứ yêu cầu thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ? a) Giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện; b) Phát huy vai trò tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện; c) Nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội tăng cường giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc, lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh; d) Cuối mỗi năm học hoặc khi được cấp trên yêu cầu, các trường tiến hành tự đánh giá; Sở GDĐT đánh giá các trường THPT và đơn vị cấp huyện; Phòng GDĐT đánh giá các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và đơn vị cấp xã. Câu 3: Căn cứ tổng số điểm đánh giá theo 6 nội dung, xếp các trường, các đơn vị địa phương thành các mức danh hiệu thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" theo mấy mức? a) 4 mức b) 5 mức c) 6 mức d) 7 mức Câu 4: Đâu không phải là nội dung Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. a) HS được khuyến khích, tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và hợp tác. b) HS được tạo cơ hội, tạo hứng thú, tích cực đề xuất sáng kiến trong học tập. c) HS chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. d) Có kế hoạch phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương trong việc phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng cho cuộc sống và cộng đồng ở địa phương và khách du lịch. Câu 5: Văn bản hướng dẫn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về nội dung gì? a) Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” b) Hướng dẫn triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông. c) Hướng dẫn phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. d) Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học. Câu 6: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 triển khai thực hiện phong trào này. Để đánh giá kết quả tổ chức thực hiện phong trào của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, mục đích của việc đánh giá là: a) Nhằm xác định mức độ đạt được, tính sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện, sự tiến bộ của các trường mầm non, phổ thông và các địa phương. b) Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thể hiện qua các hoạt động mang lại hiệu quả thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. c) Kết quả đánh giá góp phần giúp các trường mầm non, phổ thông và các địa phương có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém, phấn đấu hoàn thiện môi trường sư phạm thân thiện, phát huy vai trò tích cực của người học. d) Tất cả những nội dung trên. 1.2. Phần kiến thức cơ bản (30đ). (30 phút) Câu 1: ( 05 điểm). (6 phút) Một sân bóng hình chữ nhật có chiều dài là 60m. Chiều rộng bằng chiều dài. Tình chu vi và diện tích của sân bóng đó? Giải Chiều rộng của sân bóng là: ( 0.25 ) 60 x = 36 ( m ) ( 0.25 ) Chu vi sân bóng là: ( 0.25 ) ( 60 + 36 ) x 2 = 192 ( m ) ( 0.25 ) Diện tích sân bóng là: ( 0.25 ) 60 x 36 = 2160 ( m2 ) ( 0.25 ) Đáp số: 192 m 2160 m2 Câu 2: ( 05 điểm). (6 phút) Hãy điền số vào dấu * để được số tự nhiên vừa chia hết cho 2, 3 và 5 ? a) 1 * * 7 * * b) 2 * * * * 3 * - Hãy nhận xét số tự nhiên đó. * Số tự nhiên có số tận cùng bằng chữ số 0 và tổng các chữ số chia hết cho 3. Câu 3: ( 05 điểm). (6 phút) Tìm x: ( x + 2) + (x + 4) + (x + 6) + (x + 8) + x = 120. Ta có: (x + x+ x + x + x ) + ( 2 + 4 + 6 + 8) = 120 5x + 20 = 120 5 x = 120 – 20 = 100 x = 100 : 5 = 20 Cách 2: Giáo viên có thể giải theo sơ đồ đoạn thẳng vẫn chấm điểm. Câu 4: ( 05 điểm). (6 phút) Cho tam giác ABC vuông tại A có cạnh AB = 40 cm. M là một điểm trên cạnh AC và đoạn AM bằng cạnh AC. Từ M kẻ đường vuông góc với cạnh AC cắt cạnh BC tại điểm N. Tính độ dài đoạn MN. Câu 4: (5 điểm) B - Cách 1: N (0,5điểm) C M A -Vì AM = AC nên SABM = SABC (Hai tam giác có chung chiều cao hạ từ B) (0,5điểm) - Vì MN song song với AB nên các đường cao hạ từ đỉnh M và N của tam giác ABN và ABM xuống AB bằng nhau do đó: SABN = SABM (1điểm) Suy ra: SABN = SABC (0,75điểm) Vậy SACN = SABC (0,75điểm) Vậy chiều cao MN bằng: (cm) (1điểm) Đáp số: MN = 30cm (0,5điểm) B - Cách 2: N (0,5điểm) C M A - Vì AM = AC nên SBAM = SABC (Hai tam giác có chung chiều cao hạ từ B) (0,5điểm) - Vì MN song song với AB nên các đường cao hạ từ đỉnh M và N của tam giác ABN và ABM xuống AB bằng nhau do đó: SABN = SABM (1điểm) Suy ra: SABN = SABC ; Vậy: SACN = SABC (0,75điểm) AC x MN = AC x AB (0,75điểm) Vậy chiều cao MN bằng: x AB = x 40 = 30 (cm) (1điểm) Đáp số: MN = 30cm (0,5điểm) Câu 5: ( 05 điểm). (6 phút) a).(2 điểm) Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau: - Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. - Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái. a) (2 điểm) Bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ, bộ phận trạng ngữ của mỗi câu được xác định như sau: - Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran (1điểm) TN CN VN - Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm TN TN CN hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái. (1điểm) VN * GV làm đúng mỗi câu cho 1 điểm. Nếu chỉ đúng ở bộ phận riêng thì: TN: 0,5 điểm; CN: 0,25 điểm, VN: 0,25 điểm. b) (1 điểm): Hãy cho biết địa chỉ email nào sau đây là địa chỉ sử dụng được ? a. nguyenvana@@gmail.com b. nguyenvana@gmail.com c. Nguyen Văn a@gmail. vn. c. nguyen van a @gmail.com.vn Đáp án: b. nguyenvana@gmail.com c) (2 điểm): Nhìn vào hình vẽ. Tính diện tích phần tô màu: 5,2 cm Giải Diện tích hình vuông là 5,2 x 5,2 = 27,04 cm2 Diện tích hình tròn là 2,6 x 2,6 x 3,14 = 21,2264 cm2 Diện tích phần tô màu là 27,04 - 21,2264 = 5,8136 cm2 Đáp số: 5,8136 cm2 II. PHẦN TỰ LUẬN (40 điểm): (60 phút) Câu 1: (20 điểm) (30 phút) Đồng chí hãy cho biết thế nào là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh ? (10 đ) Để dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, cần tiến hành các hoạt động nào ? (5 đ) Những hoạt động này có đặc trưng gì ?(3 đ) Đồng chí đã vận dụng việc dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở lớp mình như thế nào ?(2 đ) Đáp án 1) Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh được hiểu là: - Thay đổi cách dạy và cách học: Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. D&HTC là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của học sinh vào quá trình học tập. (5 điểm) - Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác, với một động cơ nhận thức đúng đắn. Qua đó sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. (5 điểm) 2) Để dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh giáo viên thường sử dụng các hoạt động : - Đàm thoại khi giảng bài; (1 điểm) - Đặt ra những câu hỏi gợi mở, gợi ý nhằm khuyến khích HS suy nghĩ tích cực học tập;(1 điểm) - Thực hành (theo mẫu trong lớp hay ngoài lớp); (1 điểm) - Thảo luận theo cặp, nhóm, lớp;(1 điểm) - Tổ chức hoạt động để HS tìm tòi, khám phá, tự phản ánh việc học và tự đánh giá kết quả học tập của mình,(1 điểm) 3) Dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực: - Người học được cuốn hút tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá, tìm tòi kiến thức không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của giáo viên. (1 điểm) - Người học được hoạt động, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống theo khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.(2 điểm) * Vận dụng: Giáo viên nêu được dẫn chứng cụ thể trong thực tế giảng dạy về việc vận dụng dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. (2 điểm). Câu 2: (20 điểm) (30 phút) Thế nào là tổ chức dạy học theo nhóm? Tác dụng của việc tổ chức dạy học theo nhóm và những hạn chế của nó? Đáp án: - Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau..(8 điểm) - Tác dụng của việc tổ chức dạy học theo nhóm: Hoạt động theo nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định..(6 điểm) - Hạn chế của tổ chức dạy học theo nhóm: Một số học sinh tính tự giác chưa cao sẽ ỷ lại vào bạn, khó kiểm tra việc nắm kiến thức của từng cá nhân..(6 điểm) ___________________o0o___________________ Thầy cô và các bạn tải miễn phí tài liệu này với mục đích giáo dục nhưng tuyệt đối không sao chép phát tán với mọi mục đich khác. Nếu cá nhân tổ chức nào vi phạm điều này. Chúng tôi sẽ gọi điện trực tiếp đến nơi chủ quản và truy cứu trách nhiệm hình sự theo Luật bản quyền hiện hành.
Tài liệu đính kèm: