Đề thi giáo viên chủ nhiệm giỏi - Trường Tiểu học Hoàng An

doc 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 22/07/2022 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên chủ nhiệm giỏi - Trường Tiểu học Hoàng An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giáo viên chủ nhiệm giỏi - Trường Tiểu học Hoàng An
ĐỀ THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI
Trường Tiểu học Hoàng An
Thời gian làm bài: 90 phút
          Câu 1: Đồng chí hãy nêu mục đích và các nội dung trang trí lớp học hiện nay mà trường mình đang thực hiện học tập theo mô hình VNEN? Lớp đồng chí đã thực hiện như thế nào?
          Đáp án: Thực hiện yêu cầu việc trang trí, tổ chức lớp học theo dự án VNEN. Trường tổ chức trang trí các lớp theo tinh thần VNEN. Môi trường học tập của các em tạo sự gẫn gũi  thân thiện. Không gian lớp học với các góc: Cộng đồng, Toán, Tiếng Việt, Hộp thư vui... rực rỡ sắc màu. Mỗi góc đều có ý nghĩa riêng VD như góc hòm thư vui để các em muốn chia sẻ với bạn với thầy cô những điều các em muốn nói hoặc sơ đổ cộng đồng giúp các em biết được vị trí nhà các bạn trong lớp biết được khi đi học phải qua những điểm nào cần chú ý về giao thông hay qua sông qua suối để đề phòng. Góc cộng đồng với Những chiếc rổ, rá, thúng ... do tay mẹ, tay bà tự làm; những nông sản của nhà nông, như ngô, khoai, sắn những dụng cụ lao động: cày cuốc.......do tay cha tự làm mang đến tặng lớp học đã giáo dục cho các em ý thức, trách nhiệm về lao động sản xuất; giáo dục các em niềm tự hào, ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc mình.  Mỗi phần trang trí đều được các thầy cô giáo lồng ghép giáo dục và hiểu được ý nghĩa qua các bài học. Không gian lớp học tạo cho các em sự thoải mái hứng thú hơn trong học tập.
       Mục đích chính của mô hình trường học kiểu mới nhằm giúp giáo viên các trường tiểu học có thêm một mô hình để đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi cách tổ chức lớp học; giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và giao tiếp - quan hệ xã hội; giúp phụ huynh học sinh theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của con em, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào nhà trường.
          Câu 2: Trong quá trình thực hiện thông tư 30, đồng chí gặp phải những khó khăn nào? Đồng chí đã giải quyết những khó khăn đó ra sao?
          Đáp án:
          Những khó khăn gặp phải:
          - Đối với HS lớp 1, các em chưa đọc thông thạo nên sẽ không hiểu cô giáo nhận xét mình như thế nào. 
          `- Trong khi đó, với lời nhận xét đạt và chưa đạt hoặc hoàn thành hay chưa hoàn thành, phụ huynh sẽ không khỏi thắc mắc bởi chỉ biết con em mình đạt chứ không biết đạt ở mức độ nào.
          - Hàng ngày, hàng tháng phải nhận xét một lượng lớn HS sẽ dẫn đến tình trạng GV lặp lại những câu nhận xét, đánh giá chung chung.
          - Nếu như trước đây, việc đánh giá, nhiều khi chỉ thông qua 1 ký tự, tức là bằng điểm số, thì nay, các cô phải dành nhiều thời gian để nhận xét bằng chữ viết. 
          - Việc thực hiện nhận xét hàng tháng vào sổ không có hiệu quả trong thực tế vì HS và phụ huynh không được tiếp cận các nhận xét đó. Mất nhiều thời gian để trao đổi với GV bộ môn nhằm thống nhất nhận xét cho từng HS
      - Thực hiện thông tư 30 giáo viên thiếu thời gian chú tâm vào học trò khi phải tham gia quá nhiều công việc. Ngoài thời gian lên lớp, những hoạt động liên quan đến chuyên môn như dự giờ, bồi dưỡng, tập huấn, kiểm tra GV tiểu học phải tham gia vô số các hoạt động phong trào.
          Cách giải quyết những khó khăn:
          - Đối với học sinh lớp 1: Tăng cường nhận xét bằng lời, thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh ( nhất là phụ huynh những học sinh học chưa tốt, có những mặt cần phải điều chỉnh). GV có thể đọc lời nhận xét của một số học sinh trước cả lớp.
          - GV phải dành nhiều thời gian để nhận xét bằng chữ viết. Quá trình nhận xét với mỗi HS sẽ phải lựa chọn ngôn ngữ thích hợp và ít nhất phải một vài dòng để làm sao phản ánh đúng chất lượng, năng lực của các em, sau mỗi lời nhận xét các em phải biết mình làm tốt cái gì và chưa tốt cái gì để có hướng phấn đấu tiếp theo.
          - GV phải tư duy nhiều hơn, nâng cao tính khách quan và cần có sự phân nhóm HS để có nhận xét sát thực. Tôi có thể phân nhóm học sinh theo năng lưc, phẩm chất hoặc các môn học để dễ dàng trong việc nhận xét.
          - GV chủ động dùng nhận xét bằng lời để đánh giá HS. Việc ghi nhận xét chỉ thực hiện ở 1-2 lần/tuần.
          - Thực tế cho thấy, phụ huynh nhìn thấy trong lớp con người khác thì được nhận xét còn con mình lại chưa thường tỏ vẻ lo lắng. Tuy nhiên, nếu GV làm rõ mục đích đánh giá bằng nhận xét và giải thích vì sao còn chưa được nhận xét với phụ huynh thì chắc chắn sẽ không còn gặp nhiều trở ngại nữa.
          Câu 3: Đồng chí đã làm công tác chủ nhiệm bao nhiêu năm? Trong những năm ấy có câu chuyện nào làm đồng chí ấn tượng nhất? Vì sao? Đồng chí hãy kể lại câu chuyện đó.
          Đáp án: GV tự làm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_vien_chu_nhiem_gioi_truong_tieu_hoc_hoang_an.doc