SỐ BÁO DANH . PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VŨ QUANG ĐỀ THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI, CẤP TIỂU HỌC NĂM HỌC 2014-2015. (Phần thi hiểu biết, thời gian làm bài 90 phút) Đề 2 I. Trắc nghiệm: (Thí sinh ghi đáp án vào tờ giấy thi) Câu 1. Trường tiểu học do cấp nào quản lý: A. Ủy ban nhân dân cấp xã. C. Ủy ban nhân dân cấp huyện. B. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. D. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Câu 2. Tổ chuyên môn ít nhất có mấy thành viên: A. 3 thành viên B. 4 thành viên C. 5 thành viên D. 6 thành viên Câu 3. Giáo viên không có quyền nào sau đây: A. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự. B. Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh. C. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. D. Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác. Câu 4. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì như thế nào? A. 1 tuần, 1 lần B. 2 tuần, 1 lần C. 3 tuần, 1 lần D. 4 tuần, 1 lần Câu 5. Hình thực kỉ luật nào không áp dụng đối với học sinh tiểu học vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện? A. Thông báo với địa phương B. Thông báo với gia đình C. Nhắc nhở D. Phê bình Câu 6. Giáo viên được xếp loại Khá theo chuẩn nghề nghiệp nếu đạt yêu cầu nào sau đây: A. Được xếp loại Khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kĩ năng sư phạm. B. Được xếp loại Khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và kĩ năng sư phạm. C. Được xếp loại Khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và kiến thức. D. Được xếp loại Trung bình trở lên ở lĩnh vực kiến thức và loại Khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kĩ năng sư phạm. Câu 7. Cha mẹ học sinh không có quyền nào sau đây: A. Ứng cử, đề cử vào Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp; B. Kiến nghị với nhà trường tạo điệu kiện cho con em minh học tập, rèn luyện. C. Từ chối ủng hộ khi được Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện. D. Không thực hiện những nội dung đã được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh. Câu 8. Đồng chí hãy sắp xếp lại cho đúng trình tự các bước Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học: A. Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi tự học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng về giáo viên đó; B. Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên, trước khi quyết định đánh giá xếp loại để phù hợp với hoàn cảnh thực tế của giáo viên; C. Thông qua tập thể lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại; D. Công khai kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên trước tập thể nhà trường; E. Ghi nhận xét kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào phiếu đánh giá xếp loại của giáo viên; Câu 9. Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thì đối với trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, phải có bao nhiêu phần trăm (%) giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường? A. 40 B. 45 C. 50 D. 55 Câu 10. Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thì đối với trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, phải có bao nhiêu phần trăm (%) giáo viên đạt loại Khá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học? A. 40 B. 50 C. 55 D. 60 Câu 11. Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thì đối với trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, phải có bao nhiêu phần trăm (%) học sinh xếp loại giáo dục đạt Trung bình trở lên? A. 90 B. 92 C. 94 D. 96 Câu 12. Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học thì giáo viên không đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực nào dưới đây: A. Tự phục vụ, tự quản. C. Tự học và tự giải quyết vấn đề. B. Giao tiếp, hợp tác. D. Tự khẳng định mình. Câu 13. Điền nội dung còn thiếu về đánh giá một số phẩm chất theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học. - Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục. - Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm. - Trung thực, kỉ luật, đoàn kết. -... ... Câu 14. Theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học. Ý nào sau đây không đúng? A. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công băng, khách quan. B. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. C. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh trong đó đánh giá của học sinh là quan trọng nhất. D. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh. Câu 15. Học sinh tiểu học được xét hoàn thành chương trình lớp học khi đạt các điều kiện nào sau đây? A. Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học. hoạt động giáo dục: Hoàn thành. B. Đánh giá định kì cuối năm các môn học theo quy định: Đạt điểm 5 (năm) trở lên. C. Mức độ hình thành phát triển năng lực và phẩm chất: Đạt. D. Tất cả các ý trên. Câu 16. Theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học thì giáo viên có trách nhiệm nào sau đây: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: Chịu trách nhiệm trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh trong lớp, hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện nghiệm thu, bàn giao chất lượng học sinh. Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện hàng tháng; Tiếp nhận, giải quyết ý kiến thắc mắc, đề nghị của học sinh, cha mẹ học sinh về nhận xét, đánh giá, khen thưởng. Cuối học kì một, cuối năm học hoặc khi được yêu cầu có trách nhiệm thông báo đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh cho cha mẹ học sinh. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của học sinh. Duy trì mối liên hệ với cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục học sinh II. Tự luận: Câu 1: Đồng chí hãy cho biết, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-GDĐT ngày 28/08/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm mục đích gì và dựa trên những nguyên tắc nào? Câu 2: Để xây dựng một kế hoạch chủ nhiệm lớp cần dựa vào những căn cứ nào? Câu 3: Phối hợp với gia đình là một trong những yêu cầu quan trọng giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Đồng chí hãy xây dựng những nội dung cần tìm hiểu về gia đình của học sinh lớp đồng chí phụ trách. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VŨ QUANG HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI, CẤP TIỂU HỌC NĂM HỌC 2014-2015. ĐỀ 2: I. Trắc nghiệm: 8 điểm (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Ý đúng C A D B A A D A,C,B,E,D C B D D Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quyê hương, đất nước C D Đ,Đ,S,Đ II. Tự luận: 12 điểm. Câu 1: (4 điểm) - Nêu được mục đích đánh giá đủ 4 ý như sau được 2 điểm, mỗi ý được 0,5 điểm 1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. 2. Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. 3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh. 4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục. - Nêu được 4 nguyên tắc đánh giá như sau được 2 điểm, mỗi ý được 0,5 điểm 1. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. 2. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. 3. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất. 4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh. Câu 2. (4 điểm): Mỗi ý đúng được 1,5 điểm. - Căn cứ vào mục tiêu cấp học. - Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của cấp trên. (Bộ, Sở, Phòng, trường.) - Căn cứ vào tình hình địa phương. - Căn cứ vào đặc điểm của lớp chủ nhiệm. - Căn cứ vào khả năng điều kiện tham gia của phụ huynh, học sinh. - Căn cứ đặc điểm của trường, điều kiện CSVC, trình độ của đội ngũ giáo viên và bản thân GV chủ nhiệm. Câu 3. Trình bày được các ý cơ bản sau: (4 điểm) a. Những thông tin về bố, mẹ: (1,3 điểm) - Họ và tên bố, mẹ: - Nghề nghiệp, chức vụ, nơi công tác: - Trình độ văn hóa, chuyên môn: - Địa chỉ: - Điện thoại: - Hòm thư điện tử (nếu có) b. Hoàn cảnh gia đình: (1,3 điểm) - Gia đình có mấy người con: - Sống trong gia đình gồm những ai: - Thu nhập hàng tháng. - Các điều kiện về nhà ở, phương tiện đi lại, sinh hoạt bình quân/người/ngày c. Khả năng tham gia: (1,3 điểm) - Về chuyên môn: Có thể hướng dẫn, giúp đỡ học sinh ở nhà: - Về thời gian: hàng ngày, ngày nghỉ. - Về cơ sở vật chất, tài chính: Có thể đóng góp, cho mượn, cho thuê .
Tài liệu đính kèm: