Phòng Gd &Đt Nga sơn Kì thi giAO LƯU HS GIỎI CẤP trường thcs nga THIỆN-NGA GIÁP năm học 2015 – 2016 SBD: Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3 điểm) a. Trình bày nội dung quy luật phân li độc lập. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật. b. Muốn kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội người ta phải làm gì?Giải thích? Câu 2: (3điểm) a. So sánh nguyên phân với giảm phân? b. Vì sao hai tế bào con được tạo ra qua nguyên phân lại có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ? Câu 3: (3 điểm) Cho sơ đồ sau: Gen(Một đoạn phân tử ADN)mARN Prôtêin Tính trạng. Giải thích mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo các trật tự 1, 2, 3. Nêu bản chất mối quan hệ trong sơ đồ. Câu 4: (3 điểm) a. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó? b. Cho biết ở người 2n= 46. Một tế bào của người đang ở kì giữa của giảm phân thì sẽ có bao nhiêu NST? Bao nhiêu crômatít? Bao nhiêu tâm động? Câu 5(4 điểm) Một phân tử ADN nhân đôi liên tiếp 4 lần đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp là 45 000 Nuclêôtít Tính chiều dài của phân tử ADN Tính số lượng từng loại Nuclêôtít của phân tử ADN trên? Biết Nuclêôtít loại A= 20% số Nuclêôtít của phân tử ADN Tính số liên kết Hiđrô bị phá vỡ và số liên kết Hiđrô được hình thành? Tính số liên kết hoá trị hình thành. Câu 6: (4 điểm) Cho hai dòng lúa thuần chủng thân cao, hạt tròn và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau thu được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn, F2 thu được 20 000 cây, trong đó có 11 250 cây thân cao, hạt dài. Biện luận và viết sơ đồ lai từ PF2. Xác định số lượng cây của các kiểu hình còn lại ở F2? Cho F1 lai phân tích. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con? ở F2 đã xuất hiện những biến dị tổ hợp nào? Phòng Gd &Đt Nga sơn Kì thi giAO LƯU HS GIỎI CẤP trường thcs nga THIỆN-NGA GIÁP năm học 2015 – 2016 Đáp án Môn: SINH HỌC Câu Nội dung Điểm 1 (3đ) 2 (3đ) a.- Nội dung qui luật phân li độc lâp: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. - Điều kiện nghiệm đúng của qui luật: + P thuần chủng + Tính trạng trội phải trội hoàn toàn + Số lượng cá thể thu đợc ở thế hệ lai đem phân tích phải đủ lớn. + Các cặp gen qui định các cặp tính trạng phải phân li độc lập với nhau(Nằm trên các cặp NST khác nhau) Muốn kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội thì: Dùng phép lai phân tích: Cho cơ thể đó lai với cơ thể mang tính trạng lặn: + Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp: Sơ đồ lai: P AA x aa (vàng) (xanh) G A a F1 Aa (Vàng) + Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp: Sơ đồ lai: P Aa x aa (vàng) (xanh) G A,a a F1 1Aa: 1aa 1 Vàng 1 xanh Cho cơ thể đó tự thụ phấn hoặc giao phối gần: + Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp: Sơ đồ lai: P AA x AA (vàng) (vàng) G A a F1 AA (Vàng) + Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp: Sơ đồ lai: P Aa x Aa (vàng) (vàng) G A,a F1 1AA: 2Aa: 1aa 3 Vàng 1 xanh So sánh nguyên phân với giảm phân: Giống nhau: + NST đều nhân đôi ở kì trung gian + Đều diễn ra các kì tơng tự nhau + Lần phân bào 2 của giảm phân giống nguyên phân. + Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng xoắn và tháo xoắn + Đều là cơ chế nhằm duy trì sự ổn địnhcủa loài. Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai Xảy ra 1 lần phân bào gồm 4 kì Mỗi cặp NST tương đồng đợc nhân đôi thành 2 NST kép, mỗi NST kép gồm 2 crômatít Kì đầu không xảy ra sự trao đổi chéo giữa 2 crômatít cùng nguồn gốc Kì giữa: NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo Kì sau: Mỗi NST kép đợc tách thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong các nhân mới được tạo thành Kết quả mỗi lần phân bào tạo ra 2 tế bào con có BNST giống mẹ (2n) Xảy ra ở giai đoạn chín của tế bào sinh dục Xảy ra 2 lần phân bào liên tiếp: Lần phân bào 1 là phân bào giảm phân, Lần phân bào 2 là phân bào nguyên phân. Mỗi cặp NST tương đồng đợc nhân đôi thành 1 cặp NST tương đồng kép, gồm 4 crômatít tạo thành thể thống nhất. Kì đầu xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatít khác nguồn gốc. Kì giữa: NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo Kì sau 1: Các NST kép đợc phân li độc lập về 2 cực của tế bào Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong các nhân mới được tạo thành - Kết quả 2 lần phân bào tạo ra 4 tế bào con có BNST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ (n) 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.2 0.2 0.2 0.2 0.2 0.2 0.2 0.2 0.2 0.2 Câu Nội dung Điểm 3 (3đ) 4 (3đ) 5 (4đ) 6 (4đ) b. Hai tế bào con đợc tạo ra qua nguyên phân lại có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ vì: Trong chu kì tế bào, NST nhân đôi ở kì trung gian và sau đó lại phân li đồng đều trong nguyên phân. Giải thích: 1. gen làm khuôn mẫu tổng hợp ra mARN 2. mARN làm khuôn mẫu tổng hợp ra prôtêin 3. prôtêin quy định tính trạng. b. Bản chất mối quan hệ: Trình tự các Nu trên mạch khuôn của ADN quy định trình tự các Nu trong mạch mARN, sau đó trình tự này lại quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Nh vậy thông qua prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen quy định tính trạng. a. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào. - Mô tả cấu trúc đó: + ở kì giữa NST ở dạng kép gồm 2 crômatít dính nhau ở tâm động (eo thứ nhất) một số NST còn có eo thứ 2. + Mỗi crômatít gồm 2 thành phần cơ bản là 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn. b. Người 2n= 46. - Một tế bào của ngời đang ở kì giữa của giảm phân thì sẽ có 2 trờng hợp: + Nếu ở kì giữa 1: Số NST là : 46 NST kép, 46x2= 92 crômatít, 46 tâm động + Nếu ở kì giữa 2: Số NST là : 23 NST kép, 23x2= 46 crômatít, 23 tâm động Tính chiều dài của phân tử ADN: N(2x - 1) = 45 000 N= 45 000/ 24 – 1= 3 000( Nu) L= N/2 x3.4Ao= 3000/2 x 3.40 =5100A0 Tính số lợng từng loại Nuclêôtít của phân tử ADN trên Biết Nuclêôtít loại% A= 20%= %T %G= %X= 50%- 20%= 30% Vậy: A =T= 20%.3 000= 600(Nu), G= X= 30%.3 000= 900(Nu) Tính số liên kết Hiđrô bị phá vỡ và số liên kết Hiđrô đợc hình thành: Hpv = (2x – 1). H= (24 -1)(2.600+ 3.900)= 58 500(liên kết) Hht= 2x .H= 24 .(2.600+ 3.900)= 62 400(liên kết) Tính số liên kết hoá trị hình thành. (2x – 1).(N- 2)= (24 -1)(3000- 2)= 44 970(liên kết) Biện luận và viết sơ đồ lai từ PF2. - Xét F2: thân cao, hạt dài/ Tổng số cây = 11 250/20 000= 9/16 Kết quả của quy luật phân li độc lập, nên thân cao trội so với thân thấp, hạt dài trội so với hạt tròn. - Quy ước: A. cao, a. thấp B. dài, b. tròn - Vì Pt/c nên: thân cao, hạt tròn có kiểu gen: AAbb, thân thấp, hạt dài có kiểu gen: aaBB - Sơ đồ lai: Pt/c AAbb x aaBB (cao, tròn) (thấp, dài) G Ab aB F1 AaBb (cao, dài) F1 x F1 AaBb x AaBb (cao, dài) (cao, dài) GF1 AB, Ab, aB, ab F2: - Kẻ bảng: Tỷ lệ kiểu gen: - Tỷ lệ kiểu hình: 1AABB 2AABb 2AaBB 9/16 cao, dài 4AaBb 1AAbb 2Aabb 3/16 cao, tròn 1aaBB 2aaBb 3/16 thấp, dài 1aabb 1/16 thấp, tròn Xác định số lợng cây của các kiểu hình còn lại ở F2 Cao, tròn= thấp, dài= 3/16.20 000=3750 cây Thấp, tròn= 1/16.20 000=1250 cây c. F1 lai phân tích AaBb x aabb (cao, dài) (thấp, tròn) G AB, Ab, aB, ab ab FB 1AaBb: 1 Aabb: 1aaBb: 1 aabb 1 cao, dài: 1 cao, tròn: 1 thấp, dài: 1 thấp, tròn d. ở F2 đã xuất hiện những biến dị tổ hợp: cao, dài và thấp, tròn 1 0.5 0.5 0.5 1.5 0.5 0.5 0.5 0.75 0.75 0.5 1 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5
Tài liệu đính kèm: