Trường THCS Nga Thiện- Nga Giáp. ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2015-2016 Môn: Lịch sử Thời gian: 150 phút ĐỀ BÀI: I.LỊCH SỬ THẾ GIỚI: Câu 1 (5đ): Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Nam á có những biến đổi gì? Trong các biến đổi đó biến đổi nào quan trong nhất? Giải thích? Câu 2 (5 đ): Nguyên nhân sụp đổ của CNXH ở Liên Xô? Tác động của sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô tới hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới? Câu 3 (3đ): Trình bày quá trình phát triển của cách mạng Cu-Ba từ năm 1952-1959. Câu 4 (2đ): Trình bày ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa? II.LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: Câu 1: (3đ) Tướng giặc Masson đánh giá: “Người có trật tự, trọng kỉ luật, cương trực, hay nghiêm trị những thủ hạ quấy nhiễu nhân, có chí nhẫn nại, biết mình biết người, không bao giờ hành quân cẩu thả, giỏi lập trận thế”. Lời đánh giá trên của tướng MaSSon nói về ai? Em hãy nêu những hiểu biết của em về Người đó? Câu 2: (2 điểm). “Đầu voi phất ngọn cờ hồng Sơn thôn một cõi chiến trường xông pha” Câu thơ trên nói về ai? Em có hiểu biết gì về người anh hùng ấy?/ Hết. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Lịch sử thế giới: Câu 1: Học sinh phải nêu được các nội dung sau(5đ) Biến đổi: + Các nước ĐNA từ thân phận các nước thuộc dịa, 1/2 thuộc địa đã trở thành những nước độc lập (kể tên 11 quốc gia)...(1đ) + Sau khi giành độc lập các nước ĐNA đều ra sức xây dựng và phát triển KT-XH của mình và đạt nhiều thành tựu lớn như: Singapo, Inđonêxia, Thái Lan, My an ma (đặc biệt Singapo là nước có nền KT phát triển nhất ở khu vực ĐNA xếp vào hạng các nước phát triển trên thế giới. (1đ) + Đến tháng 4/1999 tất cả các nước ĐNA gia nhập Hiệp hội các nước ĐNA gọi tắt là ASEAN nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực. (1đ) Biến đổi quan trong nhất : +Từ thân phận các nước thuộc địa, 1/2 thuộc địa và lệ thuộc trở thành nước độc lập... (1đ) + Vì nhờ có biến đổi to lớn đó mà các nước ĐNA có những điều kiện thuận lợi phát triển KT, xã hội của mình ngày càng phồn vinh... (1đ) Câu 2: Học sinh phải nêu được các nội dung sau(5 đ) a. Nguyên nhân sâu xa (1,5 điểm) + Mô hình XHCN chưa phù hợp và còn nhiều sai sót (0,5đ) + Bản thân những nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô lún sâu vào quan liêu, thiếu dân chủ, gây mất lòng tin trong nhân dân (0,5 đ) + Sự phá hoại của các lực lượng thù địch, chống chủ nghĩa xã hội (0,5đ) b. Nguyên nhân trực tiếp: (2,5 điểm) - Đất nước lâm vào khủng hoảng do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 trên thế giới (0,5 điểm) + Ban lãnh đạo Xô Viết đã không tiến hành cải cách, khắc phục cần thiết về kinh tế xã hội (0,5 điểm) + Đến những năm 80 của thế kỉ XX: sản xuất công nông nghiệp trì trệ, lương thực, thực phẩm và nhiều hàng hoá tiêu dùng khan hiếm=> đời sống của nhân dân giảm sút (0,5 điểm) - Sự thất bại trong cải tổ của Góc Ba Chốp( 2 điểm) + Chính trị: thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, thực hiện chế độ tổng thống tập trung=> xa rời nguyên lý của CN Mac- Lênin (0,5 điểm) + Kinh tế: Thực hiện kinh tế thị trường trong một thời gian ngắn nhưng không được nhân dân đón nhận=> khủng hoảng trầm trọng về kinh tế-chính trị=>sụp đổ (0,5 điểm) c. Sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô tác động tới hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới (1 điểm) + mở đầu cho sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa (0,5 điểm) + CNXH trên thế giới mất đi thành trì vững chắc => là tổn thất to lớn (0,5 điểm) Câu 3 (3đ): Phong trào cách mạng CuBa 1952-1959: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, được sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3-1952, tướng Ba-ti-xta làm cuộc đảo chính quân sự, thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ ở CuBa. Chính phủ mới đã xoá bỏ hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái hoạt động, bắt giam, giết hại hàng chục van người yêu nước. (0,5 điểm) - Mở đầu cho giai đoạn đấu tranh mới của nhân dân CuBa là cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa vào ngày 26-7-1953 của 135 thanh niên yêu nước do Phi-đen Ca-xtơ-rô lãnh đạo. Cuộc tấn công tuy thất bại nhưng đã thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân, thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang giành chính quyền trên khắp đất nước CuBa dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Phong trào 26-7”. (0,5 điểm) - Năm 1955, Phi đen được trả tự do, bị trục xuất sang Mêhi-cô(0,25 điểm) - Tháng 11-1956, Phi đen cùng 81 chiến sỹ từ Mê-hi-cô vượt biển trở về tổ quốc trên con tàu Gran-ma. Bị địch bao vây và tấn công. (0,25 điểm) - 1957-1958, chiến tranh du kích phát triển ở mọi miền, lực lượng vũ trang phát triển đã đánh bại được nhièu cuộc càn quét của quân Ba-ti-xta, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1000 tên địch. (0,25 điểm) - 12-1258, nghĩa quân gp khắp các mặt trận, giải phóng được nhiều vùng đất đai, chiếm được pháo đài Xa–ta cơ-lara (0,25 điểm) - Ngày 1-1-1959 nghĩa quân chiếm được thủ đô La-ha Ba-na. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. (0,5 điểm) - Ý nghiã: cách mạng Cu Ba thắng lợi đã chấm dứt ách đô hộ của chế độ thực dân kiểu mới, giành độc lập cho đất nước, là nguồn cổ vũ cho nhân dân các nước Mĩ Latinh đấu tranh dành độc lập.. (0,5 điểm) Câu 4 (2đ) Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. (0,5 điểm) Ý nghĩa: Kết thúc 100 năm đô hộ của đế quốc và 1000 nô dịch của phong kiến, đưa đất nước Trung Quốc bước vào kỉ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH....... (1,5 điểm) II. Lịch sử địa phương. Câu 1: (3điểm). Học sinh phải nêu được các nội dung sau: - Lời đánh giá trên của tướng giặc MaSSon nói về Đinh Công Tráng. (0.5đ). - Đinh Công Tráng sinh năm 1842, từng làm chánh tổng, quê làng Tràng Xá (nay thuộc xã Thanh Tân, huỵện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). (0.5đ) Năm 1882, giặc Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thức II, ông tham gia kháng chiến trong đội quân của Hoàng Tá Viêm và tham gia đánh trận ở Cầu Giấy ngày 19/5/1883 giết tên Ri-vi-e. (0.5đ) Năm 1885, ông cùng với Đinh Giá Quế, Đinh Hán... đánh Pháp ở vùng hữu ngạn sông Hồng. Năm 1886, phong trào Cần Vương bùn nổ, ông tìm vào Thanh Hoá được hội nghị của các nhà lãnh đạo Cần Vương ở Thanh Hoá tín nhiệm giao cho trách nhiệm cùng với Phạm Bành xây dựng căn cứ Ba Đình –Nga Sơn và giữ chức lãnh binh có nhiệm vụ giữ đồn trung. Quân Pháp tiến đánh vào căn cứ Ba Đình đều bị quân ông đẩy lùi. (0.5đ) Tháng 1/1887, pháp điều thêm 76 sĩ quân, 3530 lính tinh nhuệ đánh voà căn cứ. Trận đánh quyết liệt mấy ngày gây tổn thất nặng nề cho nghĩa quân. để bảo toàn lực lượng, các nhà lãnh đạo Ba Đình quyết định rút lui lên Mã Cao. Trong quá trình rút chạy. Đinh Công Tráng tìm đường vào Nghệ Tĩnh định liên lạc với nghĩa quân Phan Đình Phùng nhưng không may bị giặc bắn chết vào ngày 5/10/1887 tại làng tang Yên, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. (1đ). Câu 2: Hai câu thơ trên nói về hình ảnh bà Triệu chính tên là Triệu Thị Trinh. Bà là em gái Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quan Yên thuộc quận Cửu Chân (Thanh Hoá). Triệu Thị Trinh là người có sức khoả rất gan dạ và mưu trí. Năm 19 tuổi bà cùng anh trai tập hợp nghĩa quân lập căn cứ ở Phú Điền (Hậu Lộc-Thanh Hoá) (1điểm) Năm 248, nghĩa quân bắt đầu tấn công quân Ngô. các thành ấp của quân Ngô bị đánh tan tành bọn quan trị bị giết, kẻ chạy trốn. Thứ sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích...Bà thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài châm vàng, cưỡi voi dẫn quân xông trận oai phong lẫm liệt..Bà hi sinh trên nuíu Tùng (Hậu Lộc-Thanh Hoá) (1điểm)
Tài liệu đính kèm: