Đề thi giải toán trên máy tính cầm tay Vật lí lớp 12 - Năm học 2012-2013 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giải toán trên máy tính cầm tay Vật lí lớp 12 - Năm học 2012-2013 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giải toán trên máy tính cầm tay Vật lí lớp 12 - Năm học 2012-2013 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY
NĂM HỌC 2012-2013
Môn Vật lý. Lớp 12 Trung học phổ thông
Thời gian: 120 phút	(Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 23/01/2013
Chú ý:	 Đề thi gồm 4 trang, 7 bài, mỗi bài 5 điểm
Thí sinh làm bài trực tiếp vào bản đề thi này
Quy định: Học sinh trình bày vắn tắt cách giải, công thức áp dụng, kết quả tính toán vào ô trống liền kề bài toán. Các kết quả tính gần đúng, nếu không có chỉ định cụ thể, được ngầm định chính xác tới 4 chữ số phần thập phân sau dấu phẩy.
Bài 1. 
Một vật nhỏ trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc a so với phương ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thay đổi theo khoảng cách x từ đỉnh mặt phẳng nghiêng đến vị trí của vật theo qui luật m = bx. Vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng. Tính thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt cho tới khi dừng lại. Áp dụng bằng số: a=600, b=0,5 m-1, g=9,81 m/s2. 
Đơn vị tính: thời gian (s). 
Cách giải
Kết quả
Bài 2. 
Ở giữa mặt trống đặt nằm ngang có rắc vài hạt cát. Cho mặt trống dao động điều hoà theo phương vuông góc với mặt trống với tần số f=100 Hz. Lấy g=9,81 m/s2. Hỏi:
a) hạt cát bị nảy lên khỏi da trống khi da trống có độ lớn li độ bằng bao nhiêu?
b) biên độ dao động của điểm giữa mặt trống bằng bao nhiêu nếu các hạt cát nảy lên đến độ cao h=30cm so với vị trí cân bằng của mặt trống. 
Đơn vị tính: li độ (mm), biên độ (mm).
Cách giải
Kết quả
A
F
m1
m2
g
Bài 3. 
Cho cơ hệ như hình vẽ. Các dây nhẹ không giãn và thẳng đứng. Các ròng rọc có khối lượng không đáng kể. Bỏ qua mọi ma sát. Tìm gia tốc của ròng rọc A khi kéo nó thẳng đứng lên trên bởi lực F đặt vào trục ròng rọc. Biết g=9,81 m/s2, F=24 N, m1=6 kg, m2=1 kg. 
Đơn vị tính: gia tốc (m/s2).
Cách giải
Kết quả
Bài 4. 
 O1
A
O2
B
Từ một khối đồng chất, trong suốt, giới hạn bởi hai mặt song song, người ta cắt theo mặt chỏm cầu tạo thành hai thấu kính mỏng có quang tâm tương ứng là O1 và O2. Hai thấu kính này được đặt đồng trục, hai quang tâm cách nhau khoảng O1O2 = 30cm. Đặt vật sáng nhỏ AB vuông góc với trục chính tại A với O1A = 10cm, AO2 = 20cm (hình vẽ). Khi đó, ảnh của AB cho bởi hai thấu kính có vị trí trùng nhau. Xác định tiêu cự của các thấu kính.
Đơn vị tính: tiêu cự (cm).
Cách giải
Kết quả
T
h0
g
Bài 5. 
Một pittông khối lượng M nằm trong một bình hình trụ nằm yên. Diện tích tiết diện bên trong của bình là S. Dưới pittông có một lượng không khí nào đó. Pittông được giữ ở độ cao h0 so với đáy bình nhờ một sợi chỉ, sức căng của sợi chỉ là T. Sau khi đốt cháy sợi chỉ thì pittông chuyển động không ma sát. Tại khoảng cách nào tới đáy bình, pittông sẽ có vận tốc lớn nhất? Áp suất khí quyển bên ngoài bằng p0. Nhiệt độ của khí dưới pittông được giữ không đổi. Áp dụng bằng số: h0=30 cm, p0=105 N/m2, S=10 cm2, M=1 kg, g=9,81 m/s2, T=50 N.
Đơn vị tính: khoảng cách (cm).
Cách giải
Kết quả
Bài 6. 
B
C1
C2
E,r
K
M
R1
A
R2
N
Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong , hai tụ điện C1=C2=C (ban đầu chưa tích điện) và hai điện trở . Khoá K ban đầu ngắt sau đó đóng lại. Tính điện lượng chuyển qua dây dẫn MN. Áp dụng bằng số: C=1 mF, E=12 V
Đơn vị tính: điện lượng (mC).
Cách giải
Kết quả
Bài 7. 
 Một vòng dây cao su tròn có hệ số đàn hồi k0, khối lượng m nằm trên mặt phẳng ngang nhẵn. Vòng
được kéo dãn sao cho nó luôn ở trạng thái tròn với tâm bất động sau đó được thả ra. Tính chu kì dao động
của vòng. Áp dụng bằng số: m=10 g, k0=10 N/m. 
Đơn vị tính: chu kì (s)
Cách giải
Kết quả
------------------------- Hết ------------------------
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docdề năm.doc