Đề thi giải toán trên máy tính cầm tay Vật lí 12 - Năm học 2010-2011 - Sở GD & ĐT Long An

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1029Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giải toán trên máy tính cầm tay Vật lí 12 - Năm học 2010-2011 - Sở GD & ĐT Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giải toán trên máy tính cầm tay Vật lí 12 - Năm học 2010-2011 - Sở GD & ĐT Long An
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 KỲ THI HSG GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CASIO
	 LONG AN	 Năm học 2010-2011
 Môn: VẬT LÝ – LỚP 12
ĐỀ THI CHÍNH THỨC	 Thời gian: 9 0 phút
 Ngày thi: 23/01/2011
*********************************
( Đề thi này có 2 trang, 10 bài, mỗi bài 1 điểm )
Qui định :
 - Học sinh trình bày vắn tắt cách giải, công thức áp dụng để tính kết quả cuối cùng.
 - Kết quả tính toán lấy chính xác 4 chữ số thập phân sau dấu phẩy ( không làm tròn)
 - Tất cả bài toán đều Lấy , g=9,8m/s2.
Bài 1: Tính gia tốc rơi tự do ở nơi có độ cao bằng bán kính Trái đất. Cho biết gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là 9,8m/s2.
Đơn vị tính: gia tốc ( m/s2)
E,r
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ 
Nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r=0,3, R1=4, R2=3, R3=R4=2, điện trở Ampe kế A và dây nối không đáng kể, số chỉ của Ampe kế là 4A. Tìm suất điện động của nguồn điện .
Đơn vị tính: suất điện động ( V)
R1
 A
R3
R4
R2
m1
m1
Bài 3: Cho cơ hệ như hình vẽ 
Biết: m1=m2 =3kg, hệ số ma sát giữa m1 và m2, 
giữa m2 và sàn đều là = 0,3, lực kéo F = 50N, 
dây treo không co dãn, bỏ qua khối lượng ròng rọc dây treo, ma sát giữa dây treo với ròng rọc. Hệ vật chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu? 
Đơn vị tính: gia tốc ( m/s2)
m2
Bài 4: Một vật có khối lượng m bắt đầu trượt từ đỉnh máng nghiêng với góc nghiêng , độ cao mặt phẳng nghiêng h = 5m, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng chuyển động là . Tính thời gian vật chuyển động hết máng nghiêng. Cho biết khi góc nghiêng =150 thì vật chuyển động đều.
Đơn vị tính : thời gian (s)
Bài 5: Cho dòng điện xoay chiều i=5cos100t(A) chạy qua mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Tìm lượng điện tích chuyển qua mạch trong thời gian tính từ lúc t1=0 đến t2=( T là chu kỳ dao động của dòng điện chạy trong mạch).
Đơn vị tính : điện tích ( C )
 Bài 6: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l=40cm, treo quả cầu có khối lượng m=50g theo phương thẳng đứng trong điện trường đều, có phương vuông góc với dây treo , độ lớn cường độ điện trường E=5.104 V/m, quả cầu được tích điện q=2, kích thích cho con lắc dao động điều hòa. Tìm chu kỳ dao động của con lắc.
Đơn vị tính: chu kỳ ( s )
Bài 7: Hai mũi nhọn S1S2 cách nhau 10cm, gắn ở đầu một cần rung có tần số 100 Hz, cho chạm nhẹ vào mặt chất lỏng. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 0,6m/s. Gỏ nhẹ cần rung thì 2 điểm S1 S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình: u = 2 cos 2f t (cm). Viết phương trình dao động tổng hợp của sóng tại điểm M trên mặt chất lỏng, M cách S1 là 8cm, cách S2 là 6cm. Cho biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng.
Đơn vị tính : li độ (cm), góc pha (rad )
Bài 8: Một tấm ván đồng chất có khối lượng m đặt nằm ngang trên hai ống trụ giống nhau, quay ngược chiều nhau, khoảng cách các đường tiếp xúc là AB như hình vẽ.
AB = 2 l = 40cm. Giả sử khối tâm lệch khỏi trung điểm AB
 một đọan nhỏ x , hệ số ma sát giữa ván và ống trụ là 
=0,2. Tìm chu kỳ dao động của tấm ván.
Đơn vị tính: chu kỳ ( s)
 A B
Bài 9: Một nguồn sáng S đặt trước màn chắn M có một lỗ tròn nằm trên trục và cách tâm lỗ 16cm, sau màn M một đọan 32cm đặt màn hứng ảnh E, sao cho trên màn E thu được vết sáng tròn. Đặt thấu kính hội tụ L vừa khớp vào lỗ tròn. Tìm tiêu cự của thấu kính sao cho vết sáng tròn trên màn E có vị trí và kích thước như cũ.
Đơn vị tính: tiêu cự ( cm)
Bài 10: Trong một cái ống hình trụ, thẳng đứng với hai tiết diện khác nhau, có hai pittông tạo thành bình kín (như hình vẽ), chứa một mol khí lí tưởng. Diện tích tiết diện của pittông trên lớn hơn diện tích tiết diện của pittông dưới là =6dm2. Áp suất khí quyển bên ngoài là p0=1atm=101300Pa.Tính áp suất p của khí giữa hai pittông trong bình.
Giả thiết: Hai pittông luôn luôn vừa khớp với thành ống. Biết khối lượng tổng cộng của hai pittông là m = 1 kg. 
Đơn vị tính: áp suất (Pa)
============ Hết =============
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	ĐỀ THI GIẢI TÓAN MÁY TÍNH CASIO
	 LONG AN	 Năm học : 2010-2011
Môn : VẬT LÝ – LỚP 12
 Ngày thi : 23/01/2011
HƯỚNG DẪN CHẤM VẬT LÝ KHỐI 12
Gơi ý cách giải
Cho điểm
Bài 1
g = g0với h = 0,25R.
0.2
Kết quả : g = 6,2720 m/s2
0,8
Bài 2
Mạch điện ban đầu I=IA+I4
Mạch điện vẽ tương đương I=I1+I2
Từ mạch điện hình vẽ suy ra I=
E=UN+Ir
0,2
Kết quả |: 12,2666(V+
)
0,8
F
Bài 3
m1
m1
T1
T
fms1
T2
m2
Đối với hệ 
F-fms2- 2fms1= 2ma
fms2
 F - 4mg = 2ma
Suy ra a= 
0,2
Kết quả : 2,4533(m/s2)
0,8
Bài 4
 a=
Theo giả thuyết khi =150 , a/ =0 => 
Thời gian để vật trượt hết máng nghiêng S=
0,2
Kết quả : 2,7597(s)
0,8
Bài 5
q=
0,2
Kết quả : 0,0159(C)
0,8
Bài 6 
T=
0,2
Kết quả : 1,2558(s)
0,8
Bài 7
= 0,6 cm
u1= 2cos(200t –)
u2= 2cos(200t –)
u = u1 + u2
0,2
Kết quả : u = 2cos(200t –1,0471) ( cm)
0,8
Bài 8
Ápdụng định luật II Niu Tơn suy ra
Suy ra T=	
0,2
Kết quả : 2,0060(s)
0,8
Bài 9
suy ra d/ =8cm , d=16cm
0,2
Kết quả : 5,3333(cm)
0,8
Bài 10
P-F1+F2 +F01-F02=0
 mg-pk(S1-S2)+pkk(S1-S2)=0
Suy ra áp suất của khí trong khỏang giữa 2 pittông
Pk=
0,2
Kết quả : 101463,3333(Pa)
0,8
Chú ý : 
- Học sinh làm theo cách khác vẫn cho điểm tuyệt đối.
- Các chữ số thập phân sau dấu phẩy:
	* Nếu học sinh ghi sai chữ số thập phân thứ 4 trừ 0,2 điểm
	* Nếu học sinh ghi thiếu, sai hoặc dư thì không cho điểm kết quả.
- Học sinh chỉ bấm máy đúng kết quả mà không ghi cách giải cho 0,8 điểm (mỗi bài).
- Học sinh ghi đúng công thức tính toán cuối cùng nhưng kết quả sai cho 0,2 điểm (mỗi bài).

Tài liệu đính kèm:

  • docDethi-HSG-tren-MTCT-2011-Ly-K12 LONG AN.doc