Đề thi đề nghị học kỳ I 2015 - 2016 môn: Vật lý 8 thời gian : 60 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1345Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị học kỳ I 2015 - 2016 môn: Vật lý 8 thời gian : 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi đề nghị học kỳ I 2015 - 2016 môn: Vật lý 8 thời gian : 60 phút
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ I 2015 - 2016
MÔN: VẬT LÝ 8
THỜI GIAN : 60 PHÚT
MA TRẬN ĐỀ
Cấp độ
Nội dung chủ đề
Trọng số
Số lượng câu hỏi cần kiểm tra
Điểm số
Tổng số
TNKQ
TL
Cấp độ 1,2 lý thuyết
1.Chuyển động cơ 
14%
3.36 (3.5 câu)
3(0.75)
0.5 (0.5)
1.25đ
2. lực cơ
7%
1.68 (1.5 câu)
1(0.25)
0.5(0.5)
0.75đ
3. áp suất 
25%
6 câu
6(1.5)
1.5đ
4. công – công suất 
14%
3.36(3.5 câu)
3(0.75)
0.5(1đ)
1.25đ
Cấp độ 3, 4 vận dụng
1.Chuyển động cơ 
6%
1.44 (1.5 câu)
1(0.25)
0.5 (0.5)
0.75đ
2. lực cơ
3%
0.72(0.5 câu)
0.5(0.5)
0.5đ
3. áp suất 
25%
6 câu
5(1.25)
1(1đ)
3.25đ
4. công – công suất 
6%
1.44(1.5 câu)
1(0.25)
0.5(1đ)
0.75đ
Tổng
100%
24
20 (5đ)
4 (5đ)
10đ
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS LONG MỸ
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN VẬT LÝ – KHỐI LỚP 8
Thời gian làm bài : 60 phút 
 ĐỀ A
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Một chiếc bè thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng?
A. Bè đang đứng yên so với dòng nước.	B. Bè đang chuyển động so với dòng nước.
C. Bè đang đứng yên so với bờ sông.	D. Không câu nào đúng.
2. Khi biểu diễn lực bằng mũi tên thì độ lớn của lực được biểu diễn bằng
 A. Chiều mũi tên	 B. Phương mũi tên	 C. Độ dài mũi tên	 D. cả A,B,C.
3. Ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, đeo dây an toàn. Cách làm trên là để đối phó với hiện tượng:
	A. Lực hút của trái đất. B. Quán tính C. Sự cân bằng lực.	 D. Lực ma sát.
4. Trong các cách sau, cách nào làm tăng ma sát ?
	A. Làm nhẵn mặt tiếp xúc.	B. Dùng dầu nhờn bôi trơn chỗ tiếp xúc.
	C. Làm nhám mặt tiếp xúc.	D. Dùng ổ bi.
5. Trong các trường hợp lực xuất hiện sau, trường hợp nào không phải là lực ma sát ?
	A. Lực xuất hiện khi dây cao su bị dãn ra.	 B. Lực xuất hiện giữa đĩa và xích xe đạp.
	C. Lực xuất hiện làm mòn lốp xe ôtô.	
 D. Lực xuất hiện giữa chân và sàn nhà giữ cho ta không bị trượt.
6. Đổi 72km/h ra mét trên giây ta được kết quả là?
	A. 15m/s	B. 20m/s	C. 25m/s	D. 30m/s
7. Một xe tăng có trọng lượng là 30000N, biết áp suất của xe tăng lên mặt đường là 25000Pa. Diện tích tiếp xúc của bản xích xe tăng lên mặt đường là:
	A. 12m2	B. 1,2m2	C. 0,83m2	D. 8,3m2
8. Một quả dừa khô đang nổi trên mặt nước. So sánh lực đẩy Ácsimét và trọng lượng quả dừa, kết quả nào đúng ?
	A. FA P
	C. FA = P	 D. không so sánh được.
9. Đang chạy xe đạp, nếu ta ngưng đạp thì xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do:
	A. Ma sát trượt.	B. Ma sát lăn. C. Ma sát nghỉ	 D. Không câu nào đúng.
10. Càng lên cao áp suất khí quyển sẽ như thế nào?
	A. Càng giảm.	B. Càng tăng. C. Không thay đổi.	D. Có thể tăng cũng có thể giảm.
11. Một người đi xe đạp hết đoạn đường dốc dài 120m trong 30s, khi hết dốc tiếp tục đi đoạn đường nằm ngang dài 60m trong 20s. Vận tốc trung bình trên cả 2 quãng đường là:
	A. 36m/s	B. 3,6m/s	C. 3,5m/s	 D. 35m/s.
12. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra ?
	A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng phồng lên.	
	B. Dùng ống hút có thể hút nước vào miệng.
	C. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
	D. Thổi hơi vào quả bóng, quả bóng có thể phồng lên
II. TỰ LUẬN: (7đ)
1/. Thế nào là chuyển động đều ? Chuyển động không đều? Cho ví dụ từng loại? (2đ)
2/. Khi nhảy xa hoặc nhảy cao lúc tiếp đất ta phải gập chân lại, hãy giải thích? (2đ)
3/. Bài toán: Một thợ lặn đang lặn ở độ sâu 36m dưới mặt biển.
	a) Tính áp suất của nước biển tác dụng lên bộ áo lặn ? (1,5đ)
	b) Tính độ sâu tối đa mà người thợ lặn có thể lặn, biết rằng bộ áo lặn có thể chịu áp suất tối đa là 12360000 Pa.(1,5đ)
( Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3) ------Hết-------
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS LONG MỸ
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN VẬT LÝ – KHỐI LỚP 8
Thời gian làm bài : 60 phút 
 ĐỀ B
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, đeo dây an toàn. Cách làm trên là để đối phó với hiện tượng:
	A. Lực hút của trái đất. B. Quán tính C. Sự cân bằng lực.	 D. Lực ma sát.
2. Trong các trường hợp lực xuất hiện sau, trường hợp nào không phải là lực ma sát ?
	A. Lực xuất hiện khi dây cao su bị dãn ra.	 B. Lực xuất hiện giữa đĩa và xích xe đạp.
	C. Lực xuất hiện làm mòn lốp xe ôtô.	
 D. Lực xuất hiện giữa chân và sàn nhà giữ cho ta không bị trượt.
3. Một người đi xe đạp hết đoạn đường dốc dài 120m trong 30s, khi hết dốc tiếp tục đi đoạn đường nằm ngang dài 60m trong 20s. Vận tốc trung bình trên cả 2 quãng đường là:
	A. 36m/s B. 3,5m/s C. 3,6m/s D. 35m/s.
4. Một xe tăng có trọng lượng là 30000N, biết áp suất của xe tăng lên mặt đường là 25000Pa. Diện tích tiếp xúc của bản xích xe tăng lên mặt đường là:
	A. 12m2	B. 1,2m2	C. 0,83m2	 D. 8,3m2
5. Đổi 72km/h ra mét trên giây ta được kết quả là?
	A. 15m/s	B. 30m/s	C. 25m/s	D. 20m/s
6. Đang chạy xe đạp, nếu ta ngưng đạp thì xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do:
	A. Ma sát lăn. B. Ma sát trượt.	C. Ma sát nghỉ	 D. Không câu nào đúng.
7. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra ?
	A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng phồng lên.	
	B. Dùng ống hút có thể hút nước vào miệng.
	C. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
	D. Thổi hơi vào quả bóng, quả bóng có thể phồng lên
8. Một chiếc bè thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng?
 A. Bè đang chuyển động so với dòng nước. B. Bè đang đứng yên so với dòng nước
 C. Bè đang đứng yên so với bờ sông.	 D. Không câu nào đúng.
9. Càng lên cao áp suất khí quyển sẽ như thế nào?
	A. Càng giảm.	B. Càng tăng. C. Không thay đổi.	D. Có thể tăng cũng có thể giảm.
10. Khi biểu diễn lực bằng mũi tên thì độ lớn của lực được biểu diễn bằng
 A. Chiều mũi tên	 B. Phương mũi tên	 C. Độ dài mũi tên	 D. cả A,B,C.
11. Trong các cách sau, cách nào làm tăng ma sát ?
	A. Làm nhẵn mặt tiếp xúc.	B. Dùng dầu nhờn bôi trơn chỗ tiếp xúc.
	C. Dùng ổ bi. D. Làm nhám mặt tiếp xúc.
12. Một quả dừa khô đang nổi trên mặt nước. So sánh lực đẩy Ácsimét và trọng lượng quả dừa, kết quả nào đúng ?
	A. FA< P	 B. FA = P
	C. FA > P	 D. không so sánh được.
II. TỰ LUẬN: (7đ)
1/. Thế nào là chuyển động đều ? Chuyển động không đều? Cho ví dụ từng loại? (2đ)
2/. Khi nhảy xa hoặc nhảy cao lúc tiếp đất ta phải gập chân lại, hãy giải thích? (2đ)
3/. Bài toán: Một thợ lặn đang lặn ở độ sâu 36m dưới mặt biển.
	a) Tính áp suất của nước biển tác dụng lên bộ áo lặn ? (1,5đ)
	b) Tính độ sâu tối đa mà người thợ lặn có thể lặn, biết rằng bộ áo lặn có thể chịu áp suất tối đa là 12360000 Pa.(1,5đ)
( Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3) ------Hết----
ĐÁP ÁN LÍ 8
TRẮC NGHIỆM: ( Mỗi câu 0,25đ x 12 = 3đ)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐỀ A
A
C
B
C
A
B
A
C
B
A
B
B
ĐỀ B
B
A
C
A
D
A
B
B
A
C
D
B
II. TỰ LUẬN:
1. 
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.(0,5đ) 
VD: Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt đang chạy ổn định.(0,5đ)
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. (0,5đ)
VD: Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc (0,5đ)
2. Phải nêu được 2 ý: 	
 + do quán tính (chân chạm đất dừng lại đột ngột nhưng phần thân người còn chuyển động) (1đ)
	+ gập lại để tránh bị chấn thương (1đ)
3. 
Cho biết
Giải
h = 36 (m)
d = 10300 (N/m3)
a) p = ? (Pa)
b) pmax = 12360000 (Pa)
hmax = ? (Pa)
Áp suất của nước biển tác dụng lên bộ áo lặn
p = d. h = 10300 . 36 = 370800 (Pa)
Độ sâu tối đa người thợ lặn có thể lặn
Pmax = d. hmax => hmax = =1200 (m)
1,5đ
1,5đ
Lưu ý: Cách giải đúng khác, cho điểm tương đương.

Tài liệu đính kèm:

  • docLy_8_ki_1_1516_LM.doc