Đề thi đề nghị học kì I môn Vật lí 6 - Năm học: 2016 - 2017 - Trường THCS Long Mỹ

doc 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 979Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị học kì I môn Vật lí 6 - Năm học: 2016 - 2017 - Trường THCS Long Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi đề nghị học kì I môn Vật lí 6 - Năm học: 2016 - 2017 - Trường THCS Long Mỹ
Phòng GD – ĐT Mang Thít ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ I 
Trường THCS Long Mỹ Môn Vật Lí 6 - NH : 2016-2017
 Thời gian : 60 phút
NDKT
Cấp độ nhận thức
TỔNG CỔNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
- Đo độ dài.
- Đo thể tích chất lỏng.
- Đo thể tích vật rắn không thấm nước
1 câu
 1,5đ
 3 câu 
2,5đ
40%
 4đ
4 câu
Câu 1 TL
Câu 3, 10
Câu 2 TL
- Khối lượng.
- Lực.
- Trọng lực.
- Khối lượng riêng – trọng lượng riêng
 4 câu
1đ
 2 câu
1,75đ
 4 câu
2,75đ
 55%
 5,5đ
10 câu 
Câu 1, 4, 6, 9 
Câu 2
Câu 3 TL
Câu 5, 8, 12
Câu 4 TL
- Máy cơ đơn giản
- Mặt phẳng nghiêng
1 câu
0,25đ
 1 câu
0,25đ
 5%
 0.5đ
 2 câu
Câu 7
Câu 11
 TỔNG
 27,5%
 6 câu 
(5 KQ, 1TL) 
2,75đ
 45 %
 6 câu 
(4KQ, 2TL)
4,5đ
 27,5%
 4 câu
(3KQ, 1TL)
2,75đ
100 %
 10 đ
16 câu
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS LONG MỸ
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN VẬT LÍ – KHỐI LỚP 6
Thời gian làm bài :60 phút 
 ĐỀ A
 ĐỀ CHÍNH THỨC
A. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm ) Học sinh chọn câu đúng nhất mỗi câu 0,25 điểm
Câu 1.Câu nào sau đây không đúng:
Phương của trọng lực là phương thẳng đứng.
Phương của trọng lực là phương của dây dọi
Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên
Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới.
Câu 2.Trên vỏ hộp sữa có ghi 450g, số đó cho biết:
A.Thể tích hộp sữa.
B.Khối lượng của sữa trong hộp.
C.Trọng lượng của hộp sữa.
D.Trọng lượng của sữa trong hộp.
Câu 3. Khi bỏ vật rắn không thấm nước vào bình chia độ, mực nước trong bình dâng lên từ 150cm3 đến 200cm3. Thể tích vật rắn đó là:
A.150cm3
B.200cm3
C.175cm3
D.50cm3
Câu 4. Hai lực được gọi là cân bằng nhau khi:
A. Cùng phương, cùng chiều nhau.
 	B. Cùng phương, ngược chiều nhau.
C. Cùng tác dụng vào vật làm cho vật đó đứng yên.
D. Cùng tác dụng vào vật làm cho vật đó chuyển động.
Câu 5. Một vật có khối lượng 400kg thì trọng lượng của nó là:
A. 40N
B. 400N
C. 40000N
D. 4000N
Câu 6. Chọn câu đúng:
A. Đơn vị của khối lượng riêng là N/m3
B. Đơn vị của trọng lượng riêng là kg/m3
C. Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N)
D. Câu A, B đều đúng.
Câu 7. Mặt phẳng nghiêng, đòn bầy, ròng rọc gọi chung là:
A. máy cơ đơn giản.
B. lực kế.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
Câu 8. Cho khối lượng riêng của sứ là D = 2500kg/ m3 thì trọng lượng riêng của nó là:
A. 25000kg/m3
B. 2500N/m3
C. 25000N/m3
D. 250N/m3
Câu 9. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi
A. Lò xo bị kéo dãn.
B. Lò xo bị nén lại.
C. Lò xo bị kéo dãn ra hoặc khi bị nén lại.
D. Luôn luôn xuất hiện khi lò xo bị treo thẳng đứng.
Câu 10. Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây?
A. Một bát gạo.
B. Một hòn đá.
C. 5 viên phấn.
D. Một bát muối.
Câu 11. Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?
A. Cầu thang gác
B .Cái kéo.
C. Mái nhà.
D. Cái kìm.
Câu 12. 1 lít nước có khối lượng là 1kg. Vậy 1m3 nước có khối lượng là:
A.1 tấn.
B.1 tạ.
C.1kg.
D. 10kg.
B. Phần tự luận: ( 7 điểm )
Câu 1: Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì? Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là gì? (1,5đ).
Câu 2: Một người muốn bán 1 lít nước mắm nhưng trong tay chỉ có 2 loại ca đong loại 5 lít và 3 lít (đều không có vạch chia). Làm thế nào để đong đúng 1 lít? (2đ).
Câu 3: Một học sinh có khối lượng 30.5kg thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu? Trọng lượng của học sinh này có lớn hơn trọng lượng của 1 bao gạo 5 yến không? Vì sao? (1,5đ)
Câu 4: Một viên gạch có khối lượng 1506g, viên gạch có thể tích 1500cm3.
a/ Tính khối lượng riêng của gạch theo đơn vị kg/m3. (1đ)
b/ Tính trọng lượng riêng của gạch. (1đ)
- HẾT -
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS LONG MỸ
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN VẬT LÍ – KHỐI LỚP 6
Thời gian làm bài : 60 phút 
 ĐỀ B
 ĐỀ CHÍNH THỨC
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Học sinh chọn câu đúng nhất mỗi câu 0,25 điểm
Câu 1. Mặt phẳng nghiêng, đòn bầy, ròng rọc gọi chung là:
A . máy cơ đơn giản.
B. lực kế.
C . Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
Câu 2. Cho khối lượng riêng của sứ là D = 2500kg/ m3 thì trọng lượng riêng của nó là:
A. 25000kg/m3
B. 2500N/m3
C. 25000N/m3
D. 250N/m3
Câu 3. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi
 A. Lò xo bị kéo dãn.
 B. Lò xo bị nén lại.
 C. Lò xo bị kéo dãn ra hoặc khi bị nén lại.
 	 D. Luôn luôn xuất hiện khi lò xo bị treo thẳng đứng.
Câu 4. Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây?
A. Một bát gạo.
B. Một hòn đá.
C. 5 viên phấn.
D. Một bát muối.
Câu 5. Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?
A. Cầu thang gác
B. Cái kéo.
C. Mái nhà.
D. Cái kìm.
Câu 6. 1 lít nước có khối lượng là 1kg. Vậy 1m3 nước có khối lượng là:
A. 1 tấn.
B. 1 tạ.
C. 1kg.
D. 10kg.
Câu 7. Câu nào sau đây không đúng:
A. Phương của trọng lực là phương thẳng đứng.
B. Phương của trọng lực là phương của dây dọi
C. Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên
D. Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới.
Câu 8. Trên vỏ hộp sữa có ghi 450g, số đó cho biết:
A. Thể tích hộp sữa.
B. Khối lượng của sữa trong hộp.
C. Trọng lượng của hộp sữa.
D. Trọng lượng của sữa trong hộp.
Câu 9. Khi bỏ vật rắn không thấm nước vào bình chia độ, mực nước trong bình dâng lên từ 150cm3 đến 200cm3. Thể tích vật rắn đó là:
A. 150cm3
B. 200cm3
C. 175cm3
D. 50cm3
Câu 10. Hai lực được gọi là cân bằng nhau khi:
A. Cùng phương, cùng chiều nhau.
B. Cùng phương, ngược chiều nhau.
C. Cùng tác dụng vào vật làm cho vật đó đứng yên.
D. Cùng tác dụng vào vật làm cho vật đó chuyển động.
Câu 11. Một vật có khối lượng 400kg thì trọng lượng của nó là:
A. 40N
B. 400N
C. 40000N
D. 4000N
Câu 12. Chọn câu đúng:
A. Đơn vị của khối lượng riêng là N/m3
B. Đơn vị của trọng lượng riêng là kg/m3
C. Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N)
D. Câu A, B đều đúng.
B. Phần tự luận: ( 7 điểm )
Câu 1: Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì? Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là gì? (1,5đ).
Câu 2: Một người muốn bán 1 lít nước mắm nhưng trong tay chỉ có 2 loại ca đong loại 5 lít và 3 lít (đều không có vạch chia). Làm thế nào để đong đúng 1 lít? (2đ).
Câu 3: Một học sinh có khối lượng 30.5kg thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu? Trọng lượng của học sinh này có lớn hơn trọng lượng của 1 bao gạo 5 yến không? Vì sao? (1,5đ)
Câu 4: Một viên gạch có khối lượng 1506g, viên gạch có thể tích 1500cm3.
a/ Tính khối lượng riêng của gạch theo đơn vị kg/m3. (1đ)
b/ Tính trọng lượng riêng của gạch. (1đ)
- HẾT -
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM LÝ 6
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Mỗi câu đúng 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐỀ A
C
B
D
B
D
C
A
C
C
B
A
A
ĐỀ B
A
C
C
B
A
A
C
B
D
B
D
C
II/ Phần tự luận: (7 ĐIỂM )
1/ Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. (0,5đ).
Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. (0,5đ).
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m) (0,5đ)
2/ Lần 1: Đong đầy nước mắm vào ca loại 3 lít, sau đó đổ vào ca loại 5 lít. (0,75đ)
 Lần 2: Đong tiếp nước mắm vào ca loại 3 lít, đem đổ vào ca loại 5 lít lúc đầu. (0,75đ)
 Phần còn lại trong ca 3 lít là 1 lít. (0,5đ)
3/ Một học sinh có khối lượng 30.5kg thì có trọng lượng tương ứng là 305N. (0,75đ)
Trọng lượng của học sinh này không lớn hơn trọng lượng của 1 bao gạo 5 yến. ( Vì 5 yến = 50kg, mà 50kg tương ứng với 500N) (0,75đ)
4/ m = 1506g = 1,506kg
 V = 1500cm3 = 0,0015m3
a/ Khối lượng riêng của gạch theo đơn vị kg/m3:
 m = D x V -> D = = = 1004 (kg/m3). (1đ)
b/ Trọng lượng riêng của gạch.
 d = 10.D = 10 x 1004 = 10040 (N/m3) (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docLÝ 6.doc