Đề thi Chuyên đề lần 1 môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Chuyên đề lần 1 môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Chuyên đề lần 1 môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN 1 NĂM HỌC 2015-2016
 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11 
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề
—————————
Câu 1 (3,0 điểm)
	Cuộc khởi nghĩa nào được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ chống thực dân Anh vào nửa sau thế kỉ XIX ? Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa, tính chất của cuộc khởi nghĩa đó?
Câu 2 (4,0 điểm).
 Cuối thế kỉ XIX ở Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những cuộc cải cách nào? Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật Bản thành công?
Câu 3 (3,0 điểm)
	Nêu nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.
---Hết---
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh.Số báo danh
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN 1 NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 11 
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề
—————————
Câu 1 (3,0 điểm)
	Cuộc khởi nghĩa nào được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ chống thực dân Anh vào nửa sau thế kỉ XIX ? Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa, tính chất của cuộc khởi nghĩa đó?
Câu 2 (4,0 điểm).
 Cuối thế kỉ XIX ở Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những cuộc cải cách nào? Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật Bản thành công?
Câu 3 (3,0 điểm)
	Nêu nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.
---Hết---
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh.Số báo danh
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
KÌ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN III NĂM HỌC 2015-2016
LỚP 11 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ
 câu
Đáp án
Điểm
1
*Cuộc khởi nghĩa được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ chống thực dân Anh vào nửa sau thế kỉ XIX là khởi nghĩa Xipay(1857-1859)
0,5
*Nguyên nhân:
- Sâu xa: Do tinh thần dân tộc, long yêu nước, ý chí đấu tranh chống sự thống trị của thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ
0,5
-Trực tiếp: Binh lính Xipay bị đối sử tàn tệ, bị xúc phạm về tinh thần dân tộc và tín ngưỡng, bạc đãi, khinh rẻ
0,5
*Diễn biến:
+ Ngày 10/5/1857, hàng vạn lính Xipay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trangang chống thực dân Anhnhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn độ.
0,25
+ Nghĩa quân đã lập được chính quyền giải phóng được một số thành phố
 lớnkhoảng 2 năm thì bị đàn áp và thất bại.
0,25
*Ý nghĩa: Thể hiện lòng yêu nước, ý thức dân tộc và tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ
0,5
*Tính chất: Cuộc khởi nghĩa Xipay từ cuộc nổi dậy của binh lính đã trở thành cuộc khởi nghĩa của nhân dân, mang tính dân tộc.
0,5
2
Cuối thế kỉ XIX ở Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những cuộc cải cách nào? Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật Bản thành công?
4,0
a. Những cải cách ở Trung Quốc - cải cách Mậu Tuất (1898).
- Ngày 21/9/1898, khi phong trào Duy tân mới diễn ra được hơn 100 ngày, Thái hậu Từ Hi làm cuộc chính biến, ra lệnh bắt vua Quang Tự, tịch thu ấn tín, bắt và xử tử những người lãnh đạo phái Duy tânCải cách thất bại.
0,5
b. Ở Nhật Bản - cải cách Minh Trị (1868).
- Người khởi xướng là Thiên Hoàng Minh Trị với nội dung: 
+ Kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông, liên lạc. Nhà nước nắm giữ việc khai mỏ.
0,5
+ Chính trị: Xóa bỏ chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới tổ chức theo kiểu châu Âu, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật thành một quốc gia thống nhất. Thông qua Hiến pháp 1889, thiết lập nền quân chủ lập hiến.
0,5
+ Văn hóa-giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, tăng cường nội dung khoa học kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử học sinh đi du học ở phương Tây. 
0,5
+ Quân đội : được Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng phát triển công nghiệp tàu chiến, sản xuất vũ khí. Cải cách thành công.
0,5
c. Cải cách ở Nhật Bản thành công, ở Trung Quốc thất bại
- Cải cách ở Nhật Bản thành công là vì: Được sự hậu thuẫn của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là tầng lớp quí tộc Đai-my-ô và tầng lớp Sa-mu-rai. Người tiến hành cải cách là Thiên hoàng Minh Trị, nắm trong tay thực quyền và là người có tư tưởng Duy tân tiến bộ
0,75
- Cải cách ở Trung Quốc thất bại vì: Do vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu, đứng đầu là Từ Hi Thái hậu. Vua Quang Tự không có thực quyền chính trị. Phong trào phát triển chủ yếu trong tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng nhưng không đi vào quần chúng nhân dân, không động viên và cũng không muốn dùng nhân dân làm hậu thuẫn. Nội bộ chưa đoàn kết
0,75
3
Nêu nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.
3,0
* Nguyên nhân :
- Giai cấp TS Trung Quốc ra đời cuối thế kỉ XIX và lớn mạnh đầu thế kỉ XX, họ bị TB nước ngoài và triều đình Phong kiến Mán Thanh kìm hãm, chèn ép.
0,5
 -Tháng 8/ 1905 họ thành lập tổ chức Trung Quốc đồng minh hội do Tôn Trung Sơn đứng đầu
0,5
- Ngày 9/5/1911 chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “quốc hữu hóa đường sắt” gây nên sự căm phẫn trong nhân dân-> Châm ngòi cho CM Tân Hợi
0,5
*Tính chất: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
0,5
* Ý nghĩa: Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. 
0,5
*Hạn chế: Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
0,5
---Hết---

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chuyen_de_lan_1_mon_lich_su_lop_11_nam_hoc_2015_2016.doc