Đề thi chọn sinh giỏi Sinh học lớp 12 (Kèm đáp án) - Đề số 3

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn sinh giỏi Sinh học lớp 12 (Kèm đáp án) - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn sinh giỏi Sinh học lớp 12 (Kèm đáp án) - Đề số 3
	 Thời gian làm bài : 150 phút (Không kể giao đề )
Câu 1: 	1) Nêu các yếu tố và cơ chế đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật.
	2) Vì sao tính đặc trưng và ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối?
	3) Cho biết: Một đoạn mạch đơn của gen A ở vi khuẩn E. coli có trình tự các bộ ba mã hoá như sau:
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
5’.ATG TGX XXX XGA GTX GAG GAX XTG AGX XTG 3’ Đột biến là mất 1 nucleotit số 22 thuộc bộ ba mã hoá thứ 8, phân tử protein do gen đột biến điều khiển tổng hợp có số axit amin là bao nhiêu? 
Câu 2: 1) Trong sản xuất có những cách nào để tạo ra thể tam bội (3n) và thể tứ bội (4n) ?
	2) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ?
 3) Viết sơ đồ và giải thích về mối quan hệ giữa ADN, ARN, Protein ở những loài có vật chất di truyền là ARN?
Câu 3: 
1) Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá giống?
2) Một dòng cây trồng P ban đầu có kiểu gen Aa chiếm 100%. Nếu cho tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu gen như thế nào?
3) Nêu vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc trong chọn giống cây trồng.
Câu 4: Cho 2 cây đậu Hà Lan đều thuần chủng là cây hạt trơn, vàng và cây hạt nhăn, xanh lai nhau được F1 toàn hạt trơn, vàng. Sau đó cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có 571 cây hạt trơn, vàng; 157 hạt trơn, xanh; 164 hạt nhăn, vàng và 68 hạt nhăn, xanh.
 Hãy dùng phương pháp χ2 để xác định tỉ lệ phân tính ở F2 trên có tuân theo quy luật phân li độc lập hay không? 
 Cho biết: với (n-1) = 3; α (hay p) = 0,05 thì χ2 = 7,815; mỗi gen quy định một tính trạng.
Câu 5: 
Một người có bộ NST là 44A + X thì bị hội chứng gì? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của hội chứng này.
Câu 6: Một tế bào trứng của một cá thể động vật được thụ tinh với sự tham gia của 1048576 tinh trùng. Số tinh nguyên bào sinh ra số tinh trùng này có 3145728 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi. Các tinh nguyên bào này đều có nguồn gốc từ một tế bào mầm.
1) Hãy xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
2) Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra bao nhiêu NST đơn cho quá trình nguyên phân của tế bào mầm?
3) Hợp tử được tạo thành từ kết quả thụ tinh của tế bào trứng nói trên nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra 91 NST đơn.
a) Giải thích cơ chế hình thành hợp tử.
b) Xác định số lượng NST ở trạng thái chưa nhân đôi của thế hệ tế bào cuối cùng.
Câu 7
 Lưới thức ăn là gì? Hãy nêu sơ đồ của 3 chuỗi thức ăn (mỗi chuỗi thức ăn có 5 mắt xích) và phối hợp 3 chuỗi thức ăn đó thành 1 lưới thức ăn.
Câu 8. Xét ba gen liên kết theo trật tự sau:
	 A 	30	 B 20 C
Nếu một thể dị hợp tử về 3 gen AbC/ aBc được lai với abc / abc thì tỉ lệ các kiểu hình theo lí thuyết là bao nhiêu? Giả sử rằng tần số của các cá thể có trao đổi chéo kép là tích các tần số trao đổi chéo đơn (không có nhiễu).
-----------Hết------------
ĐÁP ÁN ĐÈ THAM KHẢO 3
Câu - ý
Nội dung
Điểm
Câu1
4.0
1.
 * Yếu tố quy định tính đặc trưng và ổn định:
-Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nu trên ADN 
0,5
- Tỷ lệ 
0,5
- Hàm lượng ADN trong tế bào 
0,5
* Cơ chế:
Tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp của ADN trong quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường
0,5
2.
Có tính chất tương đối vì:
- Có thể xảy ra đột biến do tác nhân vật lý, hoá học của môi trường làm thay đổi cấu trúc ADN
0,5
- Có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân dẫn đến thay đổi cấu trúc ADN 
0,5
3.
Viết trình tự bộ ba trên mạch gốc 3’ -5’ -à trình tự các bộ ba trên mARN
0,5
Sô aa trong phân tử prôtêin là 6
0,5
Câu 2
4.0
1.
* Cách tạo ra thể tam bội (3n):
- Tác động vào quá trình giảm phân ở một bên bố hay mẹ tạo ra giao tử 2n; cho giao tử 2n kết hợp với giao tử n 
0,5
- Cho lai thể tứ bội 4n (cho giao tử 2n) với thể lưỡng bội 2n (cho giao tử n)
0,5
 * Cách tạo ra thể tứ bội (4n):
- Tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (2n) tạo tế bào 4n ® phát triển thành thể tứ bội
0,5
- Tác động vào quá trình giảm phân tạo ra giao tử 2n; sau đó cho các giao tử 2n kết hợp với nhau
0,5
2.
Vì : - Đột biến gen làm thay đổi trong cấu trúc của gen dẫn đến sai lạc ARN nên làm biến đổi Protein	 - --- Làm phá vỡ mối quan hệ hài hòa đã có trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể và giữa cơ thể với môi trường dẫn đến sức sống kém.
3
- Giải thích:
+ Trình tự các Nu trên ARN qui định trình tự các Nu trên ADN.
+ Trình tự các Nu trên ADN qui định trình tự các Nu trên mARN.
+ Trình tự các Nu trên mARN qui định trình tự các a.a trên phân tử protein
0,25
0,25
0,5
Câu 3
3.0
1. 
Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ gây thoái hoá giống vì: 
- Giảm tỷ lệ thể dị hợp tăng tỷ lệ thể đồng hợp, gây hiện tượng thoái hoá vì các gen lặn có hại được biểu hiện 
0.5
2.
Ở thÕ hÖ F2 tû lÖ c¸c kiÓu gen thay ®æi: 
 P: Aa x Aa (100% dÞ hîp)
 F1: 1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa; ® 50% dÞ hîp vµ 50% ®ång hîp 
0.5
F1 tự thụ phấn:
 1/4(AA x AA) : 1/2(Aa x Aa) : 1/4(aa x aa) 
0.5
F2 : 1/4AA : 1/2(1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa) : 1/4aa 
 Þ 3/8AA: 2/8Aa : 3/8aa; ® thể đồng hợp 75% và thể dị hợp 25%
(Nếu học sinh nêu được F1 có 50% dị hợp và 50% đồng hợp; F2 có 75 % đồng hợp và 25% dị hợp cho 1 điểm) 
0.5
3. 
Vai trò:
- Tạo dòng thuần để tạo ưu thế lai và sử dụng trong lai phân tích 
0.5
- Củng cố các gen có lợi và loại bỏ các gen có hại
0.5
Câu 4
3.0
Kiểu hình F2
O
E
(O-E)2
(O-E)2/E
Trơn, vàng
571
540
961
1,7796
Trơn, xanh
157
180
529
2,9389
Nhăn, vàng
164
180
256
1,4222
nhăn, xanh
68
60
64
1,0667
Σ
960
960
7,2074
Như vây, đối chiếu với giá trị χ2 = 7,815, ta thấy giá trị χ2 = 7,2074 thu được trong thí nghiệm < 7,815 nên kết quả thu được trong thí nghiệm phù hợp với quy luật phân li độc lập. Sự sai khác giữa số liệu lí thuyết và thực nghiệm là do sai sót ngẫu nhiên.
Câu 5
2.0
1.
 Là hội chứng Tớc nơ 
0.5
2.
Cơ chế hình thành: 
 - Do trong quá trình phát sinh giao tử cặp NST giới tính phân ly bất thường tạo giao tử 22A + 0 
0.5
- Trong thụ tinh giao tử 22A + 0 kết hợp với giao tử bình thường 22A + X tạo hợp tử 44A + X ® gây ra hội chứng Tớc nơ. 
0.5
3.
Biểu hiện: Nữ lùn, cổ ngắn, cơ quan sinh sản kém phát triển, không có kinh nguyệt, thường mất trí và không có con. 
0.5
Câu 6
4.0
1.
- Số tinh nguyên bào: 1048576 : 4 = 262144 (TB) 
0.5
- Số NST trong bộ 2n của loài: 2n = 3145728 : 262144 = 12 (NST) 
0.5
2.
- Số đợt nguyên phân của tế bào mầm: 2k = 262144 = 218Þ k = 18 (đợt) 
0.5
- Môi trường cung cấp số NST: 12 (218-1) = 3145716 (NST) 
0.5
3.
- Số NST trong hợp tử là: 91: (23-1) = 13(NST) = 12 +1
0.5
a.
- Hợp tử có dạng đột biến dị bội thể 2n + 1
0.5
- Cơ chế hình thành hợp tử: do 1 tinh trùng (trứng) có n = 6 NST kết hợp với 1 tinh trùng (trứng) có n = 7 NST (n + 1) tạo thành hợp tử có 2n + 1 = 13
0.5
b.
- Số NST ở thế hệ TB cuối cùng là: 13 x 23 = 104 (NST)
0.5
Câu 7
- Khái niệm lưới thức ăn
0,5
- 3 chuỗi thức ăn.
0,75
- Lưới thức ăn
Câu 8
Vì đây là phép lai phân tích nên tần số của các giao tử sẽ bằng tần số của các kiểu hình.
1) Tính tần số của trao đổi chéo kép.
	Các lớp kiểu hình do trao đổi chéo kép là ABC và abc. Vậy tần số trao đổi chéo kép = 0,3 x 0,2 = 0,06. Vì tái tổ hợp là tương hỗ nên (1/2) x 0,06 là tần số của mỗi lớp ABC và abc, và bằng 0,03.
2) Tính tần số trao đổi chéo đơn giữa A và B.
Ta có tần số trao đổi chéo giữa A và B = 0,3, tần số này bằng tổng tần số các trao đổi chéo đơn và tần số trao đổi chéo kép, vì vậy:
Tần số trao đổi chéo - tần số trao đổi chéo kép = tổng tần số của các trao đổi chéo đơn.
Vậy tần số trao đổi chéo đơn giữa A và B = 0,3 – 0,06 = 0,24.
Tần số của mỗi lớp Abc và abC sẽ bằng 0,12.
3) Tính tần số của trao đổi chéo đơn giữa B và C:
	0,2 – 0,06 = 0,14
Tần số mỗi lớp Abc và aBC sẽ bằng 0,07.
4) Tính các cá thể tạo ra do liên kết hoàn toàn bằng cách lấy 1 trừ đi tất cả các cá thể có tái tổ hợp.
	1 – (0,24 + 0,14 + 0,06) = 1 – 0,44 = 0,56
Tần số mỗi lớp AbC và aBc sẽ là 0,28
Trong trường hợp trên, vì giả thiết cho không có nhiễu nên I = 0
Nhưng nếu có hiện tượng nhiễu, ta giả sử rằng I = 0,2 hãy tính các tần số mong muốn (theo lí thuyết).
Để tính toán, trước hết tần số trao đổi chéo kép theo lí thuyết phải được tính như sau:
Vì I = 1 – CC, do đó CC = 0,8
 CC = 
	 Tần số trao đổi chéo kép thực tế
 Tần số trao đổi chéo kép lí thuyết
Tức là 0,8 = 
 Tần số trao đổi chéo kép thực tế
 	0,06
Suy ra tần số trao đổi chéo kép thực tế = 0,8 x 0,06 = 0,048.
Vì vậy tần số các lớp trao đổi chéo kép bằng 0,048
Tần số trao đổi chéo đơn giữa A và B là:
	0,3 – 0,048 = 0,252
Tần số trao đổi chéo đơn giữa B và C là 
	0,2 – 0,048 = 0,152
Và tần số các lớp không do trao đổi chéo tạo thành là 0,548.

Tài liệu đính kèm:

  • doc15.doc