Đề thi chọn học sinh năng khiếu cấp trường năm học 2015 – 2016. lần 1 môn Ngữ văn 7

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1196Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh năng khiếu cấp trường năm học 2015 – 2016. lần 1 môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh năng khiếu cấp trường năm học 2015 – 2016. lần 1 môn Ngữ văn 7
TRƯỜNG THCS VĂN MIẾU
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi có 01 trang
KỲ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU 
CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015 – 2016. LẦN 1
MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (4.0 điểm)
ChØ ra nh÷ng c¸i hay, c¸i ®Ñp vµ hiÖu qu¶ diÔn ®¹t cña nã ®ưîc sö dông trong ®o¹n th¬ sau:
§Ñp v« cïng tæ quèc ta ¬i!
 Rõng cä ®åi chÌ ®ång xanh ngµo ng¹t.
 N¾ng chãi S«ng L« hß « tiÕng h¸t,
 ChuyÕn phµ dµo d¹t bÕn nưíc B×nh Ca.
 (Tè H÷u)	Câu 2: (6.0 điểm)
	 Văn bản Cổng trường mở ra (Ngữ Văn 7, Tập I) kết thúc như sau:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.
Hãy viết một đoạn văn 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về “thế giới kỳ diệu” được mở ra khi “bước qua cánh cổng trường”.
C©u 3: ( 10.0 ®iÓm)
 Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
 ––––––––––––––––––– Hết ––––––––––––––––––––
Họ và tên thí sinh ......................................................... SBD ...................
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN NGỮ VĂN 7
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. 
II. Đáp án và thang điểm
Nội dung cần đạt
ĐIỂM
Câu 1: (4,0 điểm)
ChØ ra nh÷ng c¸i hay, c¸i ®Ñp vµ hiÖu qu¶ diÔn ®¹t cña nã ®ưîc sö dông trong ®o¹n th¬ sau:
§Ñp v« cïng tæ quèc ta ¬i!
 Rõng cä ®åi chÌ ®ång xanh ngµo ng¹t.
 N¾ng chãi S«ng L« hß « tiÕng h¸t,
 ChuyÕn phµ dµo d¹t bÕn nưíc B×nh Ca. (Tè H÷u) 
* Yªu cÇu vÒ néi dung cÇn lµm næi bËt c¸c ý c¬ b¶n sau:
- C¸i ®Ñp (nghÖ thuËt cña ®o¹n th¬):
+ C¸ch gieo vÇn “a” (c©u 1, 4) vµ “¸t” (c©u 2,3) lµm cho khæ th¬ giµu tÝnh nh¹c ®iÖu với âm thanh tiÕng h¸t ®iÖu hß t¹o c¶m gi¸c mªnh m«ng kho¸ng ®¹t.
+ §¶o trËt tù có ph¸p vµ c©u c¶m th¸n ë c©u th¬ thø nhÊt ®· nhÊn m¹nh c¶m xóc ngîi ca.
+ C¸ch ng¾t nhÞp c©n ®èi 4/4.
+ Sử dụng nhiều từ láy chỉ đặc điểm, tính chất :  "ngào ngạt", "dào dạt"; tính từ chỉ mµu sắc: màu "xanh" của rừng cọ đồi chè, s¾c "chãi" cña n¾ng thể hiện c¸i b¸t ng¸t tươi đẹp, tràn đầy sức sống...
1.00
0.50
0.50
1.00
 - C¸i hay (néi dung cña ®o¹n th¬): §o¹n th¬ vÏ lªn mét bøc tranh ®Ñp, rùc rì tư¬i s¸ng vÒ thiªn nhiªn ®Êt nưíc; t¹o cho lßng ngưêi niÒm tù hµo v« bê vÒ Tæ quèc tư¬i ®Ñp, trµn ®Çy søc sèng.
1.00
Câu 2: (6.0 điểm)
	 Văn bản Cổng trường mở ra (Ngữ Văn 7, Tập I) kết thúc như sau:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.
Hãy viết một đoạn văn 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về “thế giới kỳ diệu” được mở ra khi “bước qua cánh cổng trường”.
- Hình thức : 
+ Phải biết cách xây dựng đoạn văn theo trình tự: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
+ Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận vững chắc; dùng từ, đặt câu, chính tả đúng.
+ Dung lượng: đoạn văn từ 8 đến 10 câu. 
1.0
- Kiến thức: 
 Học sinh dựa vào nội dung bài học “ Cổng trường mở ra” và hiểu biết của bản thân để trình bày suy nghĩ về “thế giới kỳ diệu” được mở ra khi “bước qua cánh cổng trường” làm nổi bật ý về vai trò và vị trí của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. Sau đây là một số gợi ý: 
+ Được khám phá một thế giới mới lạ: những điều kì diệu, bí ẩn trong thế giới tự nhiên và con người
+ Được đến với cả một chân trời tri thức, được bồi dưỡng về tâm hồn nhân cách;
+ Ước mơ, khát vọng được chắp cánh để bay cao, bay xa;
+ Được sống trong vòng tay yêu thương của thầy cô, bè bạn
1.50
1.00
1.00
1.50
C©u 3: ( 10.0 ®iÓm)
 Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
1. Yêu cầu chung:
	- HS biết sử dụng phép lập luận chứng minh để chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
	- Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh kết hợp với giải thích, bố cục hợp lí, dẫn chứng có sức thuyết phục, có sự liên kết, trình bày mạch lạc, rõ ràng.
2. Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài: 
	- Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.
	- Vấn đề bảo vệ môi trường được cả nhân loại quan tâm.
1.00
b) Thân bài: 
	* Giải thích: 
	Môi trường tác động đến đời sống của con người bao gồm: môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.
	* Chứng minh: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. 
	- Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt nở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.	- Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho thủy hải sản ngày càng cạn kiệt.
	- Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, giông tố, bão lụt, hạn hán, nước biển dâng, nước mặn thâm nhập vào đất liền... liên tiếp xảy ra).	- Ở thành thị và các khu công nghiệp: khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lý kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của chúng ta còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hóa (xả rác ra đường, xuống kênh mương, xuống sông, phóng uế bừa bãi nơi công cộng...) làm cho môi trường dần bị ô nhiễm, cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.	
	- Ở nông thôn: sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hàng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động...	* Giải pháp: 
	- Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực góp phần vào việc giữ gìn bảo vệ môi trường sống, ngôi nhà chung của thế giới.
	- Có hành động cụ thể: Trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trường lớp, thành phố, làng quê xanh - sạch - đẹp.
	- Xử lý nghiêm những cá nhân, doanh nghiệp vi phạm Luật môi trường; xử lý lâm tặc... theo Luật định.
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
 1.00
 0.50
0.50
0.50
c) Kết bài: 
	Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người. Nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường, đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn. Vì vậy mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Bản thân em sẽ thực hiện thật tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ở ngay nơi mình ở, học tập và sinh hoạt...
1.50
––––––––––––––––––– Hết ––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn 7 15-16 L1.doc