Đề thi chọn học sinh năng khiếu cấp huyện năm học 2013 - 2014 môn: sinh học

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1339Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh năng khiếu cấp huyện năm học 2013 - 2014 môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh năng khiếu cấp huyện năm học 2013 - 2014 môn: sinh học
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Đề thi có 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013 - 2014
 MÔN: SINH HỌC 
 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm): 
 Trình bày cấu tạo của một nơron điển hình? Hoạt động sống của tế bào được biểu hiện như thế nào?
C©u 2 (4,0 ®iÓm):
 So s¸nh ®éng m¹ch vµ tÜnh m¹ch ? V× sao tÜnh m¹ch cã van cßn ®éng m¹ch l¹i kh«ng cã van?
Câu 3 (2,75 điểm): 
 Hồng cầu có đặc điểm và cấu tạo phù hợp với chức năng mà nó đảm nhận như thế nào?
Câu 4 (4,0 điểm): 
 a) Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào ? Cơ quan nào quan trọng nhất ? Vì sao ?
 b) Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì ?
Câu 5 (2,5 điểm): 
 So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ? Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với học sinh trung học cơ sở ?
Câu 6 (3,75 điểm): 
 a) Hô hấp là gì? Phân biệt hô hấp thường với hô hấp sâu? 
 b) Có hai bạn học sinh tranh luận với nhau về hiệu quả hô hấp:
 	 Bạn Nhân cho rằng mình có hiệu quả hô hấp tốt vì nhịp hô hấp của Nhân là 18 và mỗi cử động hô hấp trao đổi được 400ml khí.
 	Bạn Đức lại cho rằng hiệu quả hô hấp của mình cao hơn vì nhịp hô hấp của bạn Đức là 12 và mỗi cử động hô hấp trao đổi được 750 ml khí. 
Em hãy phân giải giúp hai bạn đó.
 c) Khói thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
................................HẾT.................................
Họ và tên thí sinh:..........................................................SBD:..........................
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU 
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Sinh học
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
Câu 1 (3,0 điểm) Trình bày cấu tạo của một nơron điển hình? Hoạt động sống của tế bào được biểu hiện như thế nào?
* Cấu tạo của một nơron điển hình :
- Về cơ bản nơron có cấu trúc của một tế bào: gồm màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào.
- Nơron có cấu trúc đặc trưng của tế bào thần kinh, gồm:
+ Thân nơron: thường có hình sao, hình bầu dục, trong có chứa nhân.
+ Sợi nhánh: thường có nhiều sợi nhánh ở xung quanh thân, các sợi nhánh thường phân nhánh dạng cành cây.
Thân và sợi nhánh có chứa thể Nissl(màu xám) - > cấu tạo nên chất xám trong trung ương thần kinh và các hạch thần kinh.
+ Sợi trục: có một sợi trục dài, bên ngoài thường có bao mielin(màu trắng), tận cùng phân nhánh và có các cúc xinap.
Sợi trục cấu tạo nên chất trắng trong trung ương thần kinh và các dây thần kinh, bó sợi thần kinh.
* Nêu hoạt động cơ bản của tế bào?
Hoạt động sống của tế bào biểu hiện ở quá trình đồng hóa và dị hóa, sinh sản và cảm ứng, sinh trưởng và phát triển.
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
1
2
Câu 2 (4,0 điểm): 
a) So sánh động mạch và tĩnh mạch ?
* Giống nhau:
- Về cấu tạo: 
+ Động mạch và tĩnh mạch đều có cấu tạo dạng rỗng.
+ Thành đều gồm có ba lớp là lớp mô liên kết, lớp cơ trơn, lớp biểu bì.
- Về chức năng : đều có chức năng dẫn máu.
* Khác nhau :
Động mạch
Tĩnh mạch
- Về cấu tạo : 
+ Thành động mạch có lớp mô liên kết và mô cơ trơn dày hơn. Trong lớp mô cơ trơn có các sợi đàn hồi.
+ Lòng mạch hẹp hơn.
- Về chức năng: dẫn máu từ tâm thất của tim đến các cơ quan.
- Về cấu tạo:
+ Thành tĩnh mạch mỏng hơn. Trong lớp mô cơ trơn không có các sợi đàn hồi.
+ Lòng mạch rộng hơn.
+ Có van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực.
- Về chức năng: dẫn máu từ các cơ quan trở về tâm nhĩ của tim.
b) Vì sao tĩnh mạch có van còn động mạch lại không có van ?
- Tĩnh mạch có van vì: Máu chảy trong tĩnh mạch thường ngược chiều trọng lực nên phải chịu tác dụng của trọng lực; áp lực máu trong tĩnh mạch thấp nên rất khó cho việc đưa máu về tim, Tĩnh mạch có van để khi các cơ quanh thành mạch co ép đẩy máu qua van đi lên, khi cơ dãn van đóng lại làm máu không chảy ngược trở lại.
- Động mạch không có van vì: Máu chảy trong động mạch có áp lực cao và thường theo chiều trọng lực, nếu có van sẽ làm cản trở dòng chảy của máu và có thể làm vỡ thành mạch gây nguy hiểm cho cơ thể.
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,25 
0,25 
0,5 
0,5 
0,5 
3
Câu 3 (2,75 điểm): Hồng cầu có đặc điểm và cấu tạo phù hợp với chức năng mà nó đảm nhận như thế nào?
* Chức năng: hồng cầu kết hợp và vận chuyển khí oxi từ phổi đến cung cấp cho tế bào, đồng thời kết hợp và vận chuyển khí cacbonic từ tế bào đến phổi để thải ra môi trường bên ngoài.
* Các đặc điểm giúp hồng cầu đảm nhiệm tốt chức năng :
+ Hình đĩa, lõm hai mặt -> bề mặt tiếp xúc của hồng cầu rất lớn, đặc điểm này giúp nó tăng lượng O2, CO2 hợp với hồng cầu và nhờ đó phản ứng kết hợp giữa Hb với O2, CO2 được thực hiện mau chóng, giúp máu cung cấp đầy đủ O2 cho cơ thể và thải CO2 ra bên ngoài.
+ Hồng cầu không có nhân -> giúp hồng cầu giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng khi nó hoạt động, giúp cơ thể tiết kiệm được năng lượng và cũng nhờ đó hồng cầu có thể làm việc trong suốt đời sống của nó.
+ Trong hồng cầu có chứa huyết sắc tố Hb, là một loại protein kết hợp với chất sắc đỏ chứa sắt. Khi máu qua phổi, do áp suất O2 ở phổi cao: Hb + O2 -> Hb.O2 không bền. Khi máu đến tế bào, do áp suất O2 ở tế bào thấp: Hb.O2 -> Hb + O2 ; do áp suất CO2 trong tế bào cao, Hb + CO2 -> Hb.CO2 không bền, theo máu về phổi và thải CO2 ra ngoài môi trường.
+ Trong cơ thể hồng cầu thường xuyên được đổi mới, trong một giây có khoảng 10 triệu hồng cầu được sinh mới để thay thế một lượng tương đương các hồng cầu già kém khả năng hoạt động bị chết đi. Đặc điểm này giúp hồng cầu luôn được đổi mới và duy trì được khả năng làm việc liên tục trong cơ thể người.
0,5 
0,5 
0,5 
0,75 
0,5 
4
Câu 4 (4,0 điểm) : 
 a) Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào ? Cơ quan nào quan trọng nhất ? Vì sao ?
 Hệ tiêu hóa của người gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
- Ống tiêu hóa gồm: khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
- Các tuyến tiêu hóa gồm: tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột.
* Ruột non là cơ quan quan trọng nhất trong hệ tiêu hóa vì :
- Ở ruột non thức ăn mới được biến đổi chủ yếu về mặt hóa học.
- Ruột non là nơi có đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng biến đổi thức ăn một cách triệt để và hoàn toàn nhờ sự hỗ trợ của các tuyến tiêu hóa.
- Ruột non cũng là nơi có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
 b) Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì ?
 Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là: đường đơn(đường 6 cacbon), các axitamin, axit béo và glixerin, các vi tamin, các muối khoáng.
0,25 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,75 
5
Câu 5 (2,5 điểm): Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ? Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với học sinh trung học cơ sở ?
* Phân biệt PXCĐK và PXKĐK
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
- Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.
- Mang tính bẩm sinh.
- Bền vững.
- Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại.
- Số lượng hạn định.
- Cung phản xạ đơn giản.
- Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống.
- Trả lời các kích bất kì hay kích thích có điều kiện(đã được kết hợp với kích thích không điều kiện).
- Được hình thành trong đời sống, qua quá trình học tập và rèn luyện.
- Dễ mất khi không được củng cố.
- Không có tính di truyền, mang tính cá thể.
- Số lượng không hạn định.
- Hình thành đường liên hệ tạm thời.
- Trung ương nằm ở vỏ não.
* Ý nghĩa 
- Sự hình thành PXCĐK là cơ sở để HS hình thành những thói quen tốt, những nếp sống văn hóa, văn minh.
- Sự ức chế PXCĐK : là cơ sở để HS từ bỏ những thói qen xấu, có hại.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
6
Câu 6 (3,75 điểm): 
a) Hô hấp là gì? Phân biệt hô hấp thường với hô hấp sâu?
* Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
* Phân biệt hô hấp thường với hô hấp sâu:
Hô hấp thường
Hô hấp sâu
- Diễn ra một cách tự nhiên, không có ý thức (hít vào chủ động, thở ra thụ động), là những PXKĐK mà trung khu thần kinh ở hành tủy.
- Có sự tham gia của các cơ nâng sườn, cơ giữa sườn, cơ hoành.
- Lượng không khí được trao đổi qua phổi trong mỗi cử động hô hấp ít, khoảng 500ml.
- Là một hoạt động có ý thức (hít vào và thở ra đều chủ động), có sự tham gia của đại não.
- Số cơ tham gia nhiều hơn, có thêm sự tham gia của cơ ngực, cơ bụng
- Lượng không khí được trao đổi qua phổi trong mỗi cử động hô hấp nhiều, khoảng 3. 400 ml – 3.800ml.
b) Có hai bạn học sinh tranh luận với nhau về hiệu quả hô hấp:
 - Bạn Nhân cho rằng mình có hiệu quả hô hấp tốt vì nhịp hô hấp của Nhân là 18 và mỗi cử động hô hấp trao đổi được 400ml khí.
 - Bạn Đức lại cho rằng hiệu quả hô hấp của mình cao hơn vì nhịp hô hấp của bạn Đức là 12 và mỗi cử động hô hấp trao đổi được 750 ml khí. 
Em hãy phân giải giúp hai bạn đó.
* Bạn Đức có hiệu quả hô hấp cao hơn vì:
- Bạn Đức có nhịp hô hấp thấp và lượng khí trao đổi trong một cử động hô hấp lớn -> lượng khí trao đổi trong một phút sẽ nhiều hơn: 12 x 750 = 9000(ml)
- Bạn Nhân có nhịp hô hấp cao, lượng khí trao đổi trong một cử động hô hấp lại ít -> lượng khí trao đổi trong một phút sẽ ít hơn: 18 x 400 = 7200(ml)
 c) Khói thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
* Khói thuốc lá có chứa nicôtin, nitrôzamin là các chất độc hại đối với hệ hô hấp:
- Làm tê liệt lớp lông rung phế quản -> làm giảm hiệu quả lọc sạch không khí.
- Có thể gây ung thư phổi.
- Khói thuốc là chiếm chỗ của O2 trong máu làm giảm hiệu quả hô hấp. 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
0,5
0,5
0,5
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thu_hsg8.doc