Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1186Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
Năm học 2009 - 2010
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 2,5 điểm)
Theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong khi khởi thảo Bản di chúc, có câu lúc đầu Bác viết: “Khi người ta đã ngoài 70 tuổi”. Sau đó, Bác sửa lại “Khi người ta đã ngoài 70 xuân.”. 
 Theo em, việc thay chữ “xuân” cho chữ “tuổi” trong câu văn sửa lại của Bác hay hơn ở chỗ nào ? Hãy phân tích.
	Câu 2: (1,5 điểm)
 Cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều của Nguyễn Du ?
Câu 3: (6 điểm)
Thưởng thức đoạn thơ sau:
 “ Tương tư thức mấy đêm rồi,
 Biết cho ai, hỏi ai người biết cho? (14 )
 Bao giờ bến nước gặp đò,
 Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau? 
 Nhà em có một giàn giầu,
 Nhà tôi có một hàng cau liên phòng
 Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
 Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
 ( Nguyễn Bính )
1- Chỉ ra hiện tượng lặp trong đoạn thơ. (1điểm)
2- Ở câu (14 ) xuất hiện hiện tượng lặp có tên gọi là gì? (1điểm)
3- “ Hoa khuê các”, “ bướm giang hồ”, “ thôn Đoài”, “ thôn Đông” là những hình ảnh tu từ nào? Giải thích ? (4 điểm)
	Câu 4: (10 điểm)
 Trình bày sự hiểu biết của em qua câu nói “Nếu trái đất không có rừng như người không có phổi”
.Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
Năm học 2009 - 2010
Môn: Ngữ Văn
Câu 1: (2,5 điểm)
Cái hay của việc thay chữ “xuân” chữ “tuổi”: 
“Khi người ta đã ngoài 70 tuổi”. 
‘Tuổi” chỉ thời gian của người sống, kể theo hàng năm. Đây chỉ là sự thông báo thông thường của tuổi tác.
Nhưng ở câu “Khi người ta đã ngoài 70 xuân” thì từ “tuổi” đã được thay thế bởi từ “xuân” là một sáng tạo nghệ thuật. Thông thường, người ta đến 70 tuổi là quá già và chữ “ xuân” không thể đi với tuổi già. Vì vậy, cách nói kiểu hoán dụ “Khi người ta đã ngoài 70 xuân” có ý nghĩa đùa vui, hóm hỉnh, thể hiện sự trẻ trung, tươi tắn, lạc quan yêu đời trong tâm hồn và trong cách nhìn của Bác Hồ vô vàn kính yêu.
Câu 2: (1,5 điểm)
- Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiệu thực về một xã hội bất công, tàn bạo,là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc
- Về nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều , ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí con người.
Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức trinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.
Câu 3: (6 điểm)
a/ Hiện tượng lặp ngữ âm xuất hiện trong đoạn thơ. (1đ)
rồi/ người; cho/ đò/ hồ; nhau/ giầu/ cau; phòng/ Đông/ không
b/ Hiện tượng lặp ở câu (14): “ Biết cho ai, hỏi ai người biết cho? Gọi là hiện tượng lặp đầu cuối. (1đ)
c/- “ Hoa khuê các” “ bướm giang hồ” là hai hình ảnh ẩn dụ tu từ. (2đ)
 + “ Hoa khuê các”: Khuê các là nơi ở cùa phụ nữ quý phái, giàu sang. Ý nói người con gái nơi khuê các như hoa trong vườn quý. 
 + “ Bướm giang hồ”: Giang hồ là sông hồ, chỉ người sống phiêu bạt nay đây mai đó. Ý nói người con trai có máu giang hồ như con bướm bay lượn đó đây.
 - “ Thôn Đoài”, “ thôn Đông” là hai hình ảnh hoán dụ tu từ ( lấy nơi chốn để chỉ con người) (2đ).
 + “ Thôn Đoài”: chỉ người con trai.
 + “ Thôn Đông”: chỉ người con gái.
Câu 4: (10 điểm)
Học sinh làm bài cần bám theo các yêu cầu sau:
I/ Về hình thức:
Bố cục rõ ràng, bài viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả.
II/ Về nội dung:
1.Mở bài: Có lời dẫn để giới thiệu được câu “Nếu trái đất không có rừng như người không có phổi” muốn nói lên tầm quan trọng của rừng trong đời sống của con người.
2.Thân bài: Học sinh lập luận, diễn giải để làm nồi bật tầm quan trọng của rừng trong đời sống.
2.1. Phân tích phép so sánh để làm nổi bật tầm quan trọng của lá phổi trong sự sống của con người (không thể thiếu) cũng như tầm quan trọng của rừng trong sự sống của nhân loại.
2.2. Làm nổi bật
-Giá trị của rừng: 
+Rừng cung cấp vật liệu ... 
+Rừng cung cấp dược liệu ... 
+Rừng cung cấp thực phẩm ... 
-Lợi ích của rừng: 
+Cân bằng sinh thái (điều tiết khí hậu) ...
+Chắn lũ, giữ nước ...
+ Bảo vệ lực lượng cách mạng trong thời kì chiến tranh... 
 -Trách nhiệm của con người: 
+Bảo vệ rừng, chống phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng.
+Khai thác rừng hợp lí.
+Trồng cây gây rừng
2.3. Khẳng định rừng là lá phổi khổng lồ trong sự sống của nhân loại.
3.Kết bài: Nhấn mạnh về tầm quan trọng của rừng trong sự sống của nhân loại, trách nhiệm bảo vệ rừng cho cuộc sống trước mắt và lâu dài.
HẾT
Biểu điểm:
	*Nội dung:
Phần mở bài: 1điểm
Phần thân bài: 7.5 điểm ( 2.1: 2điểm, 2.2: 3.5 điểm, 2.3: 2 điểm,)
Phần kết bài: 1 điểm
*Hình thức trình bày: 0.5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_20102011.doc