Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Nghệ An lớp 11 cấp thpt năm học 2015 – 2016 môn thi: Ngữ văn

doc 13 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 2098Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Nghệ An lớp 11 cấp thpt năm học 2015 – 2016 môn thi: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Nghệ An lớp 11 cấp thpt năm học 2015 – 2016 môn thi: Ngữ văn
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
Đề chính thức
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: NGỮ VĂN - BẢNG A
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu I. (4,0 điểm)
 Đọc văn bản:
 Bao giờ cho tới mùa thu
 trái bòng trái bưởi đánh đu giữa rằm
 bao giờ cho tới tháng Năm
 mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
 Ngân hà chảy ngược lên cao
 quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
 bờ ao đom đóm chập chờn
 trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
 Mẹ ru cái lẽ ở đời
 sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
 bà ru mẹ mẹ ru con
 liệu mai sau các con còn nhớ chăng
 ( Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Theo Thơ Nguyễn Duy, 
 NXB Hội nhà văn, 2010, tr. 33,34)
Thực hiện các yêu sau:
1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)
2. Xác định các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ. (0,5 điểm)
Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1.0 điểm)
Trình bày nhận xét của anh/chị (khoảng 8 – 10 dòng) về quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ:
 	Mẹ ru cái lẽ ở đời
 sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn (2.0 điểm)
Câu II. (6,0 điểm)
	Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Tôi có thể - tôi sẽ làm được”.
 (Michael J.Ritt.Jr, Chìa khóa tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2009, tr.9) 
Câu III. (10,0 điểm)
Bàn về vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng có ý kiến cho rằng:
Bản lĩnh nghệ sĩ của ông vẫn được bộc lộ trọn vẹn khi ông phát hiện ra từ các câu chuyện của quá khứ những thông điệp dành cho hôm nay, thậm chí là muôn đời.
(Phan Huy Dũng, Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông – một góc nhìn, một cách đọc, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 313)
Thông điệp nghệ thuật mà anh/chị đọc được qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích: Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ văn 11, tập một,
 NXB Giáo dục, 2007, tr.189-193).
.. Hết.
Họ và tên thí sinhSố báo danh..
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
Đề chính thức
 (Đề thi có 02 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: NGỮ VĂN - BẢNG B
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu I. (4,0 điểm)
 Đọc văn bản:
 Bao giờ cho tới mùa thu
 trái bòng trái bưởi đánh đu giữa rằm
 bao giờ cho tới tháng Năm
 mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
 Ngân hà chảy ngược lên cao
 quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
 bờ ao đom đóm chập chờn
 trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
 Mẹ ru cái lẽ ở đời
 sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
 bà ru mẹ mẹ ru con
 liệu mai sau các con còn nhớ chăng
 ( Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Theo Thơ Nguyễn Duy, 
 NXB Hội nhà văn, 2010, tr. 33,34)
Thực hiện các yêu sau:
1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)
2. Xác định các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ. (0,5 điểm)
Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1.0 điểm)
Trình bày nhận xét của anh/chị (khoảng 8 – 10 dòng) về quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ:
 	Mẹ ru cái lẽ ở đời
 sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn (2.0 điểm)	
Câu II. (6,0 điểm)
	Anh/chị hãy viết một bài luận với nhan đề: Tự tin
Câu III. (10,0 điểm)
Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu là ảnh chiếu của tâm hồn “thiết tha, rạo rực, băn khoăn” ( Hoài Thanh).
Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua cảm nhận bức tranh mùa xuân ở hai đoạn thơ sau:
 - Của ong bướm này tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
 - Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
 (Trích: Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2009, trang 22)
.. Hết.
Họ và tên thí sinhSố báo danh..
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
Đề chính thức
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: NGỮ VĂN - GDTX
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu I. (4,0 điểm)
 Đọc văn bản:
 Bao giờ cho tới mùa thu
 trái bòng trái bưởi đánh đu giữa rằm
 bao giờ cho tới tháng Năm
 mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
 Ngân hà chảy ngược lên cao
 quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
 bờ ao đom đóm chập chờn
 trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
 Mẹ ru cái lẽ ở đời
 sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
 bà ru mẹ mẹ ru con
 liệu mai sau các con còn nhớ chăng
 ( Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Theo Thơ Nguyễn Duy, 
 NXB Hội nhà văn, 2010, tr. 33,34)
Thực hiện các yêu sau:
1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)
Xác định các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ. (0,5 điểm)
Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1.0 điểm)
Trình bày nhận xét của anh/chị (khoảng 8 – 10 dòng) về quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ:
 	Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn (2.0 điểm)	 
Câu II. (6,0 điểm)
	Anh/chị hãy viết một bài luận với nhan đề: Tự tin
 Câu III. (10,0 điểm)
 	Vẻ đẹp thơ Huy Cận qua thi phẩm Tràng giang.
 (Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2009, trang 28,29)
... Hết.
Họ và tên thí sinhSố báo danh..
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN – BẢNG A
	(Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang)	
YÊU CẦU CHUNG:
Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp
Đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm. Chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm. Hướng dẫn chấm cho từng câu, từng ý trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể khác.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu I. (4,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm. (0,5 điểm)
2. Biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ: bao giờ cho tới), nhân hóa (trái bòng trái bưởi đánh du giữa trời) (0,5 điểm)
3. Nội dung chính của của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy. (1,0 điểm)
4. Nhận xét về quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Hai dòng thơ ngắn gọn, hàm súc mà thấm thía sâu sắc ơn tình, ơn nghĩa về công lao to lớn của mẹ dành cho con. Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta (2,0 điểm)
 ( Lưu ý: Thí sinh có thể rút ra những nhận xét khác nhau, miễn là sâu sắc và hợp lí, phù hợp với đạo đức xã hội)
Câu II. (6,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội.
- Xây dựng bố cục rõ ràng, hệ thống lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Đây là dạng đề mở. Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những ý cơ bản sau:
1. Giải thích ý kiến
- Tôi có thể nhằm chỉ năng lực, khả năng tiềm ẩn của mỗi người.
- Tôi sẽ làm được diễn đạt niềm tin vững chắc vào khả năng hiện thực hóa mục tiêu, ước mơ.
- Ý kiến nhấn mạnh một lẽ sống tích cực: con người cần có niềm tin mãnh liệt vào bản thân, cần có khát vọng và ý chí cương quyết thực hiện mọi dự tính, ước mơ; biết phát huy những sức mạnh tiềm ẩn, vượt qua những trở ngại khó khăn, có một tinh thần lành mạnh, lạc quan hướng về tương lai.
2. Bàn luận
- Tôi có thể là thái độ sống tích cực của người tự ý thức được năng lực bản thân ở dạng tiềm năng; biểu hiện ý chí, khát vọng của người dám dấn thân, không ngại khó khăn, thử thách, vượt lên chính mình, vươn tới thành công. Đồng thời đối mặt với khó khăn, thử thách con người sẽ bộc lộ được khả năng, giá trị còn tiềm ẩn
- Tôi sẽ làm được là phương châm sống tích cực, tự tin, dám khẳng định năng lực bản thân. Nó khích lệ mọi năng lực, kể cả ở dạng tiềm năng, biết hiện thực hóa tiềm năng thành sức mạnh vật chất để đạt được mọi mục tiêu đặt ra; là biểu hiện cho nhân cách, cho phẩm giá tốt đẹp, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mình và cho mỗi người, góp phần xây dựng và phát triển xã hội. Ngược lại, không dám khẳng định bản thân, không quyết tâm thực hiện mục tiêu, lí tưởng, cuộc sống sẽ trở nên thụ động và vô hình cá nhân trở thành vật cản cho sự phát triển của xã hội.
- Mối quan hệ qua lại giữa tôi có thể và tôi sẽ làm được: Tôi có thể là tiền đề, là nền tảng cần thiết cho sự hình thành khát vọng, ước mơ, niềm tin hướng về tương lai. Nhưng tôi sẽ làm được sẽ là thiếu cơ sở, thậm chí mù quáng nếu như không dựa trên khả năng của bản thân và có kế hoạch hành động cụ thể. Tôi sẽ làm được là bước khẳng định bản thân, thể hiện ý chí, quyết tâm bao gồm cả các biện pháp, hành động cụ thể để biến khát vọng, ước mơ thành hiện thực.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức sâu sắc bài học nhân sinh mà đề bài đặt ra.
- Phải có niềm tin mãnh liệt vào bản thân, dám khẳng định mình, có quyết tâm thực hiện những mục tiêu, khát vọng bằng các biện pháp, hành động cụ thể.
Cách cho điểm:
- Điểm 5 – 6: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về nội dung; có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3 – 4: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về nội dung; có thể mắc vài lỗi chính tả diễn đạt.
- Điểm 1 –2: Đáp ứng được một phần các yêu cầu về nội dung; mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
Câu III. (10,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học.
- Xây dựng bố cục bài văn chặt chẽ, mạch lạc
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; khuyến khích bài viết sáng tạo.
Yêu cầu về kiến thức:
- Đây là dạng đề mở. Thí sinh có thể trển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác nhau và lựa chọn những nội dung thông điệp khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
 2. Giải thích: 
Thông điệp nghệ thuật có thể hiểu là những nội dung, tư tưởng, quan niệm, triết lí nhân sinhcủa người nghệ sĩ chứa đựng trong một tác phẩm. Nội dung, tư tưởng, quan niệm, triết lí nhân sinh mà tác giả gửi trong tác phẩm được chuyển tới người đọc, (người nghe, người xem) ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vào quá trình, khả năng của người tiếp nhận.
3. Những thông điệp nghệ thuật qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trừng Đài.
Qua những hiểu biết về xung đột kịch, về hình tượng nhân vật bi kịch Vũ Như Tô Thí sinh có thể đọc ra được những thông điệp sau:
- Thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân.
- Thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
- Thông điệp về mối quan hệ giữa cái Đẹp và cái Thiện
(Chú ý: Chất lượng của bài viết không phải ở việc thí sinh liệt kê bằng hết các thông điệp mà ở chỗ phân tích, lí giải, đánh giá những thông điệp đó trên quan điểm đúng đắn, tiến bộ)
3. Đánh giá
- Nghệ thuật thể hiện thông điệp
- Hình tượng cái tôi Nguyễn Huy Tưởng
Cách cho điểm:
- Điểm 9-10: Khai thác ý phong phú, sâu sắc, đúng hướng; đọc đúng và phân tích, lí giải, đánh giá sâu sắc những thông điệp nghệ thuật. Trình bày mạch lạc, dẫn chứng hợp lí, rõ ràng, thuyết phục, có sức sáng tạo; hành văn trong sáng, có cảm xúc, hình ảnh.
- Điểm 7-8: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên. Đọc đúng và phân tích, lí giả, đánh giá khá sâu sắc những thông điệp nghệ thuật. Văn trôi chảy, mạch tư duy rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ.
- Điểm 5-6: Hiểu vấn đề, đã giải quyết được ý chính yếu; chọn đúng thông điệp Văn khá trôi chảy, mắc vài ba lỗi chính tả, ngữ pháp cơ bản.
- Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng giải thích lúng túng, chọn thông điệp nghệ thuật chưa đúng hướng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt.
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN – BẢNG B
	(Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang)	
A. YÊU CẦU CHUNG:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp
2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm. Chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm. Hướng dẫn chấm cho từng câu, từng ý trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể khác.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu I. (4,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm. (0,5 điểm)
2. Biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ: bao giờ cho tới), nhân hóa (trái bòng trái bưởi đánh du giữa trời) (0,5 điểm)
3. Nội dung chính của của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy. (1,0 điểm)
4. Nhận xét về quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Hai dòng thơ ngắn gọn, hàm súc mà thấm thía ơn tình, ơn nghĩa về công lao to lớn của mẹ dành cho con. Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta (2,0 điểm)
 ( Lưu ý: Thí sinh có thể rút ra những nhận xét khác nhau, miễn là sâu sắc và hợp lí, phù hợp với đạo đức xã hội)
Câu II. (6,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau; lựa chọn các thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng phải xác định rõ: đề chỉ yêu cầu nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Xây dựng bố cục rõ ràng, hệ thống lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
- Đây là dạng đề mở. Nghĩa là thí sinh có thể lựa chọn những nội dung nghị luận khác nhau; đồng thời dám bày tỏ suy nghĩ, quan điểm cá nhân trước vấn đề nghị luận. Tuy nhiên, bài viết không thoát li xa nội hàm khái niệm Tự tin. Cụ thể, thí sinh có thể lựa chọn các nội dung sau:
1. Giải thích
- Tự tin là tin vào giá trị của bản thân (phẩm chất, trí tuệ, tài năng,)
- Tự tin xuất phát từ sự nhận thức được những khả năng của bản thân, trái ngược với sự hèn nhát, rụt rè, thiếu niềm tin vào chính mình.
2. Những biểu hiện và ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống
- Tự tin là một kĩ năng, là phẩm chất cần thiết của con người. Tự tin giúp ta tạo được một bản lĩnh vững vàng, ý thức được vai trò và quyết đoán trước mọi tình huống của cuộc sống; giúp tích lũy kiến thức, kinh nghiệm; cũng là cơ hội phát huy, bộc lộ những khả năng tiềm ẩn hoàn thiện bản thân. 
- Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, sẵn sằng đường đầu với thử thách, gian khổ; thất bại vẫn không nản lòng, quyết tâm đạt mục tiêu và luôn hướng tương lai.
- Không hoang mang dao động, sống hòa đồng, thân thiện, mạnh dạn trong giao tiếp, dám bày tỏ ý kiến của mình một cách chân thành, thẳng thắn; không tự ti, mặc cảm. Luôn cởi mở, sẵn lòng lắng nghe ý kiến của người khác 
- Thiếu tự tin, con người ngại giao tiếp, sống khép kín, tự ti về bản thân, không dám khẳng định mình, không dám nghĩ, không dám hành động. Thiếu tự tin là hệ quả của việc đánh giá thấp bản thân, và sẽ đánh mất những cơ hội, những điều kiện cơ bản, cần thiết để thành công trong cuộc sống.
3. Bài học nhận thức, hành động
- Nhận thức đúng vai trò của lòng tự tin; thường xuyên rèn luyện bản lĩnh cá nhân trước cuộc sống.
- Phải có niềm tin mãnh liệt vào bản thân, dám khẳng định mình, có quyết tâm thực hiện những mục tiêu, khát vọng bằng các biện pháp, hành động cụ thể.
Cách cho điểm:
- Điểm 5 – 6: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về nội dung; có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3 – 4: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về nội dung; có thể mắc vài lỗi chính tả diễn đạt.
- Điểm 1 –2: Đáp ứng được một phần các yêu cầu về nội dung; mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. 
Câu III. (10,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học.
- Xây dựng bố cục bài văn chặt chẽ, mạch lạc
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; khuyến khích bài viết sáng tạo.
Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở hiểu biết đặc trưng của thơ, mối quan hệ giữa hiện thực với cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ, phong trào thơ mới nói chung và phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu nói riêng, thí sinh giải quyết vấn đề nghị luận một cách logic, khoa học.
- Thí sinh có thể trển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau:
1. Giải thích ý kiến
 Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu phản chiếu hồn thơ tưởng như đầy nghịch lí, trái ngược nhưng lại thống nhất với nhau: Rất yêu đời, ham sống nhưng luôn chán nản, hoài nghi, cô đơn.
2. Cảm nhận về những bức tranh mùa xuân qua hai đoạn thơ
	- Bức tranh thứ nhất:
	+ Mùa xuân hiện lên với bao nhiêu vẻ đẹp và điều kì thú, khác nào một bữa tiệc trần gian thịnh soạn bày ra trước mắt, mời mọc, quyến rũ với đầy đủ hương sắc, âm thanh, ánh sáng, cái ngon, vị ngọt.
	+ Trạng thái cảm xúc: Khát khao, hân hoan, say đắm, tận hưởng
	+ Nghệ thuật: Thủ pháp nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ, hình ảnh so sánh táo bạo, mới mẻ
- Bức tranh thứ hai:
+ Bức tranh mùa xuân chia lìa, mất mát, tàn phai.
+ Trạng thái cảm xúc: Nỗi buồn thiết tha, ảo não.
+ Nghệ thuật: Thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
4. Bàn luận.
	- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến.
 - Bút pháp tương phản, đối lập vẽ lên trước mắt người đọc hai bức tranh xuân, hai trạng thái cảm xúc tưởng như khác biệt nhưng thực chất thống nhất trong phong cách nghệ thuật của một hồn thơ “thiết tha, rạo rực, băn khoăn.”
 - Lí giải vấn đề: Xuất phát từ phép biện chứng tâm hồn của thi sĩ Xuân Diệu: con người rất yêu cuộc sống, yêu tha thiết, đắm say, rạo rực. Chính vì thế cũng lại là con người hay bi quan, chán nản bởi:
	+ Về phía chủ quan: Xuân Diệu luôn đòi hỏi sự hoàn mĩ - ý thức mạnh về cái tôi cá nhân.
	+ Về phía khách quan: Sự bất lực của con người, cuộc sống trước sự trôi chảy của thời gian. Xã hội thực dân, phong kiến hủy diệt ước mơ, khát vọng đẹp đẽ của con người.
Cách cho điểm:
- Điểm 9-10: Khai thác ý phong phú, sâu sắc, đúng hướng; trình bày mạch lạc, dẫn chứng hợp lí, rõ ràng, thuyết phục, có sức sáng tạo; hành văn trong sáng, có cảm xúc, hình ảnh.
- Điểm 7-8: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch tư duy rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ.
- Điểm 5-6: Hiểu vấn đề, đã giải quyết được ý chính yếu; h

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỂ THI HSG 2016 . NGỮ VĂN.doc