Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn: Tin học 9

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn: Tin học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn: Tin học 9
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH 	KÌ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2013-2014
	Khóa thi ngày 28 - 3 - 2014
 ĐỀ CHÍNH THỨC	Môn: Tin học
	LỚP 9 THCS	
Họ và tên: .. Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Số báo danh: ....	 Đề gồm có 02 trang
ĐỀ RA
Sử dụng ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal để lập trình giải các bài toán sau:
Câu 1: (3,0 điểm) Đếm ký tự	DEMKT.PAS
Cho một xâu ký tự St có độ dài tối đa 255 ký tự, các ký tự được lấy từ tập: ‘a’  ‘z’; ‘A’  ‘Z’; ‘0’  ‘9’.
Yêu cầu: Hãy đếm số lần xuất hiện của các ký tự chữ cái in hoa trong xâu.
Dữ liệu vào: Ghi trong file văn bản DEMKT.INP có cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi xâu St.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản DEMKT.OUT theo cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi số D là số lượng các kí tự đếm được.
Ví dụ:
DEMKT.INP
DEMKT.OUT
Ki thi chon HSG lop 9 Nam 2014
5
Câu 2: (3,5 điểm) Tập con	 	TAPCON.PAS
 Cho tập A có N phần tử {a1, a2, ..., an}, tập B được gọi là tập con của tập A nếu tập B có M phần tử {b1, b2, ..., bm} thỏa mãn các điều kiện: Các phần tử của tập B được lấy từ tập A (bi Î A, "i = 1..m) và các phần tử trong tập B khác nhau từng đôi một (bi ≠ bj, "i ≠ j).
Ví dụ: Cho tập A = {1, 9, 4, 5, 9, 5, 8, 9} thì tập B = {1 4 5 8 9}. 
Yêu cầu: Tìm tập B sao cho số phần tử của tập B là lớn nhất. 
Dữ liệu vào: Ghi trong file văn bản TAPCON.INP có cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi số nguyên dương N (1 ≤ N ≤ 10000).
- Dòng 2: Ghi N số nguyên dương, số thứ i là giá trị của phần tử ai trong tập A (1 ≤ i ≤ N, 0 < ai ≤ 32000). Các số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản TAPCON.OUT theo cấu trúc:
- Dòng 1: Ghi số nguyên dương M là số lượng phần tử của tập B tìm được.
- Dòng 2: Ghi M số nguyên dương, số thứ i là giá trị phần tử bi trong tập B tìm được. Các số được ghi cách nhau một dấu cách.
Ví dụ:
TAPCON.INP
TAPCON.OUT
8
1 9 4 5 9 5 8 9
5
1 4 5 8 9
Câu 3: (3,5 điểm) Độ cao của dãy số	DOCAO.PAS
Ta gọi độ cao của một số nguyên dương K là tổng giá trị các chữ số của K. 
Ví dụ: số 25362 có độ cao là 18. 
Cho dãy số nguyên dương A gồm N phần tử a1, a2, ..., aN.
(1 ≤ N ≤ 1000, 1 ≤ i ≤ N, 0 < ai ≤ 2147483647)
Yêu cầu: Hãy tính độ cao của các phần tử trong dãy số A.
Dữ liệu vào: Ghi trong file văn bản DOCAO.INP có cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi số nguyên dương N, là số lượng phần tử của dãy số.
- Dòng 2: Ghi N số nguyên dương, số thứ i là giá trị của phần tử ai trong dãy số, các số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản DOCAO.OUT theo cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi N số nguyên dương t1, t2, ..., tN, ti là độ cao của số của ai. Các số được ghi cách nhau một dấu cách.
Ví dụ:
DOCAO.INP
DOCAO.OUT
5
247 5 32000 334 27
13 5 5 10 9	
....... Hết .......

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG 9 nam 2013 - 2014.doc
  • docHuong dan va Dap an HSG 9 nam 2013 - 2014.doc