SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2012 - 2013 Số BD ĐỀ CHÍNH THỨC (VÒNG 2) MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể giao đề) Câu 1: (4,0 điểm) Sau khi được nhận giải thưởng Fields vào ngày 19/8/2010 tại Ấn Độ, giáo sư Ngô Bảo Châu có chia sẻ: Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 2: (6,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Không một ý định tốt đẹp nào có thể biện minh được cho nhà văn, nếu vì lí do muốn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn lên, anh ta đã xuyên tạc nó: anh ta đã viết ra không phải là những cái nhìn thấy mà là những cái muốn thấy. (Baklanôp – nhà văn Nga) Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên và từ đó liên hệ đến trào lưu văn học hiện thực 1930-1945. ------------------------------- Hết --------------------------------- SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC (VÒNG 2) MÔN: NGỮVĂN HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Các mức điểm của đáp án đã được cân nhắc theo hướng có lợi cho học sinh. Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Có những chỗ không buộc học sinh phải trình bày tương tự; giám khảo cần linh động khi vận dụng đáp án. - Khi cho điểm toàn bài: không làm tròn số (có thể cho: 0; 0,25; 0,5; 0,75;...). B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu 1 Néi dung yªu cÇu §iÓm 1. Yêu cầu về kĩ năng - Bài văn phải có bố cục và cách trình bày hợp lí. - Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt. - Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về nội dung (Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách) a. Phần giải thích vấn đề - Giải Nobel: là giải thưởng quốc tế được trao cho những ai có thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực hóa học, vật lí, y học, văn học, hòa bình và kinh tế. 0,25 - Giải Fields: là giải thưởng quốc tế được trao cho những tài năng trẻ có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực toán học. 0,25 - Hàm ý của lời phát biểu: Không phải ai cũng có khả năng để đạt đến đỉnh cao của sự thành công và vinh quang. Do đó, đối với mỗi cá nhân con người, điều thiết thực nhất và đáng quan tâm nhất là hãy làm cho cuộc sống bình thường, nhỏ bé của mình trở nên thật ý nghĩa. 0,5 b. Phần khẳng định vấn đề Học sinh khẳng định tính đúng đắn của vấn đề trên cơ sở triển khai các nội dung sau đây: - Thực tế cuộc sống cho thấy không phải sự phấn đấu nào cũng có thể đưa con người đạt đến đỉnh cao của sự thành công. Bởi vì tất cả còn phụ thuộc vào tài năng thiên bẩm và nhiều yếu tố khách quan khác nữa (dẫn chứng, phân tích). 1,0 - Sống có ý nghĩa là sống có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Do đó, không phải chỉ những ai có tài năng xuất chúng, có cống hiến lớn lao mới tìm thấy giá trị của cuộc sống mà ngay cả những người bình thường nhất cũng có thể tìm thấy hạnh phúc, niềm vui, niềm tự hào, tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của chính mình (dẫn chứng, phân tích). 1,5 c. Phần mở rộng, nâng cao vấn đề (Học sinh có thể mở rộng, nâng cao theo cách khác; giám khảo cần linh động khi chấm. Có thể cho tối đa 0,5 điểm khi trình bày tốt 01 trong 03 ý dưới đây) 0,5 - Nếu không có ý thức làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa thì con người rất dễ tự hủy hoại chính mình và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. - Làm cho cuộc sống bình thường của mình trở nên có ý nghĩa cũng là một sự thành công. Do đó, mỗi cá nhân nên thấy tự hào, hạnh phúc và tin tưởng vào cuộc sống bình dị nhưng có ích của mình. - Để có thể sống cuộc sống có ý nghĩa, ngoài kiến thức cần phải rèn luyện một kĩ năng sống tốt để sẵn sàng thích nghi với mọi yêu cầu, thách thức của hoàn cảnh. Câu 2: Nội dung yêu cầu Điểm * Yêu cầu về kĩ năng - Bài văn phải có bố cục và cách trình bày hợp lí. - Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt. - Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung (Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách) 1. Trình bày suy nghĩ a. Phần giải thích vấn đề - Xuyên tạc hiện thực: phản ánh sai hiện thực một cách có dụng ý. 0,25 - Viết ra không phải là những cái nhìn thấy mà là những cái muốn thấy: phản ánh hiện thực theo ý muốn chủ quan của nhà văn. 0,25 - Hàm ý của lời phát biểu: Bày tỏ quan điểm không đồng tình trước hiện tượng nhà văn lạm dụng việc “tô hồng” hiện thực. 0,5 b. Khẳng định vấn đề Học sinh khẳng định tính đúng đắn của vấn đề trên cơ sở triển khai các nội dung sau: - Phản ánh chân thực, chính xác thực tế đời sống luôn là đòi hỏi hàng đầu đối với người cầm bút. [Học sinh xuất phát từ một vài cơ sở lí luận văn học sau đây để triển khai luận điểm: yêu cầu về tính chân thực trong phản ánh; yêu cầu về sự thống nhất giữa chân lí nghệ thuật và chân lí đời sống; chức năng văn học (đặc biệt là chức năng giáo dục và nhận thức); vai trò của nhà văn khi mô tả hiện thực... ] 1,0 - Nếu nhà văn “tô hồng” hiện thực sẽ dẫn đến việc làm người đọc ngộ nhận và ảo tưởng về thực tế xã hội mà mình đang sống, khiến họ không còn ý thức đấu tranh để cải tạo nó, làm cho nó ngày càng tốt hơn lên... [Học sinh có thể diễn đạt bằng cách khác, miễn là chỉ ra được việc “viết ra không phải là những cái nhìn thấy mà là những cái muốn thấy” là một hình thức phản ánh không chân thực, thiếu chính xác nên sẽ gây ra những tác dụng tiêu cực đối với người đọc. Trong quá trình triển khai luận điểm, học sinh có thể lấy một số tác phẩm văn học lãng mạn 1930 - 1945 để làm dẫn chứng.] 1,0 c. Phần mở rộng, nâng cao vấn đề - Sự phản ánh trong văn học bao giờ cũng gắn với tính chủ quan, tính sáng tạo của người nghệ sĩ (tức là gắn với việc viết “cái muốn thấy”). Do đó, nội dung lời phát biểu trên chỉ đúng đối với những trường hợp nhà văn lạm dụng việc “tô hồng” đến mức xuyên tạc hiện thực. 0,5 - Trừ trường hợp "tô hồng" đến mức xuyên tạc như đã nêu, việc viết "cái muốn thấy" luôn là một yêu cầu đặt ra đối với tác phẩm văn học chân chính; miễn là những gì nhà văn thể hiện phải dựa trên cơ sở nhận thức chính xác và sâu sắc qui luật vận động tất yếu của xã hội. 0,5 2. Liên hệ văn học hiện thực 1930 - 1945 - Văn học hiện thực 1930 - 1945 đã phản ánh thực tế đời sống lịch sử xã hội Việt Nam trước Cách mạng một cách khá sâu sắc và chính xác (làm tốt việc “viết cái nhìn thấy” - học sinh lấy dẫn chứng) 1,0 - Tuy nhiên, nhìn chung các nhà văn hiện thực nói trên chưa cho người đọc nhận ra được tương lai của một xã hội mới (chưa viết tốt “cái muốn thấy” - Học sinh lấy dẫn chứng) 1,0
Tài liệu đính kèm: