SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC Họ và tên:.. Số báo danh:.. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2013-2014 Khóa ngày 28 – 3 – 2014 Môn: Hóa LỚP 11 THPT – VÒNG I Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm có 01 trang Câu 1 (2,5 điểm) 1. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau: a) CaOCl2 + H2O2 b) KNO3 (r) + H2SO4 (đặc) c) Fe(NO3)2 d) PI3 + H2O e) KBr (r) + H2SO4 (đặc) f) NO2 + H2O g) H3PO2 + NaOH (dư) h) FeBr2 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) 2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau (nếu có): a) Sục khí clo vào dung dịch nước vôi trong. b) Cho canxi clorua hipoclorit vào dung dịch H2SO4 loãng. c) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch nước iot. d) Cho silic vào dung dịch natri hiđroxit. e) Sục khí clo từ từ đến dư vào dung dịch KI. f) Sục khí amoniac từ từ đến dư vào dung dịch CuSO4. g) Cho khí hiđro sunfua lội chậm qua dung dịch A gồm FeCl3, AlCl3, NH4Cl và CuCl2 (nồng độ mỗi chất xấp xỉ 0,1M) cho đến bão hòa. Câu 2 (1,75 điểm) 1. Người ta có thể điều chế I2 bằng cách oxi hóa I- có trong nước khoáng, nước biển nhờ clo, hoặc natri hipoclorit; natri nitrit; ozon. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra. 2. Cho NO2 tác dụng với dung dịch KOH dư. Sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với Zn. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 3. Cho X, Y, R, A, B là 5 nguyên tố liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn có số đơn vị điện tích hạt nhân tăng dần và tổng số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 90. a) Xác định 5 nguyên tố trên. b) So sánh bán kính của các ion: X2-, Y-, A+, B2+. Giải thích ngắn gọn. Câu 3 (1,75 điểm) 1. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Tính m. 2. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được hỗn hợp khí A gồm 2 khí X, Y. Biết A có tỉ khối so với hiđro bằng 22,909. Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Câu 4 (1,75 điểm) 1. Một phản ứng quan trọng tạo nên “mù” gây ô nhiễm môi trường là: O3 (k) + NO (k) O2 (k) + NO2 (k) Kc = 6.1034 a) Nếu nồng độ ban đầu là: thì phản ứng sẽ diễn ra theo chiều nào? b) Trong những ngày nóng nực, khi nhiệt độ tăng thì nồng độ các sản phẩm thay đổi như thế nào? Cho biết: 2. Sắt ở dạng α (Feα) kết tinh trong mạng lập phương tâm khối, cạnh của tế bào sơ đẳng Hãy tính bán kính nguyên tử và khối lượng riêng của sắt. Câu 5 (2,25 điểm) 1. Trong dung dịch bão hòa của các kết tủa AgBr và AgSCN có các cân bằng sau: AgBr↓ Ag+ + Br- T1 = 10-12,3 AgSCN↓ Ag+ + SCN- T2 = 10-12,0 Hãy tính nồng độ của các ion Ag+, Br-, SCN- trong dung dịch bão hòa của các kết tủa AgBr và AgSCN. 2. a) Tính pH của dung dịch KCN 0,1M. Biết Ka (HCN) = 10-9,35. b) Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 50 ml dung dịch NH3 2.10-4M với 50 ml dung dịch HCl 2.10-4M. Biết Kb (NH3) = 10-4,76. Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Al = 27; S = 32; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108. ------------ HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: