Đề thi học sinh giỏi tỉnh bảng a Môn: Ngữ Văn: ( Thời gian: 150 phút ) Tác giả: Nguyễn Thị Hùng Đơn vị: THCS Đông Anh - huyện Đông Sơn I- Trắc nghiệm: (9 điểm) Câu 1 - Điền vào chỗ trống những thông tin chính xác: a- Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng............................................................................(1) trong nghệ thuật miêu tả tâm lý và...................................................................................................................(2) b- .........................................................................................................................(1) là truyện ngắn đầy chất thơ. Truyện khẳng định vẻ đẹp của................................................................................................................................(2) và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Câu 2 - Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) cho hợp lí: Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút mở đường tinh anh và tài năng của văn học thời ký đổi mới Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã bốn lần miệu tả tiếng đàn của Thúy Kiều c- Truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn viết năm 1920 Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh Câu 3 - Hãy điền giai đoạn sáng tác vào chỗ trống cho hợp lí: a- Đồng chí (..........................................................................................) Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (.............................................................................................) Mùa xuân nho nhỏ (..............................................................................................) Đoàn thuyền đánh cá (..............................................................................................) Câu 4 - Đọc hai câu thơ: “Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn - Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ” a- Quan hệ ý nghĩa chủ yếu trong hai câu thơ trên là quan hệ nào Đối lập So sánh Nhân quả b- ý nghĩa nào toát ra từ hai câu thơ trên? Nỗi vất vả của cò Niềm hạnh phúc của con Hạnh phúc của con khi có mẹ Trẻ con rất cần có mẹ Hai câu thơ là lời của ai nói với ai? nằm mục đích gì? Lời mẹ nói với con, mong con ngủ ngon. Lời mẹ nói với cò, an ủi cò. Lời mẹ nói với cò, nói với con, bày tỏ tình thương con. Lời tác giả nói với con cò, đứa trẻ và người mẹ. Bài thơ “Con cò” được sáng tạo trên cơ sở nào? Những câu hát ru quen thuộc. Hình ảnh con cò trong ca dao Hình ảnh con cò trong những câu hát ru. Những bài thơ viết về loài vật Câu 5 - a- Những văn bản nào sau đây không phải là văn bản nhật dụng? Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. Chiếc lá cuối cùng Ôn dịch thuốc lá Bức thư của thủ lĩnh da đỏ b- Các văn bản nhật dụng đề cập tới nội dung (Khoanh tròn vào ý em cho là đúng nhất) Quyền sống con người Bảo vệ hòa bình chống chiến tranh Quan hệ giữa thiên nhiên và con người Văn hóa Tất cả cá ý trên c- Khoanh tròn vào các văn bản nhật dụng có nội dung đề cập đến vấn đề môi trường: Thông tin về ngày Trái đất năm 2000 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ôn dịch thuốc lá Bài toán dân số Văn bản nhật dụng chỉ đề cập tới chức năng đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi. Đúng hay sai? A- Đúng B- Sai Câu 6 - a- Hai câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” Sử dụng các phép tu từ (Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng nêu ý đúng nhất) a - Nói quá, chơi chữ b - Nhân hóa, ước lệ c - So sánh, liệt kê d - Nhân hóa, ẩn dụ b- Gạch dưới lỗi dùng từ trong câu sau và sửa lại: “Chữa bệng xong, em cất lên một nụ cười sung sướng” - Sửa lại:.......................................................................................................................................................................................................... Câu 7- a - Câu văn “Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to” (Nguyễn Thành Long) có 2 động từ. đúng hay sai ? A- Đúng B- Sai b- Câu văn trên thuộc kiểu câu nào? A - Câu mở rộng B - Câu trần thuật đơn C - Câu ghép có quan hệ từ D - Câu ghép không có quan hệ từ c- Xác định thành phần biệt lập trong mỗi câu sau: - ồ! thích thật bài thơ miền Bắc. (Tố Hữu) Thành phần biệt lập.................................................................................................................................................................... - Cô Lan, bên cạnh nhà em, rất quý trẻ con Thành phần biệt lập................................................................................................................................................................... Câu 8 - Đọc đoạn trích sau: (....) Vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi: - Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc? Tâu đức vua - em bé vờ vĩnh đáp - mẹ con chết sớm mà cha con lại không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc - Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ. Nghe nói nhà vua và các triều thần đề bật cười tiếp khách - Vua lại phán: - Mày muốn có em thầy phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực làm sao mà đẻ được! (Trích “Em bé thông minh”) a- Nếu tách lời thoại của em bé ra khỏi câu truyện thì em bé không tuân thủ phương châm nào? Phương châm về lượng Phương châm về chất Phương châm quan hệ Phương châm cách thức b- Trong tình huống của câu chuyện trên em bé có tuân thủ phương châm hội thoại không? Vì sao? ................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ....................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 9 - Điền từ, cụm từ vào sơ đồ để làm rõ trình tự phân tích trong mỗi phần của văn bản “Chó sói và Cừu” trong thơ ngụ ngôn La - Phông -Ten Phần 1: Hình tượng cừu qua ngòi bút của La - Phông - Ten Phần 2: Chó sói qua ngòi bút của Buy – Phông II- Tự luận (11 điểm) Câu 1: (3 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ: “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” (Quê hương - Tế Hanh) Câu 2: (8 điểm) Có người nhận xét: “Lặng lẽ Sa Pa” là một bài thơ bằng văn xuôi ngợi ca vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa hương của thiên nhiên và con người. Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để làm rõ ý kiến trên. Đáp án đề thi học sinh giỏi tỉnh bảng a môn: ngữ văn - lớp 9 Tác giả: Nguyễn Thị Hùng - GV THCS Đông Anh Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 a Tình huống truyện (1) Ngôn ngữ nhân vật (2) 0,5 b “Sa Pa lặng lẽ” (1) Con người lao động (2) 0,5 2 a Đ 0.25 b S 0.25 c S 0.25 d Đ 0.25 3 a 1945 - 1954 0.25 b 1964 – 1975 0.25 c Từ sau 1975 0.25 d 1954 – 1964 0.25 4 a B 0.25 b C 0.25 c C 0.25 d C 0.25 5 a B 0.25 b E 0.25 c A 0.25 d A 0.25 6 a Nhân hóa, ẩn dụ 0,5 b - Gạch chân: “Cất lên” - Sửa lại : Chữa bệng xong, em nở một nụ cười sung sướng 0,25 0,25 7 a A 0,25 b D 0,25 c Thành phần biệt lập cảm thán Thành phần biệt lập phụ chú 0,25 0,25 8 a B (Phương châm về chất) 0,5 b Trong tình huống câu chuyện, em bé vẫn tuân theo phương châm hội thoại. Vì em bé muốn lấy lí luận, sự phi lí của người khác để thực hiện mục đích trong lời nói của mình. 0,5 9 Phần 1: Hình tượng cừu qua ngòi bút của La-Phông -Ten Con cừu qua ngòi bút của Buy - Phông Cừu non dưới ngòi bút của La-Phông-Ten Phần 2 Con chó sói qua ngòi bút của La-Phông-Ten Con sói qua ngòi bút của Buy - Phông Hình tượng chó sói qua ngòi bút của La-Phông- Ten 0,5 0,5 Câu Nội dung cần đạt Điểm Tự luận 1 - Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng vừa tả bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống - So sánh con thuyền với con tuấn mã, cùng các động từ, tính từ ( hăng, phăng, vượt ) diễn tả khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền, toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng bất ngờ. - Hình ảnh “cánh buồm trắng” căng phồng no giỏa khơi được so sánh với “mảnh hồn làng” sáng lên vẻ đẹp lãng mạn. Nhà thơ vừa vẽ ra chính sác cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật... 1,0 1,0 1,0 2 * Đảm bảo yêu cầu cơ bản sau: 1- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và các vấn đề sẽ phân tích 2- Giải thích ngắn gọn nhận xét chủ đề - Bài thơ bằng văn xuôi “áng văn xuôi giàu chất thơ, ca ngợi vẻ đẹp lặng lẽ, thơ mộng của thiên nhiên và con người” 3- Phân tích chất thơ của truyện Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa - Hình ảnh mây rơi xuống đường, luồn vào gầm xe, khiến ta có cảm tưởng như đi trên mây - Hình ảnh nắng chiều mạ bạc cả con đèo, đất trời như tỏa sáng. Vẻ đẹp của con người Sa Pa - Nhân vật chính: Anh thanh niên và một số nhân vật phụ làm nổi bật + Cái lặng lẽ của công việc âm thầm ít ai biết đến trong một không gian cũng vắng lặng, âm thầm. + Trong cái lặng lẽ của đất trời, có những tâm hồn không lặng lẽ; vì họ đang làm những công việc quan trọng đối với đất nước. + Đó là vẻ đẹp tâm hồn bình dị, khiêm tốn, hăng say quên mình trong công việc. 4- Đánh giá chung: Khẳng định lại vấn đề và giá trị của tác phẩm: “Lặng lẽ Sa Pa” là một áng thơ bằng văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người - những người lao động - những trí thức mới đang thầm lặng hiến dâng tất cả tâm sức và tuổi trẻ cho nhân dân và Tổ quốc 1,0 0,5 2,5 2,5 0,5 Lưu ý Phần tự luận: Ưu tiên cho bài viết sạch, đẹp, hành văn trôi chảy có chất văn 1,0 Tài liệu tham khảo Trắc nghiệm Tự sáng tác Tham khảo sách giáo khoa Lấy từ cuốn “Ôn tập và tự kiểm tra kiến thức - Ngữ văn lớp 9” Lấy từ cuốn “Bài tập rèn kỹ năng tích hợp - Ngữ văn lớp 9” Lấy từ cuốn “Ôn tập và tự kiểm tra kiến thức - Ngữ văn lớp 9 a- Tự sáng tác b- Lấy từ cuốn “Lỗi tự vựng và cách khắc phục” - PGS Hồ Lê Tham khảo sách giáo khoa Lấy từ cuốn “Bài tập rèn kỹ năng tích hợp - Ngữ văn lớp 9” Lấy từ cuốn “Bài tập rèn kỹ năng tích hợp - Ngữ văn lớp 9” Tự luận Câu 1: Giáo viên tự sáng tác Câu 2: Lấy đề từ “Thiết kế bài giảng Văn 9 tập 2”
Tài liệu đính kèm: