Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Bảng A - Đỗ Thị Nhung (Có đáp án)

doc 8 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 01/04/2025 Lượt xem 53Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Bảng A - Đỗ Thị Nhung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Bảng A - Đỗ Thị Nhung (Có đáp án)
 đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 bảng a
Môn: ngữ văn 
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Tác giả: Đỗ Thị Nhung
	Đơn vị : THCS Nguyễn Chích - huyện Đông Sơn
Phần I : Trắc nghiệm (9 điểm )
Câu 1: 
a) Các tác phẩm sau, tác phẩm nào là tác phẩm tự sự ?
	A- Sau phút chia ly
	B- Làng
	C- Đồng chí
	D- ánh trăng
b/ Kết luận sau phù hợp với văn bản nào ?
 	“Tác phẩm đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ , hy sinh nhưng rất hồn nhiên,lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ .”
	A- Bài thơ về tiểu đội xe không kính
	B- ánh trăng
	C- Những ngôi sao xa xôi
	D- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
c) Nối tên tác giả ứng với các tác phẩm sau:
 Làng (1) (5) Nguyễn Thành Long
 Những ngôi sao xa xôi (2) (6) Lê Minh Khuê
 Lặng lẽ Sa Pa (3) (7) Nguyễn Minh Châu
 Bến quê (4) (8) Kim Lân
d) Điền tên tác giả vào nhận xét sau:
......................................xứng đáng thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học.
Câu 2: 
a) Sắp xếp các tác phẩm sau theo giai đoạn: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi
Chống Pháp
Chống Mỹ
Sau 1975
b) Điền tên nhân vật và tác phẩm phù hợp với thông tin.
Nhân vật
Tác phẩm
Tính cách và phẩm chất
Tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn thắm thiết với người cha.
Tinh thần dũng cảm không sợ hy sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
c) Truyện nào không sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất.
	A- Chiếc lược ngà
	B- Bến quê
	C- Những ngôi sao xa xôi.
	D- Cố hương
d) Nhận xét sau về truyện nào?
	“Triết lý trong truyện là một triết lý giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người”.
	A- Làng
	B- Lặng lẽ SaPa
	C- Bến quê
	D- Những ngôi sao xa xôi.
Câu 3:
a) Tác giả bài thơ “ Nói với con là ”
	A- Viễn Phương
	B- Y Phương
	C- Thanh Hải
	D- Chế Lan Viên
b) Điền đúng từ vào chỗ trống những câu sau:
“ Ngủ yên ! Ngủ yên!................
Cho cò trắng ...........................
Cò............................................
...............................trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi ”
 (“Con cò” - Chế Lan Viên)
c) Sắp xếp theo giai đoạn lịch sư những bài thơ sau: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Đồng chí, Bài thơ về Tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, ánh trăng, Con cò, Nói với con.
1945 - 1954
1954 - 1964
1964 - 1975
Sau1975
d) Bút pháp lãng mạn được thể hiện chủ yếu trong bài thơ:
 	A- ánh trăng
 	B - Con cò
 	C- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 	D- Đoàn thuyền đánh cá
Câu 4: 
 a) Phan Ngọc Hoan là tên thật của nhà thơ nào?
 	A- Thanh Hải
	B- Viễn Phương
	C- Chế Lan Viên
 	D- Huy Cận
b) Bài thơ nào sau đây được tác giả sáng tác khi nằm trên giường bệnh, chỉ một tháng sau thì qua đời; Là tấm lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.
 	A- Viếng lăng Bác
 	B- Mùa xuân nho nhỏ
 	C- Tiếng gà trưa
 	D- Khi con tu hú
c) Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh:
	A- Hương bưởi , mây, sấm
	B- Tiếng ve, mưa, nắng
 	C- Sông, sương , hoa cúc
 	D- Hương ổi , hàng cây, cơn mưa
 d) Câu thơ : 
“ Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi ”
 	 (“Sang thu”- Hữu Thỉnh) 
Mang ý nghĩa:
 	A- Tả thực
 	B- ẩn dụ
 	C- Chỉ là cách nói cho có vần
 	D- Cả A và B
Câu 5: 
 a) Sắp xếp lại cho đúng tên văn bản với nội dung :
Văn bản
Nội dung
Bài toán dân số.
Di tích lịch sử
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Quan hệ giữa thiên nhiên và môi trường
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
Bảo vệ hoà bình chống chiến tranh
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Dân số và tương lai
b/Văn bản nhật dụng nào có sư kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu đạt như : Tự sự và miêu tả
 	A- Cuộc chia tay của những con búp bê
 	B- Động Phong Nha
 	C- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
	D- Thông tin về trái đất năm 2000
c) Văn bản nhật dụng được phép.
	A- Sử dụng tất cả các phương thức biểu đạt
	B- Chỉ được sử dụng một số phương thức như: Tự sự, thuyết minh
d) Nhận xét nàp đúng:
	A- Văn bản nhật dụng không có giá trị như một tác phẩm văn học.
	B- Một số văn bản nhật dụng có giá trị như một tác phẩm văn học.
Câu 6: 
	Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
	Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
	Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
	(“Bếp lửa” - Bằng Việt)
a) Phép tu từ nào không có trong đoạn thơ:
	A- Điệp ngữ
	B- ẩn dụ
	C- Hoán dụ
b) Từ “nắng mưa” trong câu thơ có nghĩa:
	A- Chỉ thời tiết nắng mưa.
	B- Chỉ cuộc sống lam lũ vất vả của bà
	C- Cả A và B
c) Từ “ nắng mưa ” trong câu trên được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
	A- Hoán dụ
	B- ẩn dụ
d) “Bình” nghĩa là: Bằng phẳng, ngang đều, thường, vừa phải, yên ổn.
	Tìm thêm một số từ ngữ chứa yếu tố “bình” với các nghĩa trên.
Câu 7:
a) Câu “ Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nẩy lửa, ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ ” mắc lỗi gì?.
	A- Dùng từ không đúng nghĩa
	B- Lỗi về quan hệ từ.
	C- Sai về quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần câu.
	D- Lỗi lặp từ.
b) Điền vào chỗ trống từ loại của những từ in đậm trong câu sau:
“ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được ”
 	hay ................
 	đọc.................
 	lần................
 	được...............
c/ Câu “Cũng may mà bằng mấy nét vẽ , hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên” (“ Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long)
 	A- Có thành phần khởi ngữ
 	B- Không có thành phần khởi nghĩa
d/ Nhận xét nào đúng nhất về câu ghép:
	A- Có một kết cấu C -V
	B- Có 2 kết cấu C -V
	C- Có từ 2 kết cấu C -V trở lên không bao chứa nhau tạo thành.
	D- Có nhiều kết cấu C -V
Câu 8:
a) Theo từ điển, hội thoại là: Nói chuyện với nhau. Vì thế bạn A cho rằng: Hội thoại chỉ thực hiện được khi có yếu tố ngôn ngữ.
	Bạn B lại cho rằng: Ngoài yếu tố ngôn ngữ, còn có yếu tố phi ngôn ngữ như: ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ. Theo em ý kiến của bạn nào đúng?
.........................................................................................................................................
b) Đọc đoạn đối thoại sau:
	A- Chiều nay cậu có đi đá bóng với mình không?
	B- Tớ về quê.
	Lời nói của ai thể hiện hàm ý.
.........................................................................................................................................
c) Trong cuộc hội thoại trên:
	A- B vi phạm phương châm hội thoại.
	B- B không vi phạm phương châm hội thoại.
d) Phép tu từ nói giảm, nói tránh trùng với phương châm hội thoại nào?
	A- Phương châm cách thức
	B- Phương châm lịch sự.
	C- Phương châm về chất.
	D- phương châm về lượng.
Câu 9:
a) Nhận xét nào sau đây đúng với văn bản thuyết minh:
	A- Tri thức trong văn bản: Khách quan, xác thực, hữu ích.
	B- Trình bày văn bản thuyết minh không cần sự chính xác rõ 
	 ràng chặt chẽ.
	C- Trong văn bản thuyết minh người viết được phép hư cấu.
	D- Văn bản thuyết minh được sử dụng tối đa các biện pháp tu từ.
b) Phương thức biểu đạt nào thuộc kiểu văn bản nghị luận.
	A- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng.
	B- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối 
	 với con người, thiên nhiên, xã hội và sự vật.
	C- Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân kết quả, tính có ích hoặc 
 	 có hại của sự vật, hiện tượng.
	D- Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và 
 	 tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
c) Điền các nội dung vào để có một khung bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
	1- Mở bài:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
	2- Thân bài:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
	3- Kết bài:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
d) Văn bản thuyết minh nhằm cung cấp tri thức khách quan, nang tính thực dụng, yêu cầu diễn đạt rõ ràng, chính xác, cô đọng nên:
	A- Không được vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật.
	B- Cần vận dụng thâm một số biện pháp nghệ thuật như: Kể, Tả, đối 
	 thoại...
Phần II: Tự luận (11 điểm)
Câu 1: (3 đ)
“ Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru ”
	 (Nguyễn Duy)
	Từ cảm nhận sâu sắc về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên, hãy viết 1 đoạn văn nói về ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
Câu 2: (8 đ)
Hai tác phẩm: “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật và “Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê cho em suy nghĩ gì về cuộc sống và tình cảm của thế hệ thanh niên thời chống Mỹ.
 Đáp án đề thi HSG tỉnh bảng a
môn: Ngữ văn - lớp 9
	Tác giả : Đỗ Thị Nhung
	Đơn vị : THCS Nguyễn Chích - huyện Đông Sơn.
I/ Trắc nghiệm: (9 điểm) mỗi câu 1 điểm, đúng 1 yêu cầu cho 0,25đ, sai không có điểm.
Câu 1: (1điểm)
	a) B	(0,25đ)
	b) C	(0,25đ)
	c) Nối 1-8, 2-6, 3-5, 4-7	(0,25đ)
	d) Điền tác giả: Nguyễn Minh Châu	(0,25đ)
Câu 2: (1điểm)
	a) 	- Chống Pháp:	 “Làng”	(0,25đ)
	- Chỗng Mỹ: “ Chiếc lược ngà ”, “ Lặng lẽ Sapa ” ,
	 “ Những ngôi sao xa xôi ”.
	- Sau 1975: “ Bến Quê ”
	b) Điền thứ tự nhân vật: Ông Hai, Anh thanh niên, Bác Thu, 3 cô gái	(0,25đ)
 TNXP.
	- Điền thứ tự tác phẩm: “ Làng ”, “ Lặng lẽ Sapa ”, “Chiếc 
	 lược ngà”, “ Những ngôi sao xa xôi ”.
	c) B	(0,25đ)
	d) C	(0,25đ)
Câu 3: (1điểm)
a) B	(0,25đ)
b) Điền vào thứ tự: Ngủ yên, đến làm quen, đứng ở quanh nôi, rồi cò vào.	(0,25đ)
c) Giai đoạn 	1945 -1954: Đồng chí	(0,25đ)
	1954 - 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò
	1964 - 1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, 
	 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
	Sau 1975:	ánh trăng, Nói với con.
d) D	(0,25đ)
Câu 4: (1điểm)
	a) C	(0,25đ)
	b) B	(0,25đ)
	c) D	(0,25đ)
	d) D	(0,25đ)
Câu 5: (1điểm)
a) Sắp xếp thứ tự:	(0,25đ)
	- Văn bản: Bài toán dân số, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
	- Nội dung: Dân số và tương lai, bảo vệ hoà bình chống chiến tranh, di tích lịch sử, quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
	b) A	(0,25đ)
	c) A	(0,25đ)
	d) B	(0,25đ)
Câu 6: (1điểm)
	a) C	(0,25đ)
	b) B	(0,25đ)
	c) B	(0,25đ)
d) Ví dụ như: Bình đẳng, bình nguyên, bình thường, bình yên, quân bình, trung bình.	(0,25)
Câu 7: (1điểm)
	a) C	(0,25đ)
	b) Hay: Tính từ, đọc: Động từ, lần: Danh từ, được: Phó từ	(0,25đ)
	c) A	(0,25đ)
	d) C	(0,25đ)
Câu 8: (1điểm)
	a) B đúng	(0,25đ)
	b) B	(0,25đ)
	c) B	(0,25đ)
	d) B	(0,25đ)
Câu 9: (1điểm) 
a) A	(0,25đ) b) D	(0,25đ)
	c) - Mở bài: Giới thiệu đoạn ( bài thơ), bước đầu nên nhận xét, đánh giá.(0,25đ)
	 - Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung, 
 nghệ thuật của đoạn (bài) thơ.
	 - Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
	d) B	(0,25đ)
II- Phần II: Tự luận 	(11 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
 - Hình thức: Là một đoạn văn, có câu mở, các câu phát triển và câu kết đoạn.
- Về nội dung đảm bảo các ý sau:+ Lời ru: Tình mẹ đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức, trẻ được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào,dịu dàng của lời ru. (1đ) 
 + Lời ru đi vào tiềm thức tuổi thơ ,trở nên gần gũi, từ buổi tới trường đến lúc trưởng thành. (1đ)
 + Lời ru, tấm lòng người mẹ bên con suốt cuộc đời. (1đ)
Câu 2: (8 điểm) - Hình thức: Cần thể hiện kỹ năng làm bài nghị luận tổng hợp kiến thức về một truyện, một bài thơ, có bố cục rõ ràng, hợp lý (1đ)
 Bài viết sạch sẽ, chữ đẹp, không mắc lỗi chính tả cũng như lỗi diễn đat. (1đ)
 - Nội dung:Tập trung làm rõ luận điểm: Cuộc sống và tình cảm của thế hệ thanh niên thời chống Mỹ. (6 điểm)
 (1) Cuộc sống: gian khổ, thiếu thốn, nguy hiểm, Bom đạn ,vật chất ,thiên nhiên, thời tiết... (3đ)
 (2) Tình cảm: tình đồng đội , tình yêu quê hương đất nước, tinh thần lạc quan cách
mạng... (3đ)
 Chú ý: Đánh giá cao baì nghị luận có tính chất tổng hợp , đưa ra luận điểm chính và hệ thống luận điểm phụ bổ sung chứ không di phân tích dàn trải từng tác phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_ngu_van_lop_9_bang_a_do_t.doc