Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Bảng A - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Nghệ An (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 13/07/2022 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Bảng A - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Nghệ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Bảng A - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Nghệ An (Có đáp án)
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
Đề chính thức
 (Đề thi có 01 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: ĐỊA LÍ - BẢNG A
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu I. (4,0 điểm)
 Đọc thông tin và bảng số liệu sau: 
“Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và điều tra biến động dân số hàng năm cho thấy tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta có xu hướng tăng lên: Từ 107 bé trai/100 bé gái khi sinh vào năm 1999 lên 110 bé trai/100 bé gái khi sinh vào năm 2006; 111,5 bé trai/100 bé gái khi sinh vào năm 2007; 112 bé trai/100 bé gái khi sinh vào năm 2008 và 111 bé trai/100 bé gái khi sinh vào năm 2010”.
Dân số và cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi giai đoạn 1979 – 2009
Năm
Số dân (Triệu người)
Tỉ lệ (% tổng số dân)
Tổng
Nhóm tuổi
0 - 14
Nhóm tuổi
15 - 19
Nhóm tuổi
60+
Nhóm tuổi
0 - 14
Nhóm tuổi
15 - 19
Nhóm tuổi
60+
1979
53,74
24,40
26,63
3,71
41,8
51,3
6,9
1989
64,38
24,96
34,77
4,65
39,2
53,6
7,2
1999
76,33
25,56
44,58
6,19
33,0
58,9
8,1
2009
85,85
21,03
57,09
7,73
24,5
66,5
9,0
 	 (Nguồn:Tổng cục thống kê; Tổng điều tra biến động dân số hàng năm) 
Từ thông tin và bảng số liệu trên, em hãy:
1. Chỉ ra một số đặc điểm dân số nước ta.
2. Nêu ảnh hưởng của đặc điểm dân số đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Câu II. (4,5 điểm)
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
2. Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta?
Câu III. (6,0 điểm)
1. Phân tích các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển ngành giao thông vận tải nước ta.
2. Nêu ý nghĩa của tuyến quốc lộ 1A.
3. Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về di sản Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh.
Câu IV. (5,5 điểm)
1. Cho bảng số liệu:
Sản lượng cá biển khai thác và số lượng tàu thuyền, giai đoạn 2000 – 2012
NĂM
2000
2003
2005
2008
2012
Cá biển khai thác
(nghìn tấn)
Cả nước
1075,3
1227,5
1367,5
1475,8
1818,9
Trong đó
Đồng bằng sông Cửu Long
329,7
375,1
420,4
448,9
578,9
Duyên hải Nam Trung Bộ
465,7
498,7
529,1
563,0
682,4
Số tàu thuyển (chiếc)
9766
17303
20537
22729
27998
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng cá biển khai thác và số lượng tàu thuyền của nước ta giai đoạn 2000 - 2012. 
b. Nêu nhận xét và giải thích.
2. Để phát triển kinh tế - xã hội, vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phải quan tâm giải quyết những vấn đề gì?
Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình làm bài.
..............Hết.............
Họ và tên thí sinh...................................................Số báo danh...............
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS
NĂM HỌC 2014 – 2015
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: ĐỊA LÍ – BẢNG A
	(Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang)	
Câu 
Ý 
Nội dung
Điểm
I
1
Đặc điểm dân số:
- Số dân: Nước ta có dân số đông, tăng liên tục (dẫn chứng) nhưng không đều theo từng nhóm tuổi (dẫn chứng).
+ Nhóm tuổi 0 -14 tăng chậm trong giai đoạn 1979 - 1999, đến giai đoạn 1999 - 2009 lại có xu hướng giảm (dẫn chứng).
+ Nhóm tuổi 15 - 59 và 60+ liên tục tăng (dẫn chứng).
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi:
+ Giai đoạn 1979 - 1999, nước ta có cơ cấu dân số “trẻ” (dẫn chứng). 
+ Giai đoạn 1999 - 2009, nước ta chuyển dần sang cơ cấu dân số “vàng” (dẫn chứng.).
+ Hiện nay dân số nước ta đang thay đổi theo xu hướng “già đi” (dẫn chứng). 
- Tỷ số giới tính khi sinh: Nước ta đang rơi vào tình trạng mất cân bằng giới tính, số bé trai sinh ra cao hơn nhiều so với số bé gái và có xu hướng tăng lên,
2
Ảnh hưởng của đặc điểm dân số:
- Thuận lợi:
+ Dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ cấu dân số “vàng” làm cho tỉ lệ dân số phụ thuộc giảm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống (giáo dục, y tế,), tăng khả năng tích lũy để phát triển kinh tế - xã hội,...
+ Cơ cấu dân số “vàng” tạo ra lực lượng lao động lớn, giúp Việt Nam có cơ hội hội nhập nhanh vào nền kinh tế của khu vực và toàn cầu,
- Khó khăn:
+ Dân số đông, tăng nhanh tạo ra sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và việc nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ tài nguyên môi trường.
+ Lực lượng lao động tăng nhanh trong khi nền kinh tế chưa phát triển tạo nên sức ép lớn trong vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.
+ Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến số nam nhiều hơn số nữ, làm ảnh hưởng đến tình trạng kết hôn và làm nảy sinh các vấn đề xã hội khác.
II
1
Tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:
* Tình hình phát triển:
- Giai đoạn 2000 - 2007, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tăng liên tục (dẫn chứng...).
- Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (dẫn chứng).
- Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có cơ cấu đa dạng nhất:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt: lương thực, chè, cà phê, thuốc lá, điều, đường, rượu, bia, nước giải khát,
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi: thịt, trứng, sữa, đồ hộp, đông lạnh,
+ Chế biến sản phẩm thủy sản: nước mắm, đông lạnh, sấy khô,
* Đặc điểm phân bố:
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước.
- Tập trung nhiều nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các trung tâm lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
- Hai trung tâm lớn nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
2
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước:
* Nguyên nhân:
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố đông dân nhất cả nước, có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Hà Nội nằm trong vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn thứ hai của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả lớn nhất cả nước; liền kề với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước, tiếp giáp với vùng Tây Nguyên là vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp,
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật – hạ tầng phát triển, đội ngũ lao động lành nghề, thu hút mạnh nhất nguồn vốn đầu tư,
* Biểu hiện: 
- Đây là hai trung tâm có quy mô rất lớn.
- Có cơ cấu đa dạng nhất (dẫn chứng). 
III
1
Phân tích các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển ngành giao thông vận tải ở nước ta:
* Thuận lợi
- Vị trí địa lí: Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc, Lào và Campuchia, tiếp giáp với vùng biển rộng lớn nên có điều kiện giao thông thuận lợi từ nội địa ra đại dương, sang các nước láng giềng hoặc đi xa hơn và ngược lại.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam, được nối liền bởi các đồng bằng ven biển tương đối liên tục, thuận lợi cho phát triển giao thông Bắc –Nam.
+ Đường bờ biển dài 3260 km, bờ biển có nhiều vũng vịnh, thuận lợi để xây dựng các cảng biển và phát triển giao thông vận tải đường biển.
+ Khí hậu nhiệt đới, biển và sông không đóng băng, giao thông đường thủy hoạt động quanh năm.
+ Một số thuận lợi khác (Tài nguyên khoáng sản, lâm sản,)
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng tăng.
+ Cơ sơ vật chất kĩ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại.
+ Có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải.
+ Sự phát triển nhanh của nền kinh tế trị trường đã có những tác động tích cực cho sự phát triển của giao thông vận tải,
* Khó khăn
- Điều kiện tự nhiên:
+ ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi, địa hình bị chia cắt mạnh, mạng lưới sông ngòi dày đặc gây khó khăn cho phát triển giao thông vận tải.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiều thiên tai làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình; kinh phí sửu chữa, bảo dưỡng lớn,
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật nhìn chung còn yếu kém và thiếu đồng bộ.
+ Đội ngũ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành.
+ Thiếu nguồn vốn đầu tư,...
2
Ý nghĩa của quốc lộ 1A: 
- Có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Là tuyến giao thông huyết mạch, trục xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta.
- Đi qua 6 trong tổng số 7 vùng kinh tế, có tần suất hoạt động lớn nhất trong các tuyến giao thông vận vận tải của cả nước.
3
Giới thiệu về di sản Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh:
Học sinh nêu được các ý cơ bản sau:
- Giá trị văn hóa: Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại,
- Giá trị kết nối với các di sản trên mọi miền đất nước, góp phần nâng cao giá trị nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta.
- Thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn, phát huy và quảng bá sản phẩm du lịch này.
IV
1a 
Vẽ biểu đồ:
- Dạng biểu đồ: Cột chồng kết hợp với đường.
- Yêu cầu: Chính xác, đầy đủ số liệu, chia đúng khoảng cách năm, có chú thích và tên biểu đồ.
(Lưu ý: Vẽ dạng khác không cho điểm; thiếu một yêu cầu trừ 0,25 điểm)
1b
Nhận xét và giải thích:
- Sản lượng cá biển khai thác tăng (dẫn chứng) nhờ tăng số lượng tàu thuyền đánh bắt, tăng công suất, kĩ thuật khai thác ngày càng hiện đại.
- Số lượng tàu thuyền tăng nhờ chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, đầu tư vốn cùng với ngư dân đóng tàu thuyền nhằm đẩy mạnh khai thác hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ là hai vùng có sản lượng khai thác cá dẫn đầu cả nước (dẫn chứng) do:
 + Cả hai vùng đều có số lượng tàu thuyền lớn nhất cả nước, kĩ thuật đánh bắt ngày càng hiện đại; 
+ Cả hai vùng đều có vùng biển rộng, có các ngư trường trọng điểm (dẫn chứng) với trữ lượng lớn. 
- Sản lượng cá biển khai thác của vùng Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ do có ngư trường lớn nhất cả nước và các điều kiện khác thuận lợi hơn,
2
Cần quan tâm giải quyết những vấn đề sau:
- Về mặt tự nhiên: Thiếu nước trong mùa khô, tình trạng xâm nhập mặn, mùa lũ kéo dài, hệ sinh thái ngập mặn ngày càng bị thu hẹp, do đó cần xây dựng hệ thống hồ chứa nước, tăng cường các biện pháp cải tạo đất, chủ động sống chung với lũ,
- Về mặt xã hội: Mặt bằng dân trí thấp, thiếu vốn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ, vì vậy phải nâng cao mặt bằng dân trí, cùng với đầu tư vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_dia_ly_lop_9_bang_a_nam_h.doc