Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Môn địa lý lớp 9 - Bảng A (Thời gian làm bài 150 phút) Người ra đề : Lê Thị Oanh – Giáo viên THCS Đông Hòa - Đông Sơn Câu I: (2 điểm) Hãy ghép nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp. A Trả lời B 1. Lao động thành thị 1. Với.. a).21,2% 2. Lao động nông thôn 2. Với.. b).24,2% 3. Lao động đã qua đào tạo 3. Với.. c).75,8% 4 Lao động chưa qua đào tạo 4. Với.. d).78,8% Câu II: (1,5 điểm). * Điều tiếp nội dung vào chỗ chấm (..) sao cho phù hợp: Nước ta có số dân đứng thứ..ở Đông nam á và thứtrên thế giới. Điều đó chứng tỏ nước ta là nước... Câu III: (3,5đ) Trình bày ý nghĩa của tuyến đường Quốc lộ 1A đối với nền kinh tế nước ta. Câu IV: (3 điểm) Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Câu V: (5 điểm) Qua bảng số liệu sau: Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (năm 1999. Đơn vị tính: Kg/ người Năm Toàn quốc Đồng bằng Sông Hồng ĐB Sông Cửu Long 1989 331,0 315,7 631,2 1996 387,7 361,0 854,3 1999 448,0 414,0 1021,8 Hãy nhận xét bình quân lương thực đầu người của cả nước, Đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long qua các năm. Câu VI: (5 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: Khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo ngành vận tải của Việt Nam. Đơn vị tính: Triệu tấn/ km Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển 1990 847,0 1.631,0 1.749,0 8.313,1 1998 1.470,0 4.151,6 2.968,4 23596,6 (Nguồn niên giám thống kê CHXHCN Việt Nam 1998) a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta trong các năm 1990 và 1998. b) Nhận xét tình hình khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta qua các năm. hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Môn địa lý lớp 9 - Bảng A (Thời gian làm bài 150 phút) Câu Nội dung kiến thức cần đạt Điểm I (2 điểm) Nối 1 với b Nối 2 với c Nối 3 với a Nối 4 với d 0,5 0,5 0,5 0,5 II (1,5 điểm) Nước ta có số dân đứng thứ 3 ở Đông nam á và thứ 14 trên thế giới. Điều đó chứng tỏ nước ta là nước đông dân. Mỗi ý đúng cho 0,5 đ III (3,5 điểm) * ý nghĩa của tuyến đường ô tô số 1: - Đường ô tô số 1 dài hơn 200km kéo dài từ biên giới Việt Trung đến biên giới VN - Cămpuchia đến tận Cà Mau. - Là tuyến đường dài nhất nước ta nối liền các vùng kinh tế trọng điểm: Đồng bằng sông Hồng với Duyên Hải Trung bộ, Đông nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long. - Gắn với các tuyến đường Đông - Tây, TB - ĐN, đã nối liền vùng đồng bằng với miền núi cao nguyên nước ta. - Là tuyến đường đi qua tất cả các vùng trọng điểm dân cư thủ đô và các thành phố lớn của nước ta. - Nối liền các trung tâm kinh tế, xã hội, văn hoá lớn của cả nước. - Đường ô tô số 1 với nhiều chức năng, đảm nhiệm vận chuyển một lưu lượng hành khách và khối lượng hàng hoá các loại lớn nhất. + Vận chuyển từ Bắc vào Nam: Chủ yếu là vật liệu xây dựng, phân bón, kim loại. + Vận chuyển từ nam ra: Chủ yếu là lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng. + Là tuyến đường quan trọng, trong công tác quốc phòng. Như vậy tuyến đường ô tô số 1 có ý nghĩa là tuyến đường "xương sống" trong toàn bộ giao thông vận tải của nước ta. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 IV (3 điểm) Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản do: - ĐB sông Cửu Long có nhiều sông nước, khí hậu ấm áp, nhiều nguồn thức ăn cho cá, tôm và thuỷ sản khác. - Vùng biển rộng và ấm quanh năm. - Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn. 1,0 0,5 Câu Nội dung kiến thức cần đạt Điểm - Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản lượng phù xa lớn. - Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là trồng lúa, cộng với cá tôm phong phó chính là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm hầu hết các địa phương. 0,5 0,5 V (5 điểm) Nhận xét: - Sản lượng lương thực bình quân trên đầu người của toàn quốc, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long đều tằng. - Của toàn quốc năm 1989: 331 kg/ người -> 1999 tăng lên 448,0kg/ người. - ở đồng bằng sống Hồng tăng chậm nhất và có sản lượng lương thực thấp nhất. - ở đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn và tăng nhanh nhất: Năm 1989 là 631,2kg/ người -> năm 1999 lên 1021,8kg/ người. - Bình quân lương thực theo đầu người của toàn quốc tăng từ 1989 - 1999 tăng 1,35 lần, đồng bằng sông Hồng từ 1989 - 1999 tăng 1,31 lần, đồng bằng sông cửu Long từ 1989 - 1999 tăng 1,62 lần. Như vậy đồng bằng sông cửu Long tăng cao nhất và nhanh nhất. Đồng bằng sông Hồng có bình quân đầu người thấp nhất và tăng chậm. 1,0 0,75 0,75 0,75 1 0,75 VI (5 điểm) a) Xử lý số liệu (Đơn vị : %) 1,0 Năm Tổng số Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển 1990 100 6,8 13,0 13,9 66,3 1998 100 4,6 12,9 9,2 73,3 * Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ hình tròn. - Bán kính hình tròn năm 1998 lớn hơn bán kính tròn thể hiện năm 1990. - Có chú giải. - Nếu không xử lý số liệu ra % thì không tính điểm. b) Nhận xét: - Tình hình: Khối lượng luân chuyển của cả nước tăng 2,6 lần (1998 so với 1990). + Từng ngành: Tăng nhanh nhất đường biển 2,8 lần đường bộ 2,5 lần. + Tăng chậm hơn: đường sông 1,7 lần. - Cơ cấu: + Đường biển chiếm ưu thế (73,3% năm 1998). + Từng ngành: Tăng nhanh: Đường biển (7% gắn với thương mại) không thay đổi nhiều: đường bộ (giảm 0,1%). Giảm: Đường sông (4,7%) đường sắt 2,2%. 2,0 1,0 1,0
Tài liệu đính kèm: