ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 (VÒNG 2) Năm học: 2013-2014 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi này gồm 01 trang Câu 1 (1,75 điểm). a. Trong nội dung chương trình sinh học lớp 9, tỷ lệ phân li kiểu hình 1:1 có thể xuất hiện ở quy luật di truyền nào? Mỗi quy luật di truyền cho một sơ đồ lai minh họa. b. Ở một loài cây, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Các gen nằm trên hai cặp NST tương đồng. Xác định kiểu gen của P trong các phép lai giữa hai cây hạt vàng, vỏ trơn cùng loài với nhau? Câu 2 (1,5 điểm). a. Ở một loài thực vật phát hiện một thể đột biến mà trong tất cả các tế bào sinh dưỡng đều thừa một nhiễm sắc thể. Cho biết đây là thể đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó? b. Một tế bào sinh dưỡng (2n) của ngô tiến hành nguyên phân liên tiếp 10 lần, nhưng khi kết thúc phân bào 4, ở lần phân bào 5 có 4 tế bào con không hình thành thoi phân bào, kết quả đã tạo ra các tế bào 4n. Xác định tỷ lệ % tế bào bị đột biến và tế bào bình thường trong tổng số các tế bào con được hình thành? Câu 3 (1,75 điểm). a.Yếu tố nào dẫn đến tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN? Vì sao tính đặc thù và ổn định của ADN chỉ mang tính tương đối? b. Protein liên quan đến hoạt động sống nào của cơ thể? Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của Protein ở thế hệ tế bào sau có bị thay đổi không? Vì sao? Câu 4 (1,25 điểm). a.Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, nhất là ở động vật bậc cao? Người ta có thể dự báo được sự xuất hiện của đột biến gen không? Tại sao? b. Kể tên các loại biến dị. Phân biệt đột biến gen với đột biến nhiễm sắc thể. Câu 5 (1,5 điểm). Xét một cặp NST tương đồng chứa một cặp gen dị hợp Aa, mỗi gen dài 4080 Ăngstoron. Gen trội A có 3120 liên kết Hidro, Gen lặn a có 3240 liên kết Hidro. a. Tính số lượng Nucleotit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên. b. Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại Nucleotit trong mỗi loại giao tử hình thành là bao nhiêu? c. Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại Nu trong mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu? Câu 6 (1,25 điểm). a. Ở cây tứ bội (4n) các giao tử (2n) vẫn thụ tinh bình thường. Khi lai cây 4n có kiểu gen AAAA với cây 4n có kiểu gen aaaa thu được cây F1 có kiểu gen như thế nào? Tiếp tục lai cây F1 với cây 2n có kiểu gen Aa. Hãy tính theo lý thuyết số cây mang một gen trội A và số cây không mang gen trội A ở thế hệ sau. b. Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ? Ý nghĩa của phương pháp? Câu 7 (1,0 điểm). Ở một loài thực vật lai hai cây P: thân cao, hoa trắng với thân thấp, hoa đỏ thu được F1 có tỉ lệ: 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa trắng : 1 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp; tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Biện luận và tìm kiểu gen của P? ----------------HẾT----------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:...........Phòng.......... ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 9 (HDC này gồm 2 trang) Câu 1. (1,75 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a * Quy luật phân li VD: Aa x aa .. *Quy luật phân li độc lập VD: AaBB x aabb *Quy luật di truyền liên kết gen AB/ab x ab/ab. *Quy luật di truyền giới tính VD: XX x XY *Quy luật di truyền liên kết với giới tính Gen nằm trên X. VD: XD Y x Xd Xd Gen nằm trên Y. VD: X Yd x X X ( HS Nêu được tên quy luật và VD được 0,15 đ) 0,75đ b Kiểu gen P trong phép lai giữa cây Hạt vàng, vỏ trơn: P1: AABB x AABB P2: AABb x AABb P3: AaBB x AaBB P4: AaBb x AaBb P5: AABB x AABb P6: AABB x AaBB P7: AABB x AaBb P8: AABb x AaBB P9: ABBb x AaBb P10: AaBB x AaBb ( HS viết đúng mỗi phép lai 0,1đ ) 1,0đ Câu 2.( 1,5 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a * Thể đột biến: Thể dị bội (2n +1). * Cơ chế phát sinh: - Do một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân, tạo giao tử (n + 1), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử thừa 1 nhiễm sắc thể (2n+1) => thể dị bội (2n + 1). - Sơ đồ lai: (HS tự viết) 0,25 đ 0,25 đ 0,25đ b * Số tế bào con hình thành : - Số tế bào con tạo ra sau 4 lần nguyên phân số là : 24 = 16 (tế bào). - Số tế bào con bình thường tạo ra sau 10 lần nguyên phân là: (16 - 4) x 26 = 768 (tế bào). - Số tế bào con bị đột biến : Vì kết thúc phân bào 4 có 4 tế bào con không hình thành thoi tơ vô sắc dẫn đến hình thành tế bào 4n nên có 4 tế bào đột biến nguyên phân 5 đợt à Số tế bào 4n được hình thành là : 4 x 25 = 128 (tế bào) - Tổng số tế bào con được hình thành là: 768 + 128 = 896 (tế bào) - Tỉ lệ % tế bào bị đột biến trong tổng số các tế bào con được hình thành là: (128 : 896) x 100% 14,286% -Tỉ lệ % tế bào bình thường trong tổng số các tế bào con được hình thành là: (768 : 896) x 100% 85,714% 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 3.(1,75 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a -ADN đa dạng và đặc thù bởi: + Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtít; + Hàm lượng ADN trong nhân tế bào; + Tỷ lệ A + T G + X - Sự đặc thù chỉ mang tính tương đối vì : + ADN có thể bị đột biến => thay đổi cấu trúc ADN. + Khi giảm phân có thể xảy ra trao đổi đoạn NST => thay đổi cấu trúc ADN. 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ b *Pr liên quan đến: -Trao đổi chất: + Xúc tác các quá trình trao đổi chất (Enzim có bản chất là Pr) + Điều hòa các quá trình trao đổi chất (phần lớn hooc môn là Pr) -Vận động: Miôzin và actin là hai loại Pr có trong cơ, tham gia vào sự co cơ. - Chống vi trùng: Nhiều loại kháng thể là Pr - Sinh năng lượng: Cung cấp cho các hoạt của cơ thể. * Không: Vì nhờ sự tự nhân đôi đúng mẫu, ADN giữ vững cấu trúc đặc thù của nó qua các thế hệ tế bào, Pr được tổng hợp trên khuôn mẫu của ADN nên Pr cũng giữ vững cấu trúc đặc thù của nó 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ Câu 4. (1,25 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a - Vì: chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Pr => biến đổi kiểu hình của sinh vật. Những biến đổi này thường ít thích nghi với điều kiện môi trường sống của sinh vật nên thường có hại. - Đối với sinh vật bậc cao, sự thích nghi thường hình thành chậm chạp trong quá trình sống nên những biến đổi về kiểu hình của sinh vật thường gây hại. - Người ta không thể dự báo được sự xuất hiện của đột biến gen vì : Đột biến gen là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen liên quan tới phân tử ADN, làm biến đổi mARN và biến đổi Prôtêin tương ứng nên có thể biểu hiện ra thành những biến đổi về kiểu hình của sinh vật tuỳ thuộc vào sự tương tác của kiểu gen và môi trường nên thường không dự báo được. 0,25đ 0,25đ 0,25đ B Các loại biến bị: Thường biến, biến dị tổ hợp, Đột biến {ĐB gen, ĐB NST (ĐB cấu trúc NST, ĐB số lượng NST)} 0,25đ 0,25đ Đột biến gen Đột biến NST Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nucleotit , xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử AND. Là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST - Mất, thêm, thay thế 1 hoặc một số cặp nucleotit. Đột biến cấu trúc : gồm mất, lặp, đảo đoạn, chuyển đoạn. * Đột biến số lượng gồm : thể dị bội, thể đa bội Do tác nhân gây đột biến làm rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của AND dẫn đến sao chép nhầm làm mất, thêm, thay thế hoặc đảo vị trí cặp nucleotit. Do tác nhân gây đột biến làm NST bị đứt gẫy hoặc ảnh hưởng đến sự nhân đôi của NST, sự kết hợp và trao đổi đoạn của các cromatit trong cặp tương đồng làm rối loạn sự liên kết và phân li của NST. Sự biến đổi cấu trúc của gen có thể dẫn tới biến đổi cấu trúc protein làm thay đổi đột ngột 1 hay vài tính trạng Làm thay đổi sâu sắc gây hậu quả nghiêm trọng ở một bộ phận hay toàn bộ cơ thể Là nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa và chọn giống Là nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa và chọn giống Câu 5.(1,5 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a Số Nu của mỗi gen N = (4080 x2): 3,4 = 2400 (Nu) Giao tử chứa gen A có: 2A + 3G = 3120 => G = X = 720 (Nu) 2A + 2G = 2400 A = T = 480 (Nu) Giao tử chứa gen a có: 2A + 3G = 3240 => G = X = 840 (Nu) 2A + 2G = 2400 A = T = 360 (Nu) 0,25 đ 0,25 đ b Có 2 loại giao tử là: Aa và 0 Giao tử Aa có A = T = AgenA + Agen a = 480 + 360 = 840 (Nu) G = X = GgenA + Ggen a = 720 + 840 = 1560 (Nu) Giao tử 0 có A = T = G = X = 0 0,25 đ 0,25 đ c Các tổ hợp có thể có: Aaa, 0a Tổ hợp Aaa có: A = T = AgenA + 2Agen a = 480 + 2 x 360 = 1200 (Nu) G = X = GgenA +2Ggen a = 720 + 2 x 840 = 2400 (Nu) Tổ hợp 0a có: A = T = Agen a = 840 (Nu); G = X = Ggen a = 360 (Nu) 0,25 đ 0,25 đ Câu 6.(1,25 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a - Kết quả của F1: 100% số cây đều có kiểu gen: AAaa - Tỷ lệ số cây mang một gen trội: (1/6 aa x 1/2 A) + (4/6 Aa x 1/2 a) = 5/12Aaa - Tỷ lệ số cây không mang gen trội: 1/6 aa x 1/2 a = 1/12 aaa 0,25đ 0,25đ 0,25đ b - Phương pháp nghiên cứu phả hệ: Theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ. - Phương pháp nghiên cứu phả hệ: Giúp ta biết được gen quy định tính trạng là trội hay lặn, do một gen hay nhiều gen quy định, nằm trên NST thường hay NST giới tính. 0,25đ 0,25đ Câu 7.(1,0 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm - Quy ước: A: thân cao, a: thân thấp ; B: hoa đỏ, b: hoa trắng - Xét riêng từng tính trạng ở F1: + Cây cao : Cây thấp = 1: 1 => Kiểu gen của P: Aa x aa. + Hoa đỏ : Hoa trắng = 1: 1 => Kiểu gen của P: Bb x bb. - Kiểu gen của P: + Nếu các gen phân li độc lập: Kiểu gen cây thân cao - hoa trắng là Aabb, kiểu gen cây thân thấp - hoa đỏ là aaBb => P: Aabb x aaBb. + Nếu các gen di truyền liên kết: Kiểu gen cây thân cao – hoa trắng là Ab/ab, kiểu gen cây thân thấp – hoa đỏ là aB/ab => P: Ab/ab x aB/ab. 0,25đ 0,25đ 0,5đ Ghi chú: Đối với phần bài tập HDC chỉ là một cách giải HS có cách giải khác mà đúng kết quả vẫn cho điểm tối đa. Điểm toàn bài là tổng các điểm thành phần không làm tròn.
Tài liệu đính kèm: