Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học lớp 9 (Có đáp án) - Đề số 8 - UBND huyện Thủy Nguyên

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1306Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học lớp 9 (Có đáp án) - Đề số 8 - UBND huyện Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học lớp 9 (Có đáp án) - Đề số 8 - UBND huyện Thủy Nguyên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2 điểm) Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập? Tại sao ở những cây hoa trồng bằng hạt thường có màu sắc hơn cây hoa trồng bằng cành?
Câu 2. (2 điểm) 
a/ Vì sao nói nhiễm sắc thể được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? 
b/ Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy.
Câu 3. (1.5 điểm) So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với m ARN?
Câu 4. (1.5 điểm)
 a/ Quan sát tiêu bản ở 1 tế bào người ta thấy tế bào này mang bộ NST bị biến đổi về số lượng. Do sơ suất người ta chỉ quan sát thấy ở NST số 3 có 3 alen kí hiệu là aaa . Hãy xác định dạng đột biến của tế bào trên?
b/ Nêu phương pháp phân biệt cơ thể trên với cơ thể bình thường?
Câu 5. (2 điểm) Một người có 45 nhiễm sắc thể (44 nhiễm sắc thể thường + XO). Hãy giải thích về sự bất thường của nhiễm sắc thể giới tính này và cho biết: Người này là nam hay nữ? Mắc bệnh gì? Biểu hiện ra sao? 
Câu 6. (1 điểm) Xét 2 gen ở một cá thể có chiều dài 4080 A0 , gen thứ nhất có tổng số 3120 liên kết hiđrô. Gen thứ 2 trên mạch 1 của gen có tỉ lệ các loại Nucleotit là A: G: T: X = 1:2:3:4. Tính số lượng từng loại ncleotit của gen?
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: SINH HỌC 9
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Nội dung:Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
0.5
* Những cây hoa trồng bằng hạt chính là kết quả của sinh sản hữu tính có giảm phân và thụ tinh.
- Trong giảm phân tạo giao tử: Do sự phân li và tổ hợp của các NST đã dẫn đến hình thành nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
- Trong thụ tinh tạo hợp tử: Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ra nhiều loại hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Đây chính là nguyên nhân chính làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú
- Cây trồng bằng cành chính là kết quả của sinh sản vô tính, chỉ có quá trình nguyên phân nên cây đó có kiểu gen giống như cây mẹ. Do đó không xuất hiện biến dị tổ hợp.
Vì vậy những cây hoa trồng bằng hạt thường có nhiều màu sắc hơn cây hoa trồng bằng cành.
0.25
0. 5
0. 5
0. 25
2
a/ Nhiễm sắc thể được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào:
- NST chứa ADN mang gen chứa thông tin di truyền.
- NST có khả năng tự nhân đôi và phân li trong nguyên phân tạo sự ổn định NST ở tế bào con so với tế bào mẹ.
- NST có khả năng phân li trong giảm phân tạo ra các giao tử chứa bộ NST đơn bội, đồng thời qua thụ tinh thì các giao tử đực và giao tử cái kết hợp tạo trở lại bộ NST lưỡng booijj trong hợp tử giúp ổn định bộ NST và thông tin di truyền ở tế bào con. 
b/ 
- Nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau vì:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Tạo điều kiện cho NST kép tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào.
+ Tạo ra hình dạng đặc trưng của bộ NST trong tế bào của mỗi loài.
- Nếu thoi phân bào bị phá hủy ở kì trước thì:
+ Tại kì giữa các nhiễm sắc thể không không đính lên thoi phân bào được.
+ Tại kì sau các NST không di chuyển về 2 cực của tế bào nên NST không phân li bình thường dẫn đến sự hình thành thể đa bội. 
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
3
* Gièng nhau: 
- Nguyªn t¾c khu«n mÉu: §Òu dïng m¹ch ADN lµm m¹ch khu«n ®Ó tæng hîp.
- Nguyªn t¾c bæ sung: Lµ nguyªn t¾c cÆp ®«i gi÷a c¸c baz¬nitric.
* Kh¸c nhau: 
Tæng hîp ADN
Tæng hîp ARN
- C¶ hai m¹ch ®¬n cña ADN dïng lµm khu«n tæng hîp hai ph©n tö ADN míi.
- Nguyªn t¾c bæ sung: A m¹ch khu«n liªn kÕt víi T m«i tr­êng.
- Nguyªn t¾c b¸n b¶o toµn: Trong mçi ph©n tö ADN con cã mét m¹ch ADN mÑ cßn m¹ch míi ®­îc tæng hîp.
- ChØ mét m¹ch trong hai m¹ch cña ADN (mét ®o¹n ADN) lµm khu«n tæng hîp ARN.
- A m¹ch khu«n liªn kÕt víi U m«i tr­êng.
- Kh«ng cã nguyªn t¾c b¸n b¶o toµn. M¹ch ARN ®­îc tæng hîp míi hoµn toµn
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
3
a/ 
- Nếu đột biến xảy ra ở tất cả các cặp NST thì đây là đột biến tam bội thể(3n)
- Nếu biến đổi chỉ xảy ra ở cặp NST số 3 hoặc ở 1 số cặp NST thì đây là đột biến dị bội
b/ Phương pháp phân biệt:
- Dựa vào đặc điểm hình thái: nếu là thể tam bội (3n) thì cơ quan phát triển mạnh hơn, to hơn bình thường. Còn nếu là thể dị bội thì biểu hiện các tính trạng không bình thường và gây hại
- Làm tiêu bản nhiễm sắc thể: đếm số lượng NST trên tiêu bản cần xác định và so sánh với dạng bình thường 2n
0.25
0.25
0.5
0.5
4
Giải thích:
- Do xảy ra đột biến trong quá trình giảm phân tạo giao tử của bố hoặc mẹ ® Cặp NST giới tính không phân ly tạo giao tử đột biến (22A + O) ® Trong thụ tinh giao tử đột biến kết hợp với giao tử bình thường (22A + X) ® hợp tử (44A+XO). 
Sơ đồ minh hoạ:
 ♀ (44A+XX) x ♂ (44A+XY) 
 ĐB BT
GP: (22A+XX); (22A+O) (22A+X); (22A+Y)
 (44A + XO)
 hoặc ♀ (44A + XX) x ♂ (44A+XY)
 BT ĐB
GP: (22A + X) (22A + XY) ; (22A+O)	
 (44A+XO)
- Giới tính: Là nữ
- Mắc bệnh: Tớc nơ
- Biểu hiện: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, vô sinh,
0.75
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
5
* Xác định số lượng từng loại Nu của mỗi gen. 
2 gen dài bằng nhau => tổng số Nu bằng nhau
N = (4080: 3, 4). 2 = 2400 (Nu)
- Xét gen 1: Theo NTBS ta có 2 A + 2 G = 2400
 2 A + 3G = 3120
Số lượng từng loại Nu mỗi loại của gen A= T= 480(Nu)
 G= X= 720(Nu)
- Xét gen 2 ta có: A1 : G1 : T1 : X1 = 1 :2 :3 :4 ta có
Số lượng từng loại Nu của 2gen là
A=T= A1+ T1 = 4/10. N/2= 4. 1200/10 =480( Nu)	
G=X= G1+ X1 = 6/10. N/2= 3. 1200/10 = 720( Nu)	
0.25
0.25
0.5
--------------- HẾT ---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9_HSG_8.doc