Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 12 lần 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Huệ

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 717Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 12 lần 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 12 lần 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Huệ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm 2 trang)
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LẦN 1
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Sinh học
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm) 
a. Nêu hai khác biệt chính giữa một gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) với một gen điển hình của sinh vật nhân thực . Ý nghĩa của cấu trúc Intron đối với sinh vật nhân chuẩn đa bào?
b. Nêu những điểm khác biệt trong điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân chuẩn với điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ?
Câu 2: (3,5 điểm)
a) Trong cơ chế tự nhân đôi của ADN, đoạn mồi được tổng hợp nhờ loại enzim nào? Tại sao cần tổng hợp đoạn mồi?
b) Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến điểm nào làm thay đổi tỉ lệ ? Cơ chế gây đột biến gen của hoá chất acridin?
c) Quá trình nhân đôi ADN, quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra theo những nguyên tắc nào? Nêu ý nghĩa của các nguyên tắc đó?
Câu 3: (4,5điểm) 
a. Nêu cơ chế phát sinh và ý nghĩa với tiến hoá của đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể?
b) Phân biệt thể lưỡng bội, thể dị bội và thể tự đa bội? Làm thế nào để nhận biết được thể tam bội
c) Giả định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài (2n =6) như hình vẽ:
Hãy vẽ sơ đồ về bộ NST của các thể đột biến:
 	+ Thể ba nhiễm. 
+ Thể tam bội. 
Câu 4: (2 điểm)
 Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp NST kí hiệu là: I, II, III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là: A,B,C,D. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến trên người ta thu được kết quả như sau:
Thể đột biến
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
I
II
III
IV
V
VI
A
3
3
3
3
3
3
B
4
4
4
4
4
4
C
4
2
4
2
2
2
D
2
2
3
2
2
2
a) Nêu tên và viết kí hiệu bộ NST của các thể đột biến trên?.
b) Nêu cơ chế hình thành dạng đột biến B và D ?
Câu 5: (1 điểm) 
Ở cà chua, quả đỏ( B) trội hoàn toàn so với quả vàng( b). Các cây tứ bội (4n) giảm phân tạo giao tử 2n và các cây lưỡng bội (2n) giảm phân tạo giao tử n đều có khả năng thụ tinh bình thường. 
Những công thức lai nào của các cây 2n hoặc 4n cho kết quả phân li theo tỉ lệ 11 đỏ : 1 vàng?
Câu 6: (2 điểm)
Cho phép lai sau: P : AaBbDdEe x AaBbddee 
 	Các alen A, B, D, E là trội hoàn toàn so với a, b, d, e.
 	 Hãy xác định tỷ lệ các kiểu gen, kiểu hình sau ở F1:
 	a. Kiểu gen AabbDdEe 	b. Kiểu gen dị hợp 
c. Kiểu hình A- B- ddee 	d. Kiểu hình khác bố và mẹ
Câu 7: (3 điểm) 
Ở ruồi giấm, xét phép lai: P: ♀ AaHh x ♂ Aahh; trong đó mỗi gen qui định một tính trạng, các tính trạng đều có quan hệ trội lặn hoàn toàn, hoán vị gen với tần số 20%. 
a. Tính theo lý thuyết thì các kiểu gen sau đây ở F1 chiếm tỷ lệ bao nhiêu %? 
 	 AAHh ; Aahh ; aaHh
b. Tính theo lý thuyết thì các kiểu hình sau đây ở F1 chiếm tỷ lệ bao nhiêu %? 
	+ Kiểu hình có 4 tính trạng trội?
 	+ Kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn?
Câu 8: (1 điểm):
Khi lai ruồi giấm thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi giấm thân đen, cánh ngắn, mắt trắng được F1 đồng loạt là ruồi giấm thân xám, cánh dài, mắt đỏ.
Cho F1 lai với ruồi giấm khác có kiểu gen chưa biết được thế hệ lai gồm:
30% ruồi giấm thân xám, cánh dài, mắt đỏ; 
30% ruồi giấm thân đen, cánh ngắn, mắt đỏ; 
10% ruồi giấm thân xám, cánh dài, mắt trắng; 
10% ruồi giấm thân đen, cánh ngắn, mắt trắng;
7,5% ruồi giấm thân xám, cánh ngắn, mắt đỏ; 
7,5% ruồi giấm thân đen, cánh dài, mắt đỏ; 
2,5% ruồi giấm thân xám, cánh ngắn, mắt trắng ;
2,5% ruồi giấm thân đen, cánh dài, mắt trắng.
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng màu sắc mắt trắng chỉ thấy biểu hiện ở ruồi đực.
Biện luận và viết sơ đồ lai? 
-----------------------------------Hết-----------------------------------
Thí sinh không được dùng tài liệu; Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên............................................................SBD............................
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
--------------
KÌ THI CHỌN HSG TRƯỜNG LỚP 12 LẦN 1
NĂM HỌC 2016-2017
ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC
Câu
ý
Nội dung
Điểm
1
(3 đ)
a
 *Hai khác biệt chính giữa một gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) với một gen điển hình của sinh vật nhân thực 
+ Gen của sinh vât nhân sơ là gen không phân mảnh, có vùng mã hoá bao gồm toàn trình tự các nucleotit mã hoá cho các axit amin, còn gen của sinh vật nhân thực là phân mảnh, vùng mã hoá bao gồm các exon và vùng không mã hoá bao gồm các. 
+ Gen của sinh vật nhân thực thường dài hơn nhiều so với gen của sinh vật nhân sơ. 
(Ý 2 học sinh có thể nêu ý khác nhưng đúng thì vẫn cho điểm tối đa.)
 .* Ý nghĩa của cấu trúc Intron đối với sinh vật nhân chuẩn đa bào?
 Intron cũng cung cấp vị trí để tái tổ hợp các exon (trao đổi exon) tạo ra các gen khác nhau từ một bộ các exon để tạo nên các gen khác nhau trong quá trình biệt hoá tế bào cũng như trong quá trình tiến hoá tạo nên các gen mới. 
0,75
0,25
0,5
b
Sinh vật nhân sơ
Sinh vật nhân chuẩn
* Tín hiệu điều hoà 
Là các tác nhân dinh dưỡng, lí hoá của môi trường.
Là những phân tử do các tế bào đã biệt hoá sinh ra như: Các hoocmon, các nhân tố tăng trưởngđược thể dịch đưa đi khắp nơi trong cơ thể.
* Cơ chế điều hoà 
Chủ yếu xẩy ra trong giai đoạn phiên mã thông qua các Operon.
Do hệ gen lớn và cấu trúc phức tạp nên sự điều hoà diễn ra ở mọi giai đoạn từ trước lúc phiên mã đến sau dịch mã.
* Thành phần tham gia 
Đơn giản: Gồm các thành phần của operon( vùng khởi động, vùng vận hành, các gen cấu trúc) và gen điều hoà.
Đa dạng: Gồm gen tăng cường, gen bất hoạt, các gen cấu trúc, vùng khởi động, vùng kết thúc và nhiều yếu tố khác
0,5
0,5
0,5
2
(3,5đ)
a
- Enzim tổng hợp đoạn mồi: ARN – polimeraza
- Vai trò của đoạn mồi: ADN – polimeraza chỉ có thể bổ sung nucleotit vào nhóm 3’ – OH tự do nhưng ngay lúc đầu không có nhóm 3’ – OH tự do -> cần tổng hợp đoạn mồi để tạo ra nhóm 3’ – OH tự do.
0,5
0,5
b
- Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến điểm làm thay đổi tỉ lệ là: Không có dạng nào vì luôn có : A = T; G = X -> tỉ lệ luôn không đổi.
- Cơ chế gây đột biến gen của acridin:
+ Acridin chèn vào mạch khuôn cũ => đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.
+ Acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp => đột biến mất 1 cặp nuclêôtit.
0,5
0,5
c
* Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bán bảo toàn: mỗi ADN con có một mạch cũ và một mạch mới.
- Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với các nuclêôtit trong các mạch khuôn của ADN theo nguyên tắc bổ sung: A=T, G≡X
 Ý nghĩa: 
 Nhờ các nguyên tắc trên, từ phân tử ADN ban đầu tạo ra các phân tử ADN con giống nhau và giống ADN ban đầu, đảm bảo cho tính đặc trưng của các phân tử ADN duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào.
* Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với các nuclêôtit trong mạch khuôn (mạch mã gốc) của gen theo nguyên tắc bổ sung: 
A mạch khuôn liên kết với U của môi trường.
T mạch khuôn liên kết với A của môi trường.
G mạch khuôn liên kết với X của môi trường.
X mạch khuôn liên kết với G của môi trường.
Ý nghĩa: 
 Tạo ra phân tử mARN là bản sao thông tin di truyền- nơi trực tiếp để ribôxôm dịch mã tổng hợp prôtêin. Ngoài mARN quá trình phiên mã còn tạo ra tARN và rARN tham gia dịch mã.
* Quá trình dịch mã diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: giữa các anticodon của tARN với codon của mARN (A=U, G≡X).
Ý nghĩa:
 Nhờ nguyên tắc bổ sung, mã di truyền trên mARN được dịch thành chuỗi pôlipeptit đúng với thông tin di truyền trong gen cấu trúc.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(4,5đ)
a
* Cơ chế phát sinh đột biến lặp đoạn:
 Do trao đổi chéo không cân giữa các crômatít của cặp NST kép tương đồng ở kì trước giảm phân I.
* Ý nghĩa đột biến lặp đoạn:
 Lặp đoạn ->lặp gen, tạo điều kiện cho ĐB gen -> tạo nên các gen mới ->.Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá.
0,5
0,5
b
*Phân biệt thể lưỡng bội, thể dị bội và thể tự đa bội:
Thể lưỡng bội
Thể dị bội
Thể đa bội
- Bộ NST là 2n
- Được tạo ra do quá trình phân li bình thường của các NST trong phân bào.
- Trong bộ NST có các NST tồn tại thành từng cặp.
- Có hình thái, cấu tạo, sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Bộ NST thừa hoặc thiếu 1 hay 1 số chiếc
- Do trong phân bào 1 hoặc 1 số cặp NST không phân li.
- Trong bộ NST có 1 hay 1 số cặp nào đó có số NST khác 2.
- Có kiểu hình không bình thường, giảm sức sống
- Bộ NST tăng lên theo bội số của n.
- Do trong phân bào tất cả các cặp NST không phân li.
- Trong bộ NST mỗi nhóm NST có số NST lớn hơn 2.
- Có cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, chống chịu tốt.
*Nhận biết
- Cã thÓ nhËn biÕt ®­îc thÓ ®a béi b»ng m¾t th­êng qua c¸c dÊu hiÖu h×nh th¸i, sinh lÝ cña c¬ thÓ, ®a béi th­êng cã kÝch th­íc tÕ bµo to, c¸c c¬ quan sinh d­ìng lín h¬n d¹ng l­ìng béi.
- Lµm tiªu b¶n, ®Õm sè l­îng bé NST cña loµi.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
c 
 Thể ba nhiễm: Thể tam bội
Hoặc
Hoặc
2
4
(2đ)
a) 
Tên gọi của các thể đột biến 
a. Thể tam bội: 3n b. Thể tứ bội: 4n
c. Thể bốn kép: 2n+2+2 d. Thể ba: 2n+1
1
b) 
Cơ chế hình thành 
* Cơ chế hình thành thể tứ bội: 4n
- Tác nhân gây đột biến tác động gây rối loạn sự phân li của tất cả các cặp NST trong tế bào sinh giao tử của bố hoặc mẹ, tạo giao tử đột biến 2n.
Trong quá trình thụ tinh: giao tử 2n kết hợp với nhau tạo hợp tử 4n phát triển thành thể tứ bội.
- Hoặc trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử NST nhân đôi nhưng tế bào không phân chia
* Cơ chế hình thành thể ba: (2n+1)
- Tác nhân gây đột biến tác động gây rối loạn sự phân bào giảm phân, có một cặp NST không phân li, tạo thành giao tử đột biến (n + 1) và giao tử (n- 1).
 Trong quá trình thụ tinh: giao tử (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử (2n+1) phát triển thành thể ba.
0,5
0,5
5
(1đ)
 Kết quả lai có tỉ lệ kiểu hình vàng là 1/12 = 1/6 x 1/2.
	+ Tỉ lệ giao tử = 1/6 ð kiểu gen là BBbb
 + Tỉ lệ giao tử = 1/2 ð kiểu gen là Bb hoặc Bbbb 	 (1) BBbb x Bbbb ; 
 (2) BBbb x Bb	
0,5
0,5
6
(2đ)
a
AabbDdEe = 1/2 x 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/32 
0,5
b
KG dị hợp = 1 – KG đông hợp = 1 – (1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2) = 15/16
0,5
c
Kiểu hình A- B- ddee = 3/4 x 3/4 x 1/2 x 1/2 = 9/64
0,5
d
Các KH khác bố mẹ = 1 – ( KH giống bố + KH giống mẹ)
 = 1 – ( A-B-D-E- + A-B-ddee)
 = 1 – (3/4 x 3/4 x 1/2 x 1/2 + 3/4 x 3/4 x 1/2 x 1/2 ) = 23/32
0,5
7
(3đ)
a
Ở ruồi giấm HVG chỉ xấy ra ở giới cái
AAHh = 1/4 x ( 0,4 x 1/2 + 0,4 x 1/2) x 1/2 = 0,05 	
Aahh = 1/2 x ( 0,1 x 1/2) x 1/2 = 0,0125 
aa Hh= 1/4 x ( 0,4 x 1/2) x 1/2 = 0,025 
0,5
0,5
0,5
b
Ta có = 0.4 x 0.5 = 0.2
+ Kiểu hình có 4 tính trạng trội
= 3/4 x (0.5 + ) x 1/2 = 0.2625
+ Kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn
 Tính trạng lặn cặp số 1, ba tính trạng trội cặp số 2,3,4:
 = 1/4 x (0.5 + ) x 1/2 = 0.0875
Tính trạng lặn cặp số 2, ba tính trạng trội cặp số 1,3,4 và Tính trạng lặn cặp số 3, ba tính trạng trội cặp số 1,2,4:
= 2 x 3/4 x (0.25 - ) x 1/2 = 0.0375
Tính trạng lặn cặp số 4, ba tính trạng trội cặp số 1,2,3:
 = 3/4 x (0.5 + ) x 1/2 = 0.2625
Kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn = 0.0875 + 0.0375 + 0.2625 = 0.3875
0,75
0,75
8
(1đ)
* Từ P -> F1 => 
+ Xám, dài, đỏ là các tính trạng trội hoàn toàn so với các tính trạng đen, ngắn, trắng.
Quy ước gen A-Xám, B- dài, D- đỏ ; a- đen, b- ngắn, d- trắng.
+ F1 dị hợp 3 cặp gen
* Phân tích kết quả ở thế hệ lai:
+ Xét riêng tính trạng màu sắc thân: Xám: Đen = 1:1 => F1 Aa x aa.
+ Xét riêng tính trạng chiều dài cánh: Dài: Ngắn = 1:1 => F1 Bb x bb.
+ Xét riêng tính trạng màu sắc mắt: Đỏ: Trắng = 3:1 
Mặt khác: Tính trạng mắt trắng( lặn) chỉ thấy biểu hiện ở ruồi đực( XY)=> Gen quy định tính trạng màu sắc mắt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y (1)
=>F1 XDXd x XDY
+ Xét chung tính trạng màu sắc thân và chều dài cánh
Nếu 2 tính trạng này phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình xét chung phải thoả mãn: (1 xám: 1 đen) x( 1 dài: 1ngắn)= 1 xám, dài: 1 xám, ngắn: 1đen, dài: 1 đen, ngắn.
Trong khi tỉ lệ bài ra cho: (30% + 10%)xám, dài: (7,5% + 2,5%)xám, ngắn: (7,5% + 2,5%)đen, dài: (30% + 10%) đen, ngắn= 40% xám, dài: 10% xám, ngắn: 10%đen, dài: 40% đen, ngắn.
=> 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng này cùng nằm trên 1 cặp NST.(2)
F1 	x 
Tần số HVG = 10% + 10% = 20%
+ Xét chung tính trạng màu sắc thân và màu sắc mắt
Tỉ lệ bài ra cho: 37,5% xám, đỏ: 12,5% xám, trắng: 37,5% đen, đỏ: 12,5% đen, trắng= (1 Xám: 1 Đen) x (3 Đỏ: 1 Trắng) 
 => 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng này cùng nằm trên 2 cặp NST khác nhau và phân li độc lập (3)
Từ (1), (2) và (3) => Kiểu gen F1 đem lai với cây khác là
F1 	XDXd (P=20%)	x XDY
 G: AB XD = ab XD = AB Xd = ab Xd = 49% ab XD = 1% 
 Ab XD = aB XD =Ab Xd = aB Xd 1% ab Xd = 49% 
Lập bảng viết kết quả
=> P:	XDXD 	x XdY
1

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG_NGUYEN_HUE_HA_TINH_L1.doc