Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 7 (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 7 (Có đáp án)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
 I. Tiếng Việt:
 Câu 1: Đọc đoan thơ sau:
 Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng 
 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
 ( Quê hương- Tế Hanh)
 Em hãy chỉ ra các phép tu từ mà nhà thơ đã sử dụng trong đoạn thơ trên? Hãy chỉ rõ cụ thể qua các hình ảnh thơ
 * Đáp án: Các phép tu từ đã sử dụng: 
So sánh: + Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã
 + Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
- Nhân hóa: qua các động từ chỉ hành động : hăng, phăng, vượt, rướn 
 Câu 2: Trong đoạn thơ sau:
 Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 Chiếc thuyền im, bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
 ( Quê hương- Tế Hanh)
 Em hãy chỉ ra các phép tu từ mà nhà thơ đã sử dụng trong đoạn thơ trên? Hãy chỉ rõ cụ thể qua các hình ảnh thơ
 Đáp án: - Nhân hóa : chiếc thuyền im, bến mỏi
 - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
 Câu 3: Đọc đoạn thơ sau:
 Áo đỏ em đi giữa phố đông
 Cây xanh như cũng ánh theo hồng
 Em đi lửa cháy trong bao mắt
 Anh đứng thành tro em biết không?
( Lá đỏ- Vũ Quần Phương)
Vận dụng kiến thức về trường từ vựng, em hãy chỉ ra các từ cùng trường từ vựng trong đoạn thơ trên
 Đáp án: + Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng
 + Trường từ vựng chỉ sự cháy: Lửa, cháy, tro
 ( Chỉ cần viết: đỏ, xanh, hồng ; lửa, cháy, tro cũng được) 
 Câu 4: Trong khổ kết “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật viết: 
 Không có kính, rồi xe không có đèn 
 Không có mui xe thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim
 Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ trên( yêu cầu chỉ rõ qua các từ ngữ).
 Đáp án: Các BPNT: - điệp ngữ : Không có
 - Liệt kê: kính, đèn,mui xe
 - Hoán dụ; “ Một trái tim”: chỉ người lính( Hoán dụ lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể).
 - Tương phản: Đối lập giữa ba cái không về vật chất và một cái có về tinh thần.
 Câu 5: Trong “ Bài thơ đoàn thuyền đánh cá” , khổ đầu bài thơ, tác giả viết:
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh các lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
 Khổ kết bài thơ là:
 Câu hát căng buồm với gió khơi
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
 Mặt trời đội biển nhô màu mới
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Em hãy chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật trong kết cấu bài thơ.
 Đáp án: kết cấu đầu cuối tương ứng.
II. Văn học sử
 Câu 6: . Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác năm nào? Đó là giai đoạn nào của lịch sử của đất nước ta?
 Đáp án : Bài thơ viết năm 1948, giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 Câu 7:Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận sáng tác vào thời gian nào? Đây là giai đoạn lịch sử nào của đất nước ta?
 Đáp án: Bài thơ viết năm 1958, trong một chuyến đi thực tế dài ngày của nhà thơ Huy Cận ở vùng mỏ Quảng Ninh. Giai đoạn này miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam.
 III. Hiểủ biết xã hội:
 Câu 8: Đây là bài thơ nào? Của tác giả nào?
 Dữ liệu 1: Bài thơ đã được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc thành bài hát,
Dữ liệu 2: Tên ca khúc được phổ nhạc là “ Tình đồng chí”.
Dữ liệu 3 : Bài thơ viết năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc, là tác phẩm tiêu biểu viết về người lính thời kì chống Pháp, in trong tập thơ: “ Đầu súng trăng treo”.
Đáp án : Bài thơ “ Đồng chí của Chính Hữu.
 Câu 9: Đây là địa danh nào?
Dữ liệu 1. Đây là nơi mà mới nghe tên người ta đã nghĩ tới một nơi nghỉ mát lý tưởng .
Dữ liệu 2: Nơi đó, đang có những con người đang ngày đem âm thầm cống hiến cả tuổi thanh xuân để xây dựng quê hương, đất nước trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Dữ liệu 3: ở đó có một người thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 26000m.
Đâp Án : Sa Pa.
Câu 10: Ông là ai.
Dữ liệu 1: Là nhà thơ- chiến sĩ, thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Dữ liệu 2: Ông đã có bài thơ được phổ nhạc mang tên ‘ Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”.
Dữ liệu 3: Ông đã từng là lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa trong những năm đánh Mỹ.
 Đáp án : Phạm Tiến Duật
IV. Tập làm văn.
Câu 11: 
 7. Đọc đoạn thơ sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
 a) Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
 b) Câu cuối trong đoạn thơ là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Giải thích ngắn gọn.
Đáp án: 
a) Các phép tu từ: Điệp ngữ; Liệt kê; Câu hỏi tu từ
 b)- Câu cuối trong đoạn thơ là lời độc thoại. 
- Giải thích: Đây là lời người cháu nói với chính mình (trong tưởng tượng), được phát ra thành lời và phía trước câu nói có dấu gạch đầu dòng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsgioir.doc