PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2016-2017 MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Thi ngày 08 tháng 11 năm 2016 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) ------------------------------- PHẦN I. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm). Điều kiện lịch sử nào đã tác động tới quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành, những hoạt động của Người từ năm 1911 đến 1918? Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì khác với những người đi trước? PHẦN II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (13,0 điểm). Câu 1(7,0 điểm). Trình bày điều kiện lịch sử và những nét chính về phong trào đấu giành độc lập dân tộc, đòi quyền sống ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Trong xu thế của thế giới ngày nay, châu Phi đứng trước thời cơ và thách thức gì? Câu 2 (6,0 điểm). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới. 1. Trình bày sự phát triển kinh tế của nước Mĩ trong thời gian 1945 - 1973, nêu nguyên nhân của sự phát triển đó? Vì sao Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại? 2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy cho biết vai trò của khoa học - kĩ thuật đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia? ----------------- Hết ----------------- Họ tên thí sinh:.................................................... Chữ kí giám thị 1: ............................................ Số báo danh:........................................................ Chữ kí giám thị 2: ............................................ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRỰC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Môn: Lịch sử lớp 9 ( Thời gian: 120 phút - không kể thời gian giao đề ) PHẦN I Điều kiện lịch sử nào đã tác động tới quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành, những hoạt động của Người từ năm 1911 đến 1918. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì khác với những người đi trước? 7,0 Điều kiện khách quan Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra hết sức sôi nổi: phong trào Cần Vương (1885 – 1896) theo ý thức hệ phong kiến; phong trào nông dân yên thế (1884 – 1913); rồi phong trào Đông Du do PBC khởi xướng (1904 – 1908), phong trào Duy Tân do PCT khởi xướng (1905 – 1908). Các phong trào yêu nước nói trên đều thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc VN, nhưng cuối cùng bị thất bại, xong nó là cơ sở thực tiễn khách quan, quan trọng tác động đến việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Cũng bước sang thế kỉ XX tình hình thế giới có những chuyển biến hết sức nhanh chóng, các nước tư bản Phương Tây đã hoàn thành cuộc cách mạng CN, chuyển sang CNĐQ, bắt đầu đặt ách thống trị của chúng lên các nướcA, Phi, Mĩ latinh tất cả những điều đó đã tác động và ảnh hưởng tới VN. Cùng với cuộc khai thác lần 1 của Pháp (1897 – 1914), là sự xâm nhập của trào lưu triết học ánh sáng, là nền văn minh công nghiệp, là khẩu hiệu Tự do – Bình Đẳng- Bác ái, những điều đó đã phá vỡ hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam lúc này. Thu hút sự chú ý của những thanh niên VN yêu nước, trong đó có Nguyễn Tất Thành. Điều kiện chủ quan Nguyễn Tất Thành còn nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung, sinh 19/5/1890ngay từ nhỏ NTT đã nhận được sự giáo dục tốt đẹp của cha-mẹ và truyền thống quê hương. Chính vì vậy ở Anh đã sớm xuất hiện tinh thần yêu nước – thương dân, tố chất thông minh ham hiểu biết, muốn tìm hiểu thực trạng xã hội VN. Người sớm nhận ra kẻ thù của dân tộc và giai cấp là thực dân và phong kiến, vì vậy người sớm đặt lên vai mình trách nhiệm cứu nước cứu dân. Nguyễn Tất Thành sớm khám phá phong trào yêu nước ở nước ta hồi đầu XX bằng sự nhạy cảm chính trị sâu sắc, phân tích đúng đắn thực tiễn xã hội VN. Mặc dù rất khâm phục lòng yêu nước của các bậc tiền bối, xong không tán thành con đường cứu nước của họ. Người sớm nhận thức rằng: phong trào Cần Vương, phong trào Yên Thế mang nặng cốt cách phong kiến; Phong trào Đông du (PBC) Chẳng khác nào “Đuổi hổ cửa trước, rước beo của sau”, phong trào cải cách của PCT “chẳng khác nào ngửa tay xin giặc rủ lòng thương”. Chính vì vậy người sang Phương Tây tìm đường cứu nước. Ở Nguyễn Tất Thành, không chỉ là lòng yêu nước nông nàn, ý chí cứu nước, cứu dân, mà còn có nghị lực phi thường, mạnh dạn hướng sang Phương Tây, không đi theo lối mòn truyền thống của các bậc tiền bối, đến ngay đất nước là kẻ thù của dân tộc mình => Như vậy việc Nguyễn tất Thành ra đi tìm đường cứu nước hướng sang Phương Tây đã hội tụ đầy đủ các yếu tố khách quan và chủ quan, điều đó đã quyết định tới sự thành công của hướng đi ấy. * Khái quát những hoạt động yêu nước của Nguyễn tất Thành từ năm 1911 đến 1918 Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. - Tháng 7/1911, Người đến cảng Macxay, sau đó đi qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu. Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mĩ, Anh, Pháp. Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người rời Luân Đôn về Pháp hoạt động. Những hoạt động của Người trong những năm 1911-1918 mặc dù chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn nhưng là sự khởi đầu cho khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam * Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm khác với những người đi trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Về hướng đi: - Nếu các bậc tiền bối sang phương Đông ( Nhật Bản, Trung Quốc), thì Nguyễn Ái Quốc sang phương Tây, đặt chân đến nước Pháp. Người muốn tìm hiểu sự thật về khẩu hiệu “Tự do- Bình đẳng-Bác ái”. - Nếu các bậc tiền bối muốn dập khuôn theo mô hình của nước ngoài vào nước mình thì NAQ lại muốn khảo sát, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài để áp dụng vào điều kiện lịch sử nước ta. - Sự nhận biết của Người về diện mạo kẻ thù trở nên sâu sắc hơn, không chỉ với thực dân Pháp mà cả chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc nói chung. Người rút ra một kết luận quan trọng: ở đâu, bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột nặng nề” điều này các bậc tiền bối chưa làm được. - Với các nước thuộc địa, nhân dân phải tiến hành 2 cuộc cách mạng : CMGPDT và CMGP giai cấp “phải đem sức ta mà giải phóng cho ta” => Như vậy, từ những điều kiện khách quan và chủ quan cũng với nhãn quan chính trị sắc sảo Nguyễn Tất Thành đã tìm cho mình một hướng đi mới khoa học hơn, thực tế hơn khác với lớp người đi trước 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 PHẦN II Câu 1 Trình bày điều kiện lịch sử và những nét chính về phong trào đấu giành độc lập dân tộc, đòi quyền sống ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Trong xu thế của thế giới ngày nay, châu Phi đứng trước thời cơ và thách thức gì? 7,0 Điều kiện bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi 2,0 Khách quan 1,0 Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa đế quốc có nhiều thuộc địa ở châu Phi bị suy yếu. 0,25 Liên Xô giành nhiều thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện chính sách dối ngoại tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. 0,25 Liên Hợp Quốc thông qua một số nghị quyết quan trọng có tác dụng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc châu Phi: Nghị quyết Phi thực dân hóa, nghị quyết thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc... 0,25 Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển đã cổ vũ, thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi. 0,25 Chủ quan 1,0 Ách thống trị của chủ nghĩa thực dân gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân các thuộc địa châu Phi với các nước đế quốc xâm lược. 0,5 Sự trưởng thành của các lực lượng cách mạng và các chính đảng dân tộc. 0,5 Đặc điểm : 1,0 - Đã hình thành tổ chức khu vực là Tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi. Giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy cách mạng phát triển. 0,25 - Giai cấp Tư sản dân tộc lãnh đạo cuộc đấu tranh vì giai cấp vô sản chưa trưởng thành. 0,25 - Hình thức : Đấu tranh chính trị và thương lượng. 0,25 - Mức độ độc lập và phát triển sau khi giành độc lập không đồng đều ở các mức độ khác nhau. 0,25 Những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 3,25 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ những năm 50 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi đặc biệt phát triển trước hết là Bắc Phi, khởi đầu là Ai Cập, Li bi, sau đó lan ra các khu vực khác... 0,5 Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập. 1,0 Năm 1975 các nước: Môdămbích và Ănggôla đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã. 0,5 Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người... 0,5 Năm 1993, tại Nam Phi, chế độ phân biệt chủng tộc chính thức bị xóa bỏ; tháng 4 năm 1994 đã diễn ra cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc, Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên tại Cộng hòa Nam Phi. 0,75 Trong xu thế của thế giới ngày nay, châu Phi đứng trước thời cơ và thách thức gì 0,75 Nêu một số xu thế của thế giới ngày nay (hòa bình, hợp tác, lấy kinh tế làm trọng tâm, xu thế toàn cầu hóa....) 0,25 Thời cơ: Tiếp nhận vốn đầu tư, các dự án của các tổ chức quốc tế, học tập kinh nghiệm quản lí, tiếp thu khoa học công nghệ... (Học sinh phải nêu được từ 2 ý trở lên mới cho điểm) 0,25 Thách thức: Trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, trình độ dân trí thấp, bất ổn chính trị, đói nghèo, dịch bệnh, gia tăng dân số, xung đột sắc tộc, tôn giáo..... (Học sinh phải nêu được từ 2 ý trở lên mới cho điểm. Nếu cả thời cơ và thách thức gộp lại là 2 ý thì được 0,25 ) 0,25 Câu 2: (6,0 điểm) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới. a. Trình bày sự phát triển kinh tế của nước Mĩ trong thời gian 1945 - 1973. Nêu nguyên nhân của sự phát triển đó. Vì sao Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại? b. Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy cho biết vai trò của khoa học - kĩ thuật đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Câu 2 a. Trình bày sự phát triển kinh tế của nước Mĩ trong thời gian 1945 - 1973. Nêu nguyên nhân của sự phát triển đó. Vì sao Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại? 5,0 Sự phát triển kinh tế 1,75 - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ: + Khoảng nửa sau những năm 40 thế kỷ XX, sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; Nông nghiệp Mĩ bằng hai lần sản lượng các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. + Mĩ chiếm 50% tàu bè, 3/4 trữ lượng vàng, 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. 1,5 - Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. 0,25 Nguyên nhân của sự phát triển 2,5 - Có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động sáng tạo. 0,5 - Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh 0,5 - Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất. 0,5 - Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các công ti, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả ở cả trong và ngoài nước. 0,5 - Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 0,5 Vì sao Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại 0,75 - Chiến tranh thế giới không diễn ra trực tiếp trên nước Mĩ, làm cho nước Mĩ có điều kiện hòa bình để phát triển khoa học – kĩ thuật. 0,25 - Mĩ là nơi tập trung nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới (vì các Mĩ có điều kiện nghiên cứu và phát minh khoa học) 0,25 - Đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Mĩ rất lớn; đồng thời các chính sách và biện pháp của Nhà nước có vai trò thúc đẩy khoa học – kĩ thuật phát triển. 0,25 b. Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy cho biết vai trò của khoa học - kĩ thuật đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 1,0 - Khoa học kĩ thuật có tác dụng tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất 0,5 - Nhiều nước nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng kinh tế vẫn rất phát triển: Nhật Bản, Xin-ga-po., từ đó cho thấy khoa học-kĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng. 0,25 - Nhiều nước giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng kinh tế vấn kém phát triển: Các nước Châu Phi, Mĩ - La tinh, phải phụ thuộc vào công nghệ của các nước phát triển. 0,25 Ghi chú: - Yêu cầu chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày mạch lạc. - Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng đúng với nội dung thì vẫn cho điểm tối đa. - Điểm toàn bài không làm tròn số.
Tài liệu đính kèm: