Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 môn Địa lý lớp 9

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1123Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 môn Địa lý lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 môn Địa lý lớp 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN TRỰC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Đề thi gồm 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9
 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (5,5 điểm)
1. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta giai đoạn 1995 - 2012 
(Đơn vị: Nghìn tỉ đồng)
 Năm
Nhóm cây trồng
1995
2000
2005
2007
2012
Cây lương thực
42,2
55,3
63,9
65,2
81,2
Cây công nghiệp
12,2
21,9
25,6
29,5
47,3
Cây ăn quả, rau đậu và cây khác
11,8
13,7
18.4
20,7
31,1
Tổng số
66,2
90,9
107,9
115,4
159,6
a. Nếu thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta giai đoạn 1995-2012, em sẽ lựa chọn loại biểu đồ nào dưới đây để vẽ:
 + Biểu đồ hình tròn + Biểu đồ đường biểu diễn
 + Biểu đồ miền + Biểu đồ cột nhóm.
 b. Giải thích vì sao em lại chọn loại biểu đồ đó.
 c. Hãy vẽ biểu đồ mà em đã chọn.
 d. Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về quy mô và cơ cấu của ngành trồng trọt nước ta trong giai đoạn trên.
2. Tại sao thủy lợi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
Câu 2. (7,0 điểm)
Dựa vào lược đồ dân số (Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học hãy:
1. Lập bảng thống kê cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995-2007.
2. Nhận xét việc chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995-2007.
3. Nhận xét sự phân bố dân cư của vùng Bắc Trung Bộ. Giải thích tại sao dân cư của vùng Bắc Trung Bộ lại phân bố như vậy?
Câu 3. (7,5 điểm)
 Dựa vào lược đồ khoáng sản, lược đồ công nghiệp chung (Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học hãy:
1. Chứng minh nhận định: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, phong phú là cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
2. Tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
------------------- HẾT--------------------
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – NXBGD để làm bài )
Họ và tên thí sinh: Họ, tên chữ ký GT1:..
Só báo danh: Họ, tên chữ ký GT2:..
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: ĐỊA LÍ – Lớp: 9
Câu 1 (5,5 điểm)
Ý 1
4,0
Điểm
Vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu
a. Biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ miền
b. Vẽ biểu đồ miền vì: 
- Đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi cơ cấu ngành trồng trọt.
-Thời gian trong bảng số liệu cho nhiều năm.
c. Vẽ biểu đồ 
* Xử lý số liệu
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta giai đoạn 1995 -2012
	 ( Đơn vị %)	
 Năm
Nhóm cây trồng
1995
2000
2005
2007
2012
Cây lương thực
63,7
60,8
59,2
56,5
50,9
Cây công nghiệp
18,4
24,1
23,7
25,6
29,6
Cây ăn quả, rau đậu, cây khác
17,9
15,1
17,1
17,9
19,5
Tổng số
100
100
100
100
100
 - Tính sai 02 số liệu trừ 0,25đ (nếu sai nhiều trừ đến hết điểm của phần này, không có tên bảng và đơn vị trừ 0,25 điểm)
* Vẽ biểu miền, biểu đồ khác không cho điểm.
- Cần chia tỉ lệ trên các trục chính xác, ghi số liệu vào từng miền biểu đồ, có chú giải và tên biểu đồ (nếu thiếu một trong các tiêu chí trên trừ 0,25 điểm)
b. Nhận xét
 - Trong giai đoạn 1995 – 2012, tổng giá trị ngành trồng trọt, cũng như giá trị của các nhóm cây trồng đều có sự thay đổi:
- Về quy mô:
+ Tổng giá trị ngành trồng trọt tăng 2,4 lần.
+ Giá trị cây lương thực tăng 1,9 lần.
+ Giá trị cây công nghiệp tăng 3,9 lần.
+ Giá trị cây ăn quả, cây rau đậu và cây khác tăng 2,6 lần.
-> Như vậy, giá trị cây công nghiệp tăng nhanh nhất, rồi đến cây ăn quả, cây rau đậu và cây khác; cây lương thực có giá trị tăng chậm nhất.
- Cơ cấu: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi rõ rệt
+ Tỉ trọng cây lương thực có xu hướng giảm(dẫn chứng)
+ Tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng mạnh(dẫn chứng)
+ Tỉ trọng cây ăn quả, rau đậu và cây khác tăng nhẹ (dẫn chứng)
0,5
0,25
0,25
1,0
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Ý 2
2,0
Điểm
Tại sao thủy lợi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
Thủy lợi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì:
- Khí hậu nước ta có một mùa mưa và một mùa khô, đã dẫn đến tình trạng mùa mưa thì bị úng lụt, mùa khô thì hạn hán. Việc giải quyết tốt vấn đề thủy lợi sẽ hạn chế việc úng lụt trong mùa mưa và giải quyết tốt hơn nước tưới cho mùa khô.
- Thủy lợi góp phần cải tạo những vùng đất xấu, mở rộng diện tích đất canh tác.
- Góp phần thay đổi cơ cấu mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, tạo điều kiện tăng vụ ở nhiều vùng.
- Góp phần nâng cao năng suất và sản lượng trong sản xuất nông nghiệp -> thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
0,5
0,5
0,5
0,5
 Câu 2. (7,0 điểm)
Ý 1
4,0
Điểm
a. Lập bảng thống kê: cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 - 2007	( Đơn vị %)
Khu vực kinh tế
1995
2000
2005
2007
Nông-lâm-ngư nghiệp
71,2
65,1
57,2
53,9
Công nghịêp-xây dựng
11,4
13,1
18,2
20,0
Dịch vụ
17,4
21,8
24,6
26,1
Tổng
100
100
100
100
1,0
b. Nhận xét về việc chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 - 2007.
Giai đoạn 1995 – 2007, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:
- Tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm mạnh (dẫn chứng số liệu trong Atlat). 
Mặc dù thế, khu vực kinh tế này vẫn chiếm tỉ trọng lao động cao nhất trong cơ cấu nguồn lao động nước ta.
- Tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng nhanh nhất. (dẫn chứng số liệu). 
Song tỉ trọng lao động trong khu vực kinh tế này vẫn chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu.
- Tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực dịch vụ có xu hướng tăng nhẹ
-> Đây là sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Ý 2
3,0
Điểm
Nhận xét sự phân bố dân cư của vùng Bắc Trung Bộ. Giải thích.
*.Sự phân bố dân cư của vùng Bắc Trung Bộ(không đều) có sự khác nhau giữa khu vực đồng bằng ven biển phía Đông và khu vực đồi núi phía Tây: 
- Khu vực đồng bằng ven biển phía Đông:
+ Dân cư tập trung đông đúc hơn, mật độ dân số cao hơn, phổ biến ở mức từ 101 -200 người/km2, một số nơi như khu vực ven biển Thanh hóa, Nghệ An có mật độ 501-1000 người/km2. 
+ Tập trung phần lớn các đô thị với mật độ dân số cao từ 1001-2000 người/km2.
- Khu vực đồi núi phía Tây: Dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp, mật độ phổ biến ở mức dưới 50 người/km2 và từ 50-100 người/km2
(Nếu thiếu số liệu dẫn chứng trừ 0,25 điểm)
*. Nguyên nhân:
- Do khu vực đồng bằng ven biển có điều kiện kinh tế phát triển hơn (dẫn chứng), địa hình bằng phẳng hơn
- Khu vực đồi núi phía Tây, kinh tế kém phát triển hơn, điều kiện tự nhiên khó khăn hơn (dẫn chứng).
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3 (7,5 điểm)
Ý 1
2,5 điểm
Ý 2
5,0
Điểm
 Chứng minh nhận định: Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng, phong phú là cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
* Nước ta có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú 
- Nhiên liệu: Than, dầu, khí → Công nghiệp năng lượng, hóa chất.
- Kim loại: Sắt, đồng, măng gan, crôm→ Công nghiệp luyện kim đen, màu.
- Phi kim loại: Apatit, pỉrit→ Công nghiệp hóa chất.
- Vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét→ Công nghiệp vật liệu xây dựng.
* Thủy năng sông suối (công suất > 30 triệu KW) → thuận lợi công nghiệp năng lượng ( thủy điện).
* Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, sinh vật biển → giúp nông – lâm – ngư nghiệp phát triển→ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông – lâm - thủy sản.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Công nghiệp chế biến LTTP là ngành công nghiệp trọng điểm:
* Đặc điểm ngành công nghiệp trọng điểm
*Thế mạnh lâu dài: 
- Nguồn nguyên liệu phong phú tại chỗ
 + Trồng trọt, 
 + Chăn nuôi,
 + Thủy sản, 
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư hiện đại.
* Mang lại hiệu quả kinh tế cao: 
- Về kinh tế: Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực (gạo, cà phê, thủy sản) thu ngoại tệ lớn 
- Về xã hội tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần hiện đại hóa nông thôn
- Về môi trường: góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác: 
- Thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm....
- Công nghiệp chế biến.
- Hoạt động thương mạiphát triển.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Chó ý:
* NÕu häc sinh nªu ®­îc ý hay s¸ng t¹ , hîp lÝ mµ trong h­íng dÉn chÊm ch­a ®Ò cËp ®Õn ë mçi c©u th× th­ëng 0,25 ®iÓm nÕu häc sinh ch­a ®¹t ®iÓm tèi ®a
* §iÓm bµi thi lµ ®iÓm tæng cña c¸c c©u céng l¹i, kh«ng lµm trßn sè.

Tài liệu đính kèm:

  • docDia_9_nam_hoc_1415.doc