Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Lâm Thao (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 22/07/2022 Lượt xem 482Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Lâm Thao (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Lâm Thao (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
 LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Sinh học
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian thi: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang
Câu 1( 4 điểm )
1. Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen ?
2. Phân biệt quy luật phân li và quy luật phân li độc lập ?
3. Theo quan niệm của Menđen, F1 có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử, đời F2 cho 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. Hãy giải thích tại sao ?
Câu 2 ( 3 điểm )
1. Nêu cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể ?
2. Điểm giống và khác nhau ở kì đầu của nguyên phân và kì đầu I của giảm phân ?
Câu 3 ( 4 điểm )
1. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được biểu hiện ở những điểm nào?
2. Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ. Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không ?
3. Vì sao nói Prôtêin có tính đa dạng hơn so với tính đa dạng của AND? Khi bị đun sôi thì Prôtêin còn thực hiện được vai trò của mình không ? Vì sao ?
Câu 4 (3 điểm )
1. Phát biểu khái niệm các loại biến dị đã học ?
2. Bộ nhiễm sắc thể của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là I, II, III, IV, V. Khi khảo sát một nhóm cá thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến kí hiệu là a, b, c. Phân tích bộ nhiễm sắc thể của 3 thể đột biến đó thu được kết quả như sau:
Thể đột biến
Số nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp
I
II
III
IV
V
a
2
3
2
2
2
b
3
3
3
3
3
c
2
1
2
2
2
a. Xác định tên gọi của các thể đột biến này? Cách nhận biết thể đột biến b ?
b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c ?
Câu 5 ( 6 điểm )
1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn. Hãy tìm số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình được tạo ra ở thế hệ F1 trong phép lai bố và mẹ dị hợp n cặp gen.
2. Ở đậu Hà Lan, thân cao, hạt vàng là hai tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, hạt xanh. Các tính trạng di truyền độc lập với nhau.
a. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và viết các phép lai có thể xảy ra ( không cần viết sơ đồ lai) trong trường hợp bố có thân cao, hạt xanh; mẹ có thân thấp, hạt vàng.
b. Tính tỉ lệ kiểu gen aabb và tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen A- bb ở F1 trong phép lai P: AaBb x Aabb
c. Tìm kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ để đời lai F1 có sự phân tính theo 
tỉ lệ 3: 3:1:1
	..Hết..
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI – MÔN SINH HỌC 9
Năm học: 2013 – 2014
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
4 điểm
1. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen
1,5điểm
- Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng, tương phản.
- Trước hết, ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn. Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây chọn làm bố rắc vào đầu nhụy của các hoa đã được cắt nhị trên cây chọn làm mẹ. F1 tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2 .
- Kết quả một số thí nghiệm của Menđen như sau:
P
F1
F2
Hoa ®á x Hoa tr¾ng
Hoa ®á
705 hoa ®á : 224 hoa tr¾ng
Th©n cao x Th©n lïn
Th©n cao
787 th©n cao : 277 th©n lïn
Qu¶ lôc x Qu¶ vµng
Qu¶ lôc
428 qña lôc : 152 qu¶ vµng
- Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ trong phép lai, thì kết quả thu được của 2 phép lai đều như nhau. 
 - Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2. Phân biệt quy luật phân li và quy luật phân li độc lập
1 điểm
Quy luật phân li
Quy luật phân li độc lập
- Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng
- Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng
- F1 dị hợp một cặp gen, tạo ra 2 loại giao tử.
- F1 dị hợp hai cặp gen, tạo ra 4 loại giao tử.
- F2 có 4 tổ hợp, 3 kiểu gen, 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1
- F2 có 16 tổ hợp, 9 kiểu gen, 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3: 3:1
- F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp
- F2 xuất hiện biến dị tổ hợp
Mỗi ý 
so sánh đúng cho 0,25 đ
3. Giải thích F1 cho 4 loại giao tử, F2 tạo ra 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
1,5 điểm
- F1 cho 4 loại giao tử vì mỗi cặp gen dị hợp giảm phân cho 2 loại giao tử. Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, vì vậy 2 cặp gen dị hợp tạo nên 2 x 2= 4 loại giao tử: (A: a) (B : b ) à AB, Ab, aB, ab
- F2 tạo ra 9 loại kiểu gen vì mỗi cặp gen ở F2 tạo ra 3 kiểu gen. Vậy 2 cặp gen ở F2 tạo nên 3 x 3 = 9 kiểu gen theo tỉ lệ: ( 1AA : 2Aa : 1aa ) ( 1BB : 2Bb : 1bb ) = 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 1Aabb : 2Aabb : 1aaBB: 2aaBb : 1aabb
- F2 tạo ra 4 loại kiểu hình vì ở F2 mỗi tính trạng tạo ra 2 kiểu hình, do đó cả 2 tính trạng tạo nên 2 x2 = 4 kiểu hình theo tỉ lệ: (3 : 1 ) ( 3: 1) = 9 : 3 : 3: 1
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
3 điểm
 Cơ chế ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể là:
1,5 đ
* Đối với loài sinh sản hữu tính:
- Qua các thế hệ khác nhau của tế bào trong cùng một cơ thể, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định nhờ cơ chế nguyên phân. 
+ Sự kiện chính là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau, đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ.
- Qua các thế hệ khác nhau của cơ thể, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định nhờ sự kết hợp của ba cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
+ Các sự kiện quan trọng nhất là sự nhân đôi, phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân. Sự tổ hợp của các nhiễm sắc thể tương đồng có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong thụ tinh.
* Đối với loái sinh sản sinh dưỡng: bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể đều nhờ cơ chế nguyên phân.
 + Sự kiện chính là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau, đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ.
0,25đ
0,25 đ
0,25đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2. Điểm giống và khác nhau ở kì đầu của nguyên phân và kì đầu I của giảm phân
1,5 đ
- Giống nhau: 
+ Nhân phồng lên, màng nhân và nhân con biến mất.
+ Trung tử nhân đôi, tách dần về 2 cực tế bào hình thành thoi phân bào
+ Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn
+ Các nhiễm sắc thể kép đính vào tơ vô sắc ở vị trí tâm động
- Khác nhau: 
+ Kì đầu nguyên phân không xảy ra sự tiếp hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng, không có trao đổi chéo các đoạn nhiễm sắc thể.
+ Kì đầu I của giảm phân: có sự tiếp hợp theo chiều dọc của cặp nhiễm sắc thể tương đồng và có thể thể xảy ra trao đổi chéo. 
1 đ
0,5 đ
Câu 3
4 điểm
1. Mô tả cấu trúc không gian của ADN ? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung
1,5 đ
- Cấu trúc không gian của ADN: ADN là chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ. Các nuclêootit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A0 gồm 10 cặp. Đường kính vòng xoắn là 20A0 .
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện:
+ Do tính chất bổ sung của hai mạch nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra trình tự đơn phân của mạch còn lại.
+ Về số lượng và tỉ lệ từng loại đơn phân trong ADN : A = T, G = X, do đó A + T = G + X ( hoặc A + X = T + G ) 
2. Giải thích tại sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ.? Có trường hợp nào ADN con khác ADN mẹ không
1 đ
0,5 đ
1 đ
- 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ do quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc:
+ Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các Nuclêôtit ở mạch khuân với các Nuclêôtit tự do trong môi môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại.
+ Nguyên tắc giữ lại một nửa( bán bảo toàn ): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ ( mạch cũ ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
- Có trường hợp ADN con khác ADN mẹ nếu xảy ra đột biến trong quá trình nhân đôi.
0,5đ
0,25 đ
0,25đ
3. Prôtêin có tính đa dạng hơn so với tính đa dạng của AND? Khi bị đun sôi Prôtêin còn thực hiện được chức năng của mình không ?
1,5 đ
- Prôtêin có tính đa dạng hơn so với tính đa dạng của AND vì:
+ Sự đa dạng của các phân tử do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các đơn phân.
+ Prôtêin được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin( AND cấu tạo từ 4 loại Nuclêôtit) : số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin và cấu trúc bậc ba trong không gian đã quy định tính đa dạng của Prôtêin. 
- Khi bị đun sôi thì Prôtêin không còn thực hiện được chức năng của mình vì cấu trúc không gian của Prôtêin bị phá vỡ bởi nhiệt độ cao nên Prôtêin bị mất hoạt tính.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 4
3 điểm
1. Phát biểu khái niệm các loại biến dị đã học
1đ
- Biến dị tổ hợp: là loại biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính, do sự sắp xếp lại các gen trong kiểu gen của bố, mẹ dẫn đến xuất hiện kiểu hình khác bố, mẹ.
- Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp Nuclêôtit.
- Đột biến nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể.
- Thường biến : là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Mỗi khái niệm đúng được 0,25 đ
2. a. * Tên gọi các thể đột biến:
- Thể đột biến a: thể tam nhiễm ( 2n + 1 )
- Thể đột biến b: thể tam bội (3n )
- Thể đột biến c: thể một nhiễm ( 2n – 1 )
* Cách nhận biết thể đột biến b:
- Nhận biết qua đặc điểm hình thái, sinh lí : thể đa bội có kích thước tế bào, lá, thân, củ , quả to hơn; thời gian sinh trưởng kéo dài hơn so với dạng lưỡng bội.
- Làm tiêu bản tế bào, đếm số nhiễm sắc thể có trong tế bào, qua đó xác định được cơ thể đa bội với số lượng NST nhiều hơn. 
0,75đ
0,5đ
2.b. Cơ chế phát sinh thể đột biến c:
Trong quá trình thụ tinh, giao tử bình thường chứa n nhiễm sắc thể kết hợp với giao tử không chứa NST nào của cặp NST thứ II 
( n – 1 ). Tạo ra cơ thể có ( 2n – 1) NST, phát sinh đột biến dị bội 
0,75đ
Câu 5
6 điểm
1. Xác định đặc điểm di truyền của F1 khi P dị hợp n cặp gen:
1 đ
- Số loại kiểu gen: 3n	- - Tỉ lệ phân li kiểu gen: ( 1: 2: 1)n
- Số loại kiểu hình: 2n - Tỉ lệ phân li kiểu hình: (3: 1 ) n
2 a. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và viết các phép lai có thể xảy ra 
1,5 đ
- Quy ước gen: A: thân cao B: hạt vàng
 a: thân thấp b: hạt xanh
- Kiểu gen của P:
+ Bố có thân cao, hạt xanh: AAbb, Aabb
+ Mẹ có thân thấp, hạt vàng : aaBB, aaBb
- Có 4 phép lai có thể xảy ra:
P1: AAbb x aaBB	P2: AAbb	x aaBb
P3: Aabb x aaBB	P4: Aabb	x aaBb
2 b. Tỉ lệ kiểu gen aabb và tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen A- bb ở F1 trong phép lai P: AaBb x Aabb
0,5 đ
- Tỉ lệ kiểu gen aabb: 1/4 x 1/2 = 1/8
- Tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen A-bb: 3/4 x 1/2 =3/8
2c. Tìm kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ để đời lai F1 có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 3: 3:1:1
3 đ
Nếu F1 có tỉ lệ phân tính theo tỉ lệ 3: 3:1:1= (3: 1 ) (1: 1 )
* Trường hợp 1:
- Xét cặp gen quy định chiều cao cây, tỉ lệ phân tính 3: 1 àtheo quy luật phân li của Menđen, P dị hợp: Aa x Aa
- Xét cặp gen quy định màu sắc hạt, tỉ lệ phân tính 1: 1àLà kết quả lai phân tích, kiểu gen của P là Bb x bb
- Tổ hợp hai cặp tính trạng ta có kiểu gen của P về 2 cặp tính trạng là: (Aa x Aa) (Bb x bb) 
à P: AaBb ( thân cao, hạt vàng) x Aabb ( thân cao, hạt xanh )
- Sơ đồ lai: Học sinh viết sơ đồ lai đúng
* Trường hợp 2:
- Xét cặp gen quy định chiều cao cây, tỉ lệ phân tính 1: 1 àkiểu gen của P: Aa x aa
- Xét cặp gen quy định màu sắc hạt, tỉ lệ phân tính 3: 1à kiểu gen của P là Bb x Bb
- Tổ hợp hai cặp tính trạng ta có kiểu gen của P về 2 cặp tính trạng là: (Aa x aa) (Bb x Bb) 
à P: AaBb ( thân cao, hạt vàng) x aaBb ( thân thấp, hạt vàng )
- Sơ đồ lai: Học sinh viết sơ đồ lai đúng
1,5đ
1,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2013_20.doc