Đề thi chọn học sinh giỏi môn: Ngữ văn 7 - Đề 17

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2860Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn: Ngữ văn 7 - Đề 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi môn: Ngữ văn 7 - Đề 17
 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 -----------------------
MÔN: NGỮ VĂN 7
 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm)
	Đây là lời của một người mẹ Việt Nam (trong thời kì kháng chiến chống Mĩ) nói với con trai mình:
 “ Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
 Con là trái xanh mùa gieo vãi
 Mẹ nâng niu.Nhưng giặc Mĩ đến nhà
 Nắng đã chiều vẫn muốn hắt tia xa !"
 (Trích bài thơ Mẹ của Phạm Ngọc Cảnh)
	Phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ Việt Nam trong khổ thơ trên( viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu)
Câu 2 : (7 điểm) 
	Giải thích và chứng minh một số câu tục ngữ nói về lao động để chứng tỏ tục ngữ là những kinh nghiệm lao động quý báu của nhân dân.
......... HẾT ..........
 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN:NGỮ VĂN 7
 --------------------
Câu
Đáp án
Điểm
1
(3điểm)
Hình thức : một đoạn văn. 
- Nội dung phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh của người mẹ Việt Nam trong chiến đấu : Hình ảnh của người con được nhắc đến trong khổ thơ là lửa ấm, là trái xanh, là cuộc sống của mẹ, mẹ nâng niu giữ gìn.Nhưng khi giặc đến nhà, tuy tuổi cao sức yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc : động viên con trai mình lên đường đánh giặc.Từ hình ảnh ẩn dụ nắng đã chiều chính là hình ảnh của mẹ nhưng mẹ vẫn hết lòng vì nước : vẫn muốn hắt tia xa.Càng yêu quý con trai mình bao nhiêu thì ta càng thấy được lòng yêu nước, sự hi sinh của mẹ bấy nhiêu khi mẹ động viên con trai mình đi đánh giặc cứu nước
(0,5điểm)
(2,5điểm)
2
Yêu cầu chung :
- Xác định kiểu bài nghị luận chứng minh kết hợp với giải thích
- Vấn đề cần giải quyết : chứng tỏ những câu tục ngữ là những kinh nghiệm lao động quý báu của nhân dân.
- Bài làm đủ bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc,lấy được dẫn chứng từ thực tế cuộc sống.
Mở bài ( 1 điểm)
- Tục ngữ là kho tàng trí tuệ, kinh nghiệm của nhân dân lao động.
- Đó thường là những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta đúc kết từ công việc lao động.
Thân bài ( 4 điểm)
- Những câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm xem thời tiết : Trong sản xuất nông nghiệp ,thời tiết là yếu tố rất quan trọng chi phối nhiều hoạt động khác do đó người nông dân luôn phải quan tâm nhiều đến thời tiết. Họ ghi lại trong tục ngữ kinh nghiệm xem thời tiết bằng việc quan sát thiên nhiên ( nêu dẫn chứngvà lập luận về dẫn chứng) - Những câu tục ngữ truyền kinh nghiệm về thời vụ : Đó là những kinh nghiệm tận dụng ưu điểm của thời tiết làm cho cây trồng năng suất cao ( dẫn chứng chứng và lập luận về dẫn chứng) 
- Những câu tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu về kĩ thuật sản xuất.
+ Về trồng trọt : ( dẫn chứng chứng và lập luận về dẫn chứng)
+Về chăn nuôi : ( dẫn chứng chứng và lập luận về dẫn chứng) 
- Những câu tục ngữ giáo dục người ta thái độ đối với lao động.
+ Thái độ đối với đất đai (dẫn chứng chứng và lập luận về dẫn chứng)
+ Tinh thần lao động (dẫn chứng chứng và lập luận về dẫn chứng) 
- Liên hệ đến ngày nay : 
Kết bài 
- Nhiều kinh nghiệm lao động rút ra từ câu tục ngữ vẫn có giá trị cho đến ngày nay.
- Càng tìm hiểu tục ngữ, chúng ta càng khâm phục và quý trọng người lao động xưa.
- (0,5 điểm)
- (0,5 điểm)
( 1 điểm)
( 1 điểm)
( 1 điểm)
( 1 điểm)
( 1 điểm)
( 1 điểm)
 - Tuỳ vào mức độ làm bài của HS, Gv linh hoạt cho điểm
 .. ......... HẾT .......................

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7_hsg_17.doc