Đề thi chọn học sinh giỏi môn: Ngữ văn 7 - Đề 15

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1816Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn: Ngữ văn 7 - Đề 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi môn: Ngữ văn 7 - Đề 15
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian : 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm) 
	Hãy xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
	"Tôi yêu Sài Gòn da diết (...). Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào một buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở..."	
(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)
Câu 2( 8đ)
Dựa vào các bài ca dao đã học và đọc hãy làm sáng tỏ nhận định sau đây “Ca dao là tiếng nói cảm động về tình cảm gia đình,tình yêu quê hương đất nước”
--------------------------HÕt .
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: NGỮ VĂN 7
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Học sinh chỉ ra được phép tu từ mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là điệp ngữ 
0,5đ
- Tác dụng việc sử dụng biện pháp trên:
+ Để tác giả bộc lộ tình yêu nồng nàn, thiết tha với thành phố Sài Gòn của mình. 
+Chính từ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẽ đẹp và nét riêng của thành phố. Đó là sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên khí hậu đặc biệt của Sài Gòn, về không khí, nhịp điều của cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau ( Đêm Khuya ., phố phường náo động, dập dìu xe cộ giờ cao điểm, cái tỉnh lặng của biển Sóng tinh Sương, làn không khí mát dịu, thu sạch) với tác giả cũng trở thành những cái đáng yêu, đáng nhớ. 
0,5đ
 1đ
Câu 2: (8 điểm)
*Yêu cầu chung
1/ Kỹ năng: 
	- Biết cách làm bài nghị luận chứng minh một nhận định về tác phẩm văn học.
	- Luận điểm, luận cứ rõ ràng, có sức thuyết phục.
	- Bố cục bài văn chặt chẽ, phân chia đoạn hợp lý, lời văn trong sáng, dễ hiểu; giữa các phần cần có sự liên kết.
	2/ Kiến thức:
-Học sinh cần nắm được những nội dung chủ yếu của ca dao,dân ca để xây dựng luận điểm cho phù hợp với yêu cầu của đề. 
-Học sinh phải thuộc một số bài ca dao tiêu biểu,nắm được nội dung,nghệ thuật của những bài ca ấy để phân tích làm sáng tỏ nhận định
*Dàn bài cụ thể
Câu
Đáp án
Điểm
2
A.Mở bài: 
-Ca dao,dân ca thể hiện nhiều tình cảm với những cung bậc khác nhau
-Giới thiệu và trích dẫn “ Ca dao là tiếng nói cảm động về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương,đất nước”
B.Thân bài: 
1.Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình đằm thắm 
a.Tình yêu thương,công lao trời biển của cha mẹ dành cho con cái và tình cảm yêu kính,biết ơn ,nhớ nhung mà con cái dành cho cha mẹ.
 “Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
 “Chiều chiều ra đứng ngõ sau
 Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”
b.Tình cảm yêu kính,biết ơn của con cháu dành cho ông bà,tổ tiên 
 “Con người có cố,có ông
 Như cây có cội,như sông có nguồn”
 “Ngó lên luộc lạt mái nhà
 Bao nhiêu luộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
c. Tình anh em gán bó,đoàn kết,keo sơn 
 Anh em nào phải người xa 
 Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
 Anh em như thể tay chân
 Anh em hoà thuận hai thân vui vầy
d.Tình vợ chồng thuỷ chung son sắt 
 Râu tôm nấu với ruột bầu
 Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
0,25đ
7,5đ
4đ
1đ
1đ
1đ
1đ
2.Ca dao là tiếng nói về tình yêu quê hương,đất nước 
a.Ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước.Cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta mỗi nơi lại mang một vẻ độc đáo riêng: 
+ Vẻ cổ kính nên thơ của vùng biên giới
 “ Đồng Đăng có phố Ki Lừa
 Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
+ Vẻ đẹp thơ mộng,huyền ảo,thanh bình của chốn kinh kì
 “Gió đưa cành trúc la đà
 Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
 Mịt mù khói toả ngàn sương
 Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”
+Vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình,đẹp như một bức tranh thuỷ mạc của xứ nghệ miền Trung
 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
+ Vẻ đẹp nhộn nhịp,nên thơ của cảnh nhà Bè miền Nam
 Nhà Bè nước chảy trong ngần,
 Buồm nâu,buồm trắng chạy gần,chạy xa
 Thon thon hai mái chèo hoa
 Lướt qua lượt lại như là gấm thêu
b.Thể hiện tình cảm gán bó với quê hương bình dị mà thân thiết 
+ Đồng lúa quê hương tuy bình dị nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu quê hương
 Đứng bên ni đồng,ngó bên tê đồng,mênh mông bát ngát 
 Đứng bên tê đồng,ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
 Thân em như chẽn lúa đòng đòng
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
+Vì gắn bó với quê hương nên những người con khi xa quê nhớ về quê hương là nhớ đến những gì bình dị thân thiết.
 Anh đi anh nhớ quê nhà
 Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
 Nhớ ai dãi nắng dầm sương
 Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
c.Tự hào về lịch sử anh hùng của đất nước 
 Sâu nhất là sông Bạch Đằng
 Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
 Cao nhất là núi Lam Sơn
 Có ông Lê Lợi trong ngàn tiến ra
C.Kết bài: 
-Khẳng định lời nhận xét là đúng đắn
-Vai trò của những câu ca dao đó trong kho tàng ca dao,dân caViệt Nam và trong cuộc sống ngày nay.
 3,5đ
 1,5đ
1,5đ
0,5đ
0,25đ
	* Lưu ý: 
	 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục.(riêng phần tiếng Việt cần căn cứ đúng theo hướng dẫn chấm để ghi điểm) . 
2. Tổng điểm của toàn bài là 10,0 điểm, điểm lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính, giám khảo cần bàn bạc, thống nhất để định ra các thang điểm cụ thể. 
------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7_hsg_15.doc