SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang) ĐỀ THI HSG KHTN DÀNH CHO HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2012-2013 PHẦN THI TỰ LUẬN (Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề) Chú ý: Đề thi gồm ba phần kiến thức Vật Lý, Hóa học, Sinh học, yêu cầu thí sinh làm mỗi phần kiến thức vào một bài thi riêng. ĐỀ BÀI PHẦN I: MÔN VẬT LÝ Câu 1. Một xe chuyển động trên đoạn đường thẳng có độ dài s. 1. Nửa quãng đường đầu xe đi với tốc độ u=30km/h, quãng đường còn lại xe chuyển động tốc độ v=40km/h. Tính tốc độ trung bình trên đoạn đường s. 2. Nửa thời gian đầu xe đi với tốc độ u=30km/h, nửa thời gian còn lại xe chuyển động tốc độ v=40km/h. Tính tốc độ trung bình trên đoạn đường s. Câu 2. Hai gương phẳng (M) và (N) đặt song song quay mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng AB = 40cm, trên đoạn AB đặt một điểm sáng S cách gương (M) một đoạn SA =16cm. Xét một điểm O nằm trên đường thẳng đi qua S và vuông góc với AB có khoảng cách OS = 30cm. 1. Vẽ đường đi của hai tia sáng xuất phát từ S: một phản xạ trên gương (N) tại I và truyền qua O; một tia sáng xuất phát từ S phản xạ trên gương (N) tại H, trên gương (M) tại K rồi truyền qua O. 2. Tính khoảng cách IB và KA. 3. Gọi Sn là ảnh đối xứng của S qua (N), Sm là ảnh đối xứng của S qua (M). Cho S chuyển động thẳng đều với vận tốc v=2cm/s trên đoạn thẳng SB hướng về phía điểm B. Tính vận tốc của Sm so với S, vận tốc của Sm so với Sn. Câu 3. Một khối hộp đặc đồng chất, không thấm nước, có dạng hình lập phương cạnh a=20cm. Thả khối hộp vào một bể nước rộng, khi cân bằng một nửa khối hộp chìm trong nước như Hình 2a. Cho khối lượng riêng của nước là Do=1000 kg/m3. 1. Tính khối lượng riêng D của chất làm khối hộp. 2. Đặt nhẹ một vật nhỏ khối lượng m lên trên trên mặt khối hộp, khi cân bằng phần nổi của khối hộp trên mặt nước có thể tích bằng 1/4 thể tích khối hộp như Hình 2b. Tính m. 3. Từ vị trí cân bằng của hệ, dùng lực F để nhấc vật m lên một cách từ từ. Tính công nhỏ nhất của lực F để nhấc vật m rời khỏi khối hộp. Biết khối hộp và vật luôn dịch chuyển theo phương thẳng đứng. PHẦN II: MÔN HÓA HỌC (Cho khối lượng mol nguyên tử của một số nguyên tố: Mg = 24; Al = 27; Zn = 65; Cu = 64; Fe = 56; S = 32; P = 31; Cl = 35,5; H = 1; O = 16; N = 14). Câu 1. 1. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất magie, lưu huỳnh, đồng, photpho. Hãy gọi tên các sản phẩm thu được. 2. Viết và cân bằng các phương trình phản ứng hóa học sau: a) Fe + HCl ? + ? b) Al + H2SO4 ? + ? c) Mg(OH)2 + HNO3 ? + ? d) CaO + H3PO4 ? + ? Câu 2. Cho 12,15 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Zn và Mg trong đó Mg chiếm 19,75% về khối lượng tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric. Tính: 1. Thể tích khí H2 (đktc) sinh ra. 2. Khối lượng mỗi muối tạo thành. Câu 3. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 3 hạt. Tính số hạt mỗi loại có trong nguyên tử của nguyên tố trên. Câu 4. Dẫn từ từ 8,96 lít H2 (đktc) qua m gam oxit sắt FexOy nung nóng. Sau phản ứng thu được 7,2 gam nước và hỗn hợp rắn A nặng 28,4 gam gồm 2 chất trong đó có 1 đơn chất. 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. 2. Tìm giá trị m. 3. Lập công thức phân tử của oxit sắt biết oxi chiếm 11,268% khối lượng A. PHẦN III: MÔN SINH HỌC Câu 1. 1. Trình bày về thời gian các pha trong một chu kỳ tim ở người bình thường. Hãy tính số nhịp tim trung bình diễn ra trong một phút của người đó. 2. Tại sao một người nào đó có số nhịp tim/phút tăng gấp đôi so với người bình thường trong thời gian kéo dài thì sẽ gây nguy hại gì cho tim? Tại sao các vận động viên thể thao thường có chỉ số nhịp tim/phút thấp hơn người bình thường mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn đảm bảo? Câu 2. 1. Các chất hữu cơ có trong thức ăn được biến đổi hóa học ở ruột non như thế nào? 2. Ruột già có vai trò chủ yếu gì? Các biện pháp chủ yếu phòng ngừa chứng táo bón ở người? Câu 3. Trình bày các bước hình thành phản xạ có điều kiện “Vỗ tay cá bơi lên mặt nước”. Dựa vào những hiểu biết về kiến thức đó hãy cho biết cách học bài cũ đạt hiệu quả và có thể nhớ được lâu. Giải thích? -------------Hết------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:..... .; Số báo danh SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC Đáp án môn Vật lý gồm 02 trang HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN THI TỰ LUẬN KỲ THI HSG KHTN DÀNH CHO HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2012-2013 PHẦN I: MÔN VẬT LÝ Giám khảo chú ý: Đề thi gồm ba phần kiến thức Vật Lý, Hóa học, Sinh học. Mỗi phần kiến thức có tổng điểm là 15 điểm. Câu Ý Nội dung Điểm 1 (4đ) 1 (2đ) - Thời gian xe đi hết nửa đoạn đường đầu : 1 2. s t u - Thời gian xe đi hết nửa đoạn đường cuối : 2 2. s t v . - Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường s : 1 2 2 2 2 tb s s uv v s st t u v u v . Thay số : 240 34,3 7 tb km km v h h 0,5 0,5 0,5 0,5 2 (2đ) - Đoạn đường xe đi được trong nử thời gian đầu: 1 . 2 t s u - Đoạn đường xe đi được trong nử thời gian cuối: 2 . 2 t s v . - Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường s : 1 2 2 tb s s u v v t . Thay số : 35tb km v h 0,5 0,5 0,5 0,5 2 (6đ) 1 (2đ) HS vẽ hình đúng (không cần giải thích cách vẽ, vẽ đúng đường đi của mỗi một tia sáng cho 1 điểm) . 2,0 2 (3đ) Tính IB, HB, KA. - Vẽ C đối xứng S qua A. - Tam giác S'IB đồng dạng với tam giác S 'SO / / / / IB S B S B IB .OS OS S S S S = Þ = OS IB 15cm 2 Þ = = .......................................... ........... ....... ...... - Tam giác S'KA đồng dạng với tam giác S'O'C nên ta có: 1,0 / / / KA S A O C S C = nên / / / S A.O C (2.AB SA).SO KA 24(cm) S C 2.AB - = = = .... ............ .... 1,0 3 (2đ) - Trong thời gian t điểm sáng S dịch chuyển sang phải đoạn đường là d thì: d v t - Sm dịch chuyển sang trái đoạn đường cũng là d, nên quãng đường Sm dịch chuyển so với S trong thời gian t là 2d. Vậy vận tốc của Sm so với S: 2 2. 4m d cm v v t s . - Sn cũng dịch chuyển sang trái đoạn đường cũng là d, nên Sm không dịch chuyển so với , vậy vận tốc của Sm so với Sn bằng 0. .. 1,0 1,0 3 (5đ) 1 (1đ) - Khối hộp cân bằng là do trọng lực cân bằng với lực đẩy Ác-si-mét: .. FA=Phộp ↔ 310. . 10. . 5002 2 o o DV kg D DV D m 0,5 0,5 2 (2đ) - Hệ cân bằng là do trọng lực của hộp và của vật cân bằng với lực đẩy Ác- si-mét: ' AF = Phộp+Pvật 3 10. . 10. . 10. 2 4 o V D DV m m kg . 1,0 1,0 3 (2đ) - Vì vật dịch chuyển chậm nên ta coi quá trình dịch chuyển của vật gồm rất nhiều vị trí cân bằng liên tiếp nhau. Khi vật rời khỏi hộp thì F=Pvật. - Xét vật m ở vị trí x so với vị trí cân bằng ta có: F=Pvật +Phộp- FA= Pvật +Phộp- 10D0.a 2( 3 4 a x )=10D0a2x (1).. - Khi vật dịch chuyển thêm một đoạn Δx rất nhỏ, ta coi lực F không đổi. Công của lực F thực hiện là ΔAi = 10D0a2x. Δx. Công này chính là phần diện tích của hình chữ nhật MNKQ Công nhỏ nhất cần thực hiện: A=∑ ΔAi chinha là diện tích ΔOBC. Vậy: 1 1 . . . .10. 0,5 2 2 4 a A OB BC m J (Ghi chú: nếu HS giải bằng cách dùng ngay biểu thức lực trung bình max min 2 tb F F F rồi tính công A=Ftb.a/4 thì ra kết quả vẫn đúng thì chỉ cho tối đa 0,5đ của phần này) Hết 1,0 1,0 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC Đáp án môn Hóa học gồm 01 trang HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN THI TỰ LUẬN KỲ THI HSG KHTN DÀNH CHO HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2012-2013 PHẦN II: MÔN HÓA HỌC Giám khảo chú ý: Đề thi gồm ba phần kiến thức Vật Lý, Hóa học, Sinh học. Mỗi phần kiến thức có tổng điểm là 15 điểm. Câu Ý Nội dung Điểm 1 5,0đ 1 3đ 2Mg + O2 2MgO magie oxit 0,5 0,25 S + O2 SO2 Lưu huỳnh đioxit 0,5 0,25 2Cu + O2 2CuO Đồng(II) oxit 0,5 0,25 4P + 5O2 2P2O5 điphotpho pentaoxit 0,5 0,25 2 2đ a) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 b) 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 c) Mg(OH)2 + 2HNO3 Mg(NO3)2 + 2H2O d) 3CaO + 2H3PO4 Ca3(PO4)2 + 3H2O 4 x 0,5 = 2,0 2 4,0đ 1 3đ 12,15 2,4 9,75Mg Zn 19,75.12,15 m = = 2,4 (gam) m (gam) 100 2,4 0,1 24 9,75 0,15 65 Mg Zn n (mol) n (mol) Phương trình phản ứng: Mg + 2HCl MgCl2 + H2 0,1 0,1 0,1(mol) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 0,15 0,150,15 (mol) 2 2 0,1 0,15 0,25( ) 0,25.22,4 5,6( )H Hn mol V lit 1,0 1,0 1,0 2 1đ Khối lượng các muối: 2 0,1.95 9,5( )MgClm gam ; 2 0,15.136 20,4( )ZnClm gam 1,0 3 2,0 P + N + E = 13 2P + N = 13 2P – N = 3 P = 4 N = 5 nguyên tử có 4 proton, 5 nơtron và 4 electron 0,5 0,5 1,0 4 4,0đ 1 1đ Phương trình hóa học: FexOy + yH2 ot xFe + yH2O 1,0 2 1đ Số mol H2 = 0,4 mol; số mol nước = 0,4 mol Số mol oxi nguyên tử là 0,4 mol mO = 6,4 gam Vậy m = 28,4 + 6,4 = 34,8 gam Hoặc áp dụng đl btkl. 1,0 3 2đ mO = 0,11268 x 28,4= 3,2 gam tổng số mol O = 0,6 mol Số mol Fe = (34,8 – 0,6.16)/56 = 0,45 mol Gọi công thức oxit sắt là FexOy ta có x:y = mFe/56 : mO /16 x= 3, y= 4 tương ứng công thức Fe3O4 Hết .. 2,0 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC Đáp án môn Sinh học gồm 01 trang HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN THI TỰ LUẬN KỲ THI HSG KHTN DÀNH CHO HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2012-2013 PHẦN III: MÔN SINH HỌC Giám khảo chú ý: Đề thi gồm ba phần kiến thức Vật Lý, Hóa học, Sinh học. Mỗi phần kiến thức có tổng điểm là 15 điểm. Câu Ý Nội dung Điểm 1 3,5đ 1 2.0 điểm - 3 pha: pha nhĩ co (0,1s); pha thất co (0,3s); pha giãn chung(0,4s)..... 1.5 - Số nhịp tim trung bình/phút: 60s: (0,1s+0,3s+0,4s)=75(nhịp/phút)... 1.5 2 1.5 điểm - Khi đó, thời gian của 1 chu kỳ tim giảm 1/2 chỉ còn 0,4s; thời gian tim co khoảng 0,25s và thời gian giãn tim để phục hồi khoảng 0,15s. Nếu tình trạng này kéo dài tim phải làm việc quá sức → cơ tim suy kiệt dần, giảm khả năng co – giãn (bệnh suy tim) → tim ngừng đập...................................................... 1.5 - Vận động viên luyện tập lâu năm sẽ có chỉ số nhịp tim/phút thấp -> thể tích co tim tăng -> mỗi lần tâm thất co đẩy được máu vào động mạch nhiều hơn người bình thường -> đáp ứng được nhu cầu ôxi cho cơ thể 0.75 2 3,5đ 1 2.0 điểm - Nhờ các enzim có trong dịch tụy, dịch ruột cùng các muối có trong dịch mật các chất hữu cơ được biến đổi hóa học như sau: + Tinh bột → đường đôi → đường đơn, đường đôi → đường đơn. 0.75 + Prôtêin chuỗi ngắn → peptit → Axit amin. 0.75 + Lipit → Các giọt lipit nhỏ → Axit béo và glixêrin. 0.75 + Axit nuclêic → Các thành phần của nucleôtit.............................................. 0.75 2 1.5 điểm - Vai trò ruột già: + Hấp thụ nước, thải phân............................................................................. 0.75 - Các biện pháp: + Khẩu phần ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ chất xơ (có nhiều trong rau xanh), hạn chế thức ăn có nhiều chất chát (ổi xanh, hồng xanh, nước trà,), uống đủ nước (khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày)..................................................................... 0.75 + Hạn chế ngồi nhiều, ngồi lâu, tích cực vận động; tạo thói quen đi đại tiện 1 lần vào 1 giờ nhất định trong ngày,.................................................................. 0.75 3 3,0đ 1 2.0 điểm Các bước hình thành phản xạ: + Bước 1: Chọn kích thích phù hợp - Kích thích có điều kiện: Vỗ tay 0.75 - Kích thích không có điều kiện: Cho cá ăn................................................ 0.75 + Bước 2: Kết hợp 2 kích thích: Vỗ tay và cho cá ăn....................................... 0.75 +Bước 3: Củng cố: Làm nhiều lần liên tục dần hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa vùng thính giác và vùng vận động (ăn uống). Khi đã hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời thì chỉ cần vỗ tay thì cá đã bơi lên......................................................................................................................... 0.75 2 1.0 điểm - Đọc lại bài, viết lại bài học nhiều lần và làm thường xuyên............................... 0.75 - Giải thích: khi đó đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa vùng thị giác, vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) và vùng hiểu tiếng nói, chữ viết sẽ được hình thành và củng cố liên tục giúp ta nhớ lâu............................................................. ..... ......Hết. ........ 0.75
Tài liệu đính kèm: