Trường THCS Nguyễn Trực – TT Kim Bài ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Môn : Giáo dục công dân Năm học : 2014 - 2015 Thời gian làm bài : 150 phút Câu 1( 4 điểm) a) Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân ? Quyền sở hữu gồm những quyền nào? b) Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác như thế nào? Câu 2. ( 3điểm) Pháp luật là gì? Nêu vai trò của pháp luật trong việc quản lí nhà nước? Câu 3. ( 3điểm) Thế nào là bảo vệ hoà bình? Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần làm gì? Câu 4.( 4 điểm) a)Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Hãy kể tên ít nhất 5 truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết? b) Câu tục ngữ :“ Có công mài sắt, có ngày nên kim ” nói lên truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? Nêu ý nghĩa của câu ca dao đó? Câu 5. ( 4điểm) Theo em , thế nào là người năng động, sáng tạo. Hãy nêu hai biểu hiện của tính năng đông, sáng tạo trong học tập của học sinh? Có ý kiến cho rằng: “ Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được ”. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao? Câu 6.( 2điểm ) Tình huống : A Là lớp phó học tập, khi đi kiểm tra việc chuẩn bị bài của các bạn trong lớp , thấy B là thiếu bài tập , nhưng vì là bạn thân nên A không ghi lỗi của B . - Theo em Hành vi của A,B là đúng hay sai? - Nếu ở địa vị của A , em sẽ xử sự như thế nào? ------------------HẾT------------------------ ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Môn : GDCD 9 Năm học : 2014 - 2015 Câu 1.( 4đ) Nêu được: a)- Quyền sở hữu tài sản công dân: là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. 1đ - Quyền sở hữu tài sản công dân bao gồm: + Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. + Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dung của tài sản đó. +Quyền định đoạt là quỳên quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá huỷ, vứt bỏ... 1đ b) Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác: - Không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của nhà nước. - Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo quy định của pháp luật. -Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. -Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả lai cho chủ sở hữu, nếu làm hỏng, phải sửa chửa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. -Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2đ Câu 2(3đ). - Nêu đúng khái niệm : 1đ Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. - Nêu đúng vai trò của pháp luật: + Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hoá xã hội, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 1đ +Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. 1đ Câu 3.( 3đ) Nêu đúng khái niệm : 1đ -Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia , không để xảy ra xung đột vũ trang. -Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường , học sinh cần phải : + Tham gia các hoạt động BVHB do nhà trường tổ chức như: tìm hiểu nạn nhân chất độc màu gia cam, quyên góp ủng hộ họ; vẽ tranhBVHB, môi trường sinh thái; viết thư cho bạn bè quốc tế...1đ +Phải sống đoàn kết giúp đỡ nhau, khi có xích mích hiểu lầm cần kiên nhẫn tháo gỡ, nếu không được thì nhờ người lớn giúp đỡ. Tuyệt đối không được kéo bè cánh hoặc tự xử. 1đ Câu 4.( 4đ) a)-Nêu đúng khái niệm 1đ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần ( những tư tưởng , lối sống, cách ứng xử tốt đẹp)hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc , được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nêu được 5 truyền thống 1đ b) Nêu được đó là truyền thống cần cù lao động 1đ - Nêu được ý nghĩa 1đ Câu tục ngữ muốn động viên trong cuộc sống, con người đều có những thành công và những ước mơ muốn vươn tới. để thực hiện được điều đó thì ta phải kiện chì , bền bỉ. Câu 5. (4đ) -Nêu đúng khái niệm: 1đ Năng động là tích cực , chủ động , dám nghĩ , dám làm. Sáng tạo là say mê nghiên cứu , tìm tòi để tạo ra nhứng giá trị mới về vật chất , tinh thần hoặc tìm ra cái mới , cách giải quyết mới mà không bị gò bó , phụ thuộc vào những cái đã có. -Biểu hiện của người năng động , sáng tạo trong học tập: 1đ +Tập trung chú ý , suy nghĩ khi học và làm việc; +Làm việc, học tập phải có kế hoạch; +Tìm nhiều cách học khác nhau để tiết kiệm thời gian - Ý kiến 2đ + Không tán thành ý kiến đó . + Lí do: Học sinh muốn có năng suất , chất lượng , hiệu quả trong học tập, cần phải :Chăm chú nghe giảng , đọc kĩ bài; Học tập phải có kế hoạch;Tìm nhiều cách học khác nhau để tiết kiệm thời gian; Không nản chí khi gặp khó khăn; Khiểm tốn học hỏi mọi người. Câu 6. ( 2đ) - Hành vi của A là thiếu trung thực và không chí công vô tư vì chỉ xuất phát từ tình cảm riêng, không vì lợi ích chung của cả lớp. Việc làm đó là thiên vị, không công bằng, không tôn trọng lẽ phải. 1đ - Nêu cách ứng xử: Nếu ở địa vị của A, em sẽ báo cáo trung thực về thiếu sót của B và sau đó sẽ gặp B để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích lý do vì sao em phải báo cáo đúng sự thật để B hiểu và thông cảm. 1đ
Tài liệu đính kèm: