Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn thi: Giáo dục công dân - Trường THCS Dân Hòa

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2130Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn thi: Giáo dục công dân - Trường THCS Dân Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn thi: Giáo dục công dân - Trường THCS Dân Hòa
PHÒNGGD&ĐTTHANH OAI 
TRƯỜNGTHCS DÂN HÒA
Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2015-2016
Môn thi: GDCD
Thời gian làm bài :150 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (4 điểm) Theo qui định tại Điều 173 Bộ luật dân sự: chủ sở hữu có quyền gì đối với tài sản của mình? Tôn trọng quyền sở hữu của người khác được thể hiện qua những hành vi nào, thể hiện phẩm chất đạo đức nào của công dân? Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác? 
Câu 2:(4 điểm)
	Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới? Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng và Nhà nước ta tuân thủ theo những nguyên tắc nào? Em hiểu như thế nào về quan điểm: “Hòa nhập chứ không hòa tan” trong quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế?
Câu 3.( 2,0 điểm) Lan và Hà là đôi bạn thân. Lan là lớp trưởng. Hôm nay, Lan đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn, Hà làm thiếu bài tập, nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hà làm bài đủ. 
 Em hãy nhận xét hành vi của Lan. Nếu là Lan, em sẽ cư xử như thế nào?
 Câu 4: (3 điểm).
 Có người nói: “ Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng”. Em cho biết ý kiến của mình và giải thích vì sao?
Câu 5:(5 điểm)
 Thế nào là tự chủ? Biểu hiện và ý nghĩa của tính tự chủ? Có ý kiến cho rằng: “ Tự chủ là bảo vệ quan điểm của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác”. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao? Học sinh cần rèn luyện như thế nào để có tính tự chủ?
Câu 6. (2,0 điểm) 
Tình huống: Ông Quang gửi đơn tới Chủ tịch Uỷ ban nhân huyện, tố cáo một cán bộ của Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện đã có hành vi nhận hối lộ. Trong đơn tố cáo có ghi rõ tên mình và cung cấp các chứng cứ liên quan tới việc nhận hối lộ này.
Ông Quang tố cáo là đúng hay sai theo quy định của pháp luật?
 b. Đơn tố cáo trên có gửi đúng người có thẩm quyền xét tố cáo hay chưa?
 - - - Hết - - -
Họ và tên thí sinh:........................................................... Số báo danh:....................
PHÒNG GD&ĐT
 THANH OAI
TRƯỜNGTHCS DÂN HÒA
 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HSG 
 NĂM HỌC 2015 – 2016
 Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
Câu 1: (4 điểm)
Theo qui định tại Điều 173 Bộ luật dân sự chủ sở hữu có ba quyền đối với tài sản của mình:
- Quyền chiếm hữu:Là quyền trực tiếp nắm giữ,quản lí tài sản. 0,5đ
- Quyền sử dụng:Là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó. 0,5đ
- Quyền định đoạt:Là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho,để lại thừa kế...0,5đ
Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác được thể hiện qua những hành vi:
- Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm sử lí theo quy định của pháp luật.0,5đ
- Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả lại, nếu hư phải sửa chữa hoặc bồi thường.0,5đ
- Nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo qui định của pháp luật.0,5đ
- Tôn trọng tài sản của người khác là thể hiện phẩm chất đạo đức:Thật thà, liêm khiết, tự trọng, trung thực của công dân.0,5đ
- Phải tôn trọng tài sản của người khác vì đó là nghĩa vụ của công dân, xâm phạm tài sản của người khác là vi phạm pháp luật và bị xử lí theo luật định.0,5đ
Câu 2: (4 điểm)
 - Hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới vì hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu( bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo...) mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. (1 điểm) 
 -Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng và Nhà nước ta tuân thủ theo những nguyên tắc:
 + Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn ven lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. (0,25 điểm) 
 + Bình đẳng và cùng có lợi. (0,25 điểm) 
 + Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hòa bình. (0,25 điểm) 
 + Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. (0,25 điểm) 
 - Câu: “Hòa nhập chứ không hòa tan” là quan điểm của chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Được hiểu như sau:
 + Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại đó là hòa nhập. (1 điểm) 
 + Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác đó là không hòa tan. (1 điểm) 
Câu 3. (2,5đ)
- Hành vi của Lan là thiếu trung thực và không chí công vô tư. (0,5điểm)
 - Vì chỉ xuất phát từ tình cảm riêng, không vì lợi ích chung của cả lớp. Việc làm đó là thiên vị, không công bằng, không tôn trọng lẽ phải. (0,5điểm)
 - Nêu cách ứng xử: Nếu ở địa vị Lan, em sẽ báo cáo trung thực về thiếu sót của Hà và sau đó sẽ gặp Hà để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích lý do vì sao em phải báo cáo đúng sự thật để Hoà hiểu và thông cảm, góp ý và động viên Hà cố gắng sửa chữa thiếu sót.(1điểm)
Câu 4: (3 điểm).
 -Nêu được đúng, đủ khái niệm: 0,5điểm.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
 - Khẳng định ý kiến: “ Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng”. là đúng (0,5 điểm)
 -Giải thích: (2 điểm)
 + Hiến pháp 1946: Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công nhà nước ban hành Hiến pháp của Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (0,5 điểm).
+ Hiến pháp 1950: Hiến pháp của thời kỳ xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (0,5điểm).
+ Hiến pháp 1980: Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước (0,5 điểm).
 + Hiến pháp 1992: Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước. (0,5 điểm).
Câu 5:(5 điểm)
 -Nêu khái niệm tự chủ: Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. ( 0,5 điểm) 
 Biểu hiện của tự chủ và ý nghĩa
 - Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống (0,5 điểm).
 - Không nao núng, hoang mang khi khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình,... (0,5 điểm).
 - Trong cách cư xử với mọi người tỏ ra ôn tồn lịch sự hòa nhã.(0,5 điểm).
 - Tính tự chủ giúp cho con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hoá ; biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực. (0,5 điểm)
- Học sinh cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính tự chủ cao : 
 + Luôn có ý thức rèn luyện làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân trong các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày. (0,5 điểm)
 + Tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng (chia bè phái, mất đoàn kết, trốn học, bỏ học, tham gia vào các tệ nạn xã hội...). (0,5 điểm)
 Ý kiến về nhận xét:
 - Không đồng ý với quan điểm trên. (0,5 điểm)
 - Lý giải quan điểm: Tự chủ không chỉ là làm chủ bản thân mà còn biết điều chỉnh hành vi, thái độ của mình vì thế cần lắng nghe ý kiến của người khác để tiếp thu một cách có chọn lọc để kịp thời điều chỉnh chứ không phải là bảo vệ quan điểm của mình tới cùng, không cần lắng nghe ý kiến của người khác. (1 điểm)
Câu 6 : (2,0đ)
- Trong trường hợp này ông Quang tố cáo là đúng pháp luật.0,5đ
- Vì ông đã thực hiện quyền tố cáo của công dân là: Báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ Ủy ban nhân dân huyện.1điểm
- Đơn tố cáo của ông Quang đã được gửi đến đúng địa chỉ, đúng người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, theo quy định của luật khiếu nại tố cáo.0,5đ
Dân Hòa, ngày 18 tháng 10 năm 2015
Xác nhận của tổ KHXH	Người thực hiện
 Ngô Thị Thường
	Lê Thị Kim Dung
Xác nhận của Ban giám hiệu
Nguyễn Thị Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_9_GDCD_nam_2015_DH.doc