Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: sinh học - thời gian: 90 phút

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1631Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: sinh học - thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9  năm học 2015 - 2016 môn: sinh học - thời gian: 90 phút
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC - Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề.
I. PHẦN TRÁC NGHIỆM (3,0 điểm): 
 Chọn và ghi phương án đúng vào giấy thi .
1. Nhóm SV nào sau đây có cặp NST XX ở giới đực và XY ở giới cái ?
 a. Ruồi giấm, gà, người 	 b. Động vật có vú	 c. Người , tinh tinh d. Lớp chim, ếch, bò sát
2. Phép lai nào cho tỉ lệ kiểu hình ở con lai là: 3 : 3 : 1 : 1
 a. AaBb x aaBb. b.AaBb x AaBB. c. AaBB x Aabb	d . Cả 3 phép nêu trên
3. Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là :
 a. Biến đổi hình dạng b.Tự nhân đôi c. Trao đổi chất d. Co duỗi trong phân bào 
4. Cơ thể 3n được tạo thành do dạng biến dị nào sau đây :
 a. Đột biến dị bội thể	b. Đột biến gen 	c. Đột biến đa bội thể	d. Thường biến 
5. Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NST. Đó là dạng đột biến cấu trúc NST nào? a. Lặp đoạn b. Mất đoạn c . Đảo đoạn
6. Ở lúa, gen T quy định thân cao, gen t quy định thân thấp, gen V quy định hạt tròn, gen v quy định hạt dài. Các gen này phân li độc lập. Đem lai lúa thân cao, hạt dài với lúa thân thấp, hạt tròn. F1 thu được toàn lúa thân cao, hạt tròn. Chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên:
 a. TTvv x ttVV b. Ttvv x ttVV c. TTVV x ttvv d. TTVv x ttVv
7. Ruồi giấm có 2n = 8 , số nhóm gen liên kết bằng: a. 4 b. 2 c. 8 d. 16
8. Cơ thể 4n được tạo thành do dạng biến dị nào sau đây?
a. Đột biến dị bội thể. b. Đột biến đa bội thể. c. Đột biến gen. d. Thường biến.
9. Trong giảm phân các NST kép tương đồng có sự tiếp hợp và bắt chéo nhau vào kì nào:
a. Kì đầu 2 	 	b. Kì giữa 2	 c. Kì đầu 1 	d. Kì giữa 1
10. Nguyên phân khác giảm phân ở điểm nào?
a. Một lần phân chia NST và tạo thoi vô sắc. b. Tách tâm động ở kỳ giữa
c. Hai lần phân chia NST và tạo thoi vô sắc. d. Tách cặp NST đồng dạng ở kỳ giữa.
11. Yếu tố coi trọng hơn trong trồng trọt? 
 a. Giống. b. kĩ thuật trồng trọt. c. thời tiết. d. a và b
12. Dạng đột biến nào sau đây không thuộc thể dị bội? 
a. Dạng 3n; b. Dạng 2n + 1; c. Dạng 2n – 1; d. dạng 3n + 1
II. PHẦN TỰ LUẬN (17,0 điểm):
Câu 1 (3,0 điểm): 
 1. Nêu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập? Phân biệt kết quả của thí nghiệm lai một cặp và lai hai cặp tính trạng của Men đen?
 2. Cho P tự thụ phấn thu được đời F1 có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1. Quy luật di truyền nào chi phối phép lai trên. Lấy ví dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật (biết 1 gen quy định 1 tính trạng).
Câu 2 (2,0 điểm): 
 Những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình tổng hợp ADN và ARN?
Câu 3 (1,0 điểm):.
 1.Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? Nêu chức năng cơ bản của ADN
 2. Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền? Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Câu 4 (2,0 điểm):
 1. Những nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và 1 số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó? 
2. Có ý kiến cho rằng bệnh mù màu, máu khó đông là bệnh của nam giới vì bệnh
chỉ xuất hiện ở người nam. Em hãy cho biết nhận định trên là đúng hay sai? Giải thích.
Câu 5 (2,0 điểm): 
 1. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm, thể ba nhiễm kép, thể không nhiễm?
 2. Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen BB và bb, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen BBb. Hãy giải thích cơ chế hình thành và nêu đặc điểm của các cây lai tam bội đó?
Câu 6 (3,0 điểm):
 Khi nuôi gà người ta thấy:
 1. Cho giao phối giữa hai gà P thuần chủng lông xám, chân cao với gà thuần chủng lông đen, chân thấp thu được F1 đồng loạt gà lông xám, chân cao. Biện luận và lập sơ đồ lai?
 2. Trong một phép lai khác, người ta cho giao phối giữa hai gà P và thống kê qua nhiều lứa đẻ, thu được ở con lai F1 có:
 - 25% gà lông xám, chân cao - 25% gà lông xám, chân thấp
 - 25% gà lông đen, chân cao - 25% gà lông đen, chân thấp 
 Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của hai gà P và lập sơ đồ lai? Biết rằng ở gà, hai cặp tính trạng về màu lông và chiều cao chân do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. 
Câu 7 (3,0 điểm):
 Một gen có số nuclêôtit loại X là 270 chiếm 15% số nuclêôtit của gen. Qúa trình nhân đôi của gen đã hình thành tất cả 28980 liên kết hyđrô. Xác định:
1. Chiều dài của gen và số nuclêôtit mỗi loại của gen?
2. Số nuclêôtit mỗi loại trong các gen con được hình thành?
3. Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp?
4. Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp để tạo ra các gen con có nguyên liệu hoàn toàn mới?.
C©u 8: ( 2,0 ®iÓm)
 Bè mÑ cã nhãm m¸u A, ®Î con trai nhãm m¸u A, con g¸i nhãm m¸u O. T×m kiÓu gen cña nh÷ng ng­êi trong gia ®×nh trªn.
------------------------- Hết -----------------------
 HƯỚNG DẪN CHẤM - HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015- 2016 
MÔN: SINH HỌC
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm): mỗi câu 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
d
a
b
c 
b
a
c
b
c
a
d
a
II. Phần tự luận (17 điểm):
Câu 1 (3,0 điểm): 
a) - Quy luật phân li:
 + Kết quả: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
 + Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
- Quy luật phân li độc lập:
 + Kết quả: Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
 + Nội dung: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử
0,5
0,5
0,5
0,5
b) Quy luật di truyền chi phối phép lai trên:
- Quy luật phân li: 
VD: P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
 GP : A a
 F1 : Aa ( 100% hoa đỏ)
 F1 x F1 : Aa ( hoa đỏ) x Aa ( hoa đỏ)
 GF1 : A, a A, a
 F2 : : 1 AA : 2 Aa : 1 aa
- Quy luật di truyền liên kết:
VD: P: hạt trơn có tua cuốn x hạt trơn có tua cuốn
 GP : AB, ab AB, ab
 F1 : 1 : 2 : 1
0,5
0,5
Câu 2 (2,0 điểm): 
Cơ chế tổng hợp AND
Cơ chế tổng hợp ARN
- Xảy ra trên toàn bộ 2 mạch đơn của ADN
- Nguyên liệu A, T, G, X
- Nguyên tắc tổng hợp :
+ NT bổ sung A - T , G - X
+ NT giữ lại 1 nửa.
- En zim xúc tác : ADN - pôlimeraza
- Kết quả từ 1 ADN mẹ sau một lần tổng hợp tạo ra 2 ADN con giống ADN mẹ.
- Tổng hợp ADN là cơ chế truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ sau.
- Xảy ra trên từng gen riêng rẽ, tại 1 mạch đơn
- Nguyên liệu A, U, G, X
- Nguyên tắc tổng hợp :
+ NT bổ sung A - U, T - A, G – X, X - G
+ NT khuôn mẫu là 1 mạch đơn gen.
- En zim xúc tác : ARN - Pilimeraza
- Kết quả 1 gen sau 1 lần tổng hợp được 1 phân tử ARN.
- Tổng hợp ARN đảm bảo cho các gen cấu trúc riêng rẽ thực hiện tổng hợp protein
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 3 (1 điểm):.
1.- Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit	
 - Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
2.* Nguyên tắc bổ sung là hiện tượng các nucleotit liên kết với nhau bởi nguyên tắc: A liên kết với T(hoặc A liên kết với U) và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại.
* Nguyên tắc bổ sung được thể hiện qua các cơ chế: quá trình tự nhân đôi của ADN, quá trình tổng hợp ARN và quá trình tổng hợp protein. 
 Nếu vi phạm nguyên tắc trên ®quá trình tổng hợp trên bị rối loạn® đột biến gen.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4 (2 điểm):
1. Những nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và 1 số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó.
 * Nguyên nhân phát sinh di truyền: Do đột biến (đột biến gen, NST).
 * Một số biện pháp hạn chế:
- Đấu tranh với các hành vi gây ô nhiễm môi trường, chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học;
- Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh;
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên.
2. Sai, vì:
- Bệnh mù màu, máu khó đông do gen lặn / nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y.
- Kiểu gen nam bệnh XaY, / kiểu gen nữ bệnh XaXa
- Bệnh thường xuất hiện ở nam, ít xuất hiện ở nữ / vì ở nữ tồn tại cặp NST XX nên gen lặn khó biểu hiện ra kiểu hình
0,5
0,25
0,25
0,25
0,75
Câu 5 ( 2,0 điểm): 
1) - Thể một nhiễm: 2n - 1 = 23
- Thể ba nhiễm: 2n + 1 = 25
- Thể bốn nhiễm: 2n + 2 = 26
- Thể ba nhiễm kép: 2n + 1 + 1 = 26
- Thể không nhiễm: 2n - 2 = 22
0,25
0,25
0,25
0,25
2) Cơ chế hình thành cây lai tam bội: do sự không phân ly của cặp NST mang alen B trong quá trình giảm phân nên hình thành loại giao tử không bình thường mang cả hai alen B, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang alen b hình thành hợp tử BBb (tam bội).
- Đặc điểm của cây tam bội: Bộ NST 3n, cơ quan dinh dưỡng to, khả năng chống chịu tốt, thường bất thụ ...
0,5
0,5
Câu 6 (3,0 điểm): 
 1. Biện luận và lập sơ đồ lai:
 Biện luận: Theo đề bài F1 thu được đồng loạt lông xám, chân cao nên theo quy luật của Men đen lông xám, chân cao là hai tính trạng trội so với lông đen, chân thấp.
 - Quy ước:
 Lông xám: A Lông đen: a
 Chân cao: B Chân thấp: b
 - Kiểu gen của gà lông xám, chân cao thuần chủng: AABB
 - Kiểu gen của gà lông đen, chân thấp thuần chủng: aabb
 - Sơ đồ lai:
 P AABB (lông xám, chân cao ) x aabb (lông đen,chân thấp)
 GP AB ab
 F1 AaBb 100% lông xám, chân cao
 2. Biện luận và lập sơ đồ lai:
*Cách 1: 
 Theo đề bài F1 thu được tỉ lệ: 25% lông xám, chân cao : 25% lông xám, chân thấp : 25% lông đen,chân cao : 25% lông đen,chân thấp hay tỉ lệ 1:1:1:1
4 tổ hợp = 4 giao tử 1 giao tử = 2 giao tử 2 giao tử
- Để tạo ra 4 giao tử thì 1 kiểu gen ở P phải dị hợp 2 cặp gen: AaBb
 Để tạo ra 1 giao tử thì 1 kiểu gen ở P phải đồng hợp lặn: aabb
 Để tạo ra 2 giao tử thì kiểu gen ở P phải dị hợp 1 cặp gen: Aabb, aaBb
- Nên ta có 2 trường hợp:
 + Trường hợp1: P AaBb (lông xám, chân cao) aabb (lông đen, chân thấp)
 + Trường hợp2: P Aabb (lông xám, chân thấp) aaBb (thân đen, chân cao)
- Sơ đồ lai:
+ Trường hợp1: P AaBb (lông xám, chân cao) aabb (lôngđen, chân thấp)
 GP AB, Ab, aB, ab ab
 F1 1AaBb, 1Aabb, 1aaBb, 1aabb
 Kiểu gen: 25% AaBb : 25% Aabb : 25% aaBb : 25% aabb
 Kiểu hình: 25% lông xám, chân cao : 25% lông xám, chân thấp:
 : 25% lông đen,chân cao : 25% lông đen, chân thấp
+ Trường hợp 2: P Aabb (lông xám, chân thấp) aaBb (lông đen, chân cao)
 GP Ab, ab aB, ab
 F1 AaBb, Aabb, aaBb, aabb
 Kiểu gen: 25% AaBb : 25% Aabb : 25% aaBb : 25% aabb
 Kiểu hình: 25% lông xám, chân cao : 25% lông xám, chân thấp : 25% lông đen, chân cao : 25% lông đen, chân thấp
* Cách 2: - Xét tính trạng màu sắc thân của chuột:
 Thân xám / Thân đen = là tỉ lệ của phép lai phân tích nên Aa aa
 - Xét tính trạng về chiều cao chân của gà:
 Chân cao / lông thẳng = là tỉ lệ của phép lai phân tích nên Bb bb
 - Tổ hợp 2 cặp tính trạng ta có 2 trường hợp: 
 + Trường hợp1: P AaBb (thân xám, chân cao) aabb (thân đen, chân thấp)
 + Trường hợp 2: P Aabb (thân xám, chân thấp) aaBb (thân đen, chân cao)
 - Sơ đồ lai: như cách 1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 7 ( 3,0 điểm): 
1. Chiều dài của gen và số nuclêôtit mỗi loại của gen:
 G = X = 15% A = T = 50% - 15% = 35%
 Số nuclêôtit mỗi loại của gen:
 A = T = (270: 15). 35 = 630 Nu... G = X = 270 Nu
 Chiều dài của gen là (l): 
 l = (N: 2). 3,4 A hay bằng tổng số nuclêôtit một mạch nhân cho 3,4 A 
 l = (630 + 270). 3,4 A = 3060 A
0,25
0,25
0,5
2. Số nuclêôtit mỗi loại trong các gen con được hình thành:
 Số liên kết hyđrô của gen: H= 630. 2 + 270. 3 = 2070 liên kết
 Gọi k là số lần nhân đôi của gen (k)
 Số liên kết hyđrô được hình thành trong quá trình nhân đôi được tính theo công thức: (2 - 1). 2H
 Theo đề bài ta có: (2- 1). 2. 2070 = 28980
 (2 - 1) = 28980 : (2. 2070) = 7 suy ra 2 = 8 
 Suy ra k = 3, số gen con là 2 = 8
 Số nuclêôtit mỗi loại trong các gen con được hình thành:
 A = T = 630. 8 = 5040 Un. G = X = 270. 8 = 2160 Nu
0,25
0,25
0,25
0,25
3. Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp:
 A = T = (2- 1). 630 = 4410 Nu
 G = X = (2- 1). 270 = 1890 Nu
0,5
4. Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp để tạo ra các gen con có nguyên liệu hoàn toàn mới:
 A = T = (2- 2). 630 = 3780 Nu
 G = X = (2- 2). 270 = 1620 Un
0,5
Câu 8 (1 điểm):.
. Bè, mÑ ®Òu cã nhãm m¸u A nªn it nhÊt mçi ng­êi ph¶i cã mét gen IA .
Con g¸i nhãm m¸u O cã kiÓu gen IOIO , nhËn mét IO tõ bè, nhËn mét IO tõ mÑ.
 VËy bè mÑ cã kiÓu gen IAIO, ®øa con trai cã thÓ cã mét trong hai kiÓu gen IAIO hoÆc IAIA.
S¬ ®å lai:
 P. IAIO x IAIO
 GP: IA, IO IA, IO
 F1: KG 1 IAIA; 2 IAIO ; 1 IOIO
 KH: 3 ng­êi nhãm m¸u A: 1 ng­êi nhãm m¸u O
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_9.doc