Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: sinh học

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4693Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: sinh học
 PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS KIM AN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1:(4đ) Cho giao phấn giữa hai giống bí thuần chủng thu được F1.Tiếp tục cho F1 thụ phấn với nhau thu được F2 có kết quả như sau:
56,25% số cây quả tròn, hoa đỏ.18,75% số cây quả tròn, hoa vàng
18,75% số câyquả dài, hoa đỏ.6,25% số cây quả dài, hoa vàng
a/ Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của F1để xác định tỉ lệ kiểu gen,tỉ lệ kiểu hình của F2.
b/ Xác định kiểu gen,kiểu hình của hai giống P đã mang lai và lập sơ đồ minh họa.
Câu 2:(2đ) Phân biệt NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng 
 Câu 3:(3đ) Ruồi giấm có 2n= 8.Có 4 hợp tử của ruồi giấm đều nguyên phân 5 lần bằng nhau.
 Hãy xác định : Số tế bào con được tạo ra và số NST có trong tế bào con
Câu 4: ( 3 điểm)
So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN? Vì sao ARN thông tin được xem là bản sao của gen cấu trúc?
Câu5:(4đ) Gen B có 3600 liên kết hiđrô và có chiều dài là 5100Ao. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có hiệu số giữa uraxin với ađênin là 120 ribônuclêôtit và tỉ lệ giữa guanin với xitôzin là .
a.Tính số lượng nuclêotit từng loại của gen B
 b. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN
Câu 6: ( 4 điểm)
Thế nào là đột biến gen ? Đột biến gen gồm những dạng nào? Hãy nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen ? Vai trò của đột biến gen?
Hết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
(đáp án có 04 trang)
Đáp án
Câu
Điểm
Câu1(4đ)
a/Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai
 F2 có tỉ lệ 56,25%:18,75%:18,75%:6,25%= 9:3:3:1 
Phân tích từng cặp tính trạng ở F2:
-Về hình dạng quả:
Quả tròn/quả dài=(56,25+18,75): (18,75+6,25)=75:25=3:1 
F2 có tỉ lệ 3 trội :1 lặn =>quả tròn là tính trạng trội ,quả dài là tính trạng lặn
Quy ước :A quả tròn, a: quả dài
 F2 có tỉ lệ 3:1 =>F1 đều có kiểu gen dị hợp với nhau.F1:Aa x Aa 
-Về màu hoa:
Hoa đỏ:hoa vàng=(56,25+18,75):(18,75 +6,25)=75:25=3:1 
F2 có tỉ lệ 3:1=>hoa đỏ là tính trạng trội so với hoa vàng
Quy ước B :hoa đỏ, b:hoa vàng
F2 có tỉ lệ 3:1=>F1 phải dị hợp về 2 cặp gen F1: Bb x Bb 
* tổ hợp 2 cặp tính trạng F1: (Aa x Aa) (Bb x Bb) 
Vậy F1 đều dị hợp về 2 cặp gen lại với nhau.F1:AaBb x AaBb 
Sơ đồ lai: 
F1:AaBb (quả tròn, hoa đỏ) x AaBb (quả tròn hoa đỏ)
GF1:AB,Ab,aB,ab AB,Ab,aB,ab
HS tự lập bảng xác định đúng kiểu gen ,kiểu hình của F2
b/Kiểu gen ,kiểu hình của P
Do F1 đều mang kiểu gen AaBb (dị hợp về hai cặp gen)=>P thuần chủng phải chứa hai cặp gen tương phản.Vậy P có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau:
P:AABB x aabb hoặc P:AAbb x aaBB 
Sơ đồ lai 1: 
 P:AABB(quả tròn hoa đỏ ) x aabb (quả dài hoa vàng)
 Gp:AB ab
 F1 AaBb
 Kiểu hình 100% quả tròn, hoa đỏ 
Sơ đồ lai 2: 
 P:AAbb (quả tròn, hoa vàng ) x aaBB( quả dài, hoa đỏ )
 Gp:Ab aB
 F1 : AaBb
 Kiểu hình 100% quả tròn ,hoa đỏ 
Câu 2(4đ)
2. Sự khác nhau NST thường và NST giới tính(2đ)
Đặc điểm so sánh
NST thường
NST giới tính
Số lượng
- Tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào.
- Chỉ có 1cặp hoặc 1 chiếc trong tế bào.
Hình dạng
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng gồm 2 NST giống nhau về hình thái, kích thước.
- Gen tồn tại thành cặp alen
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng ( XX) hoặc không tương đồng ( XY)
- Gen tồn tại thành từng cặp alen ở những đoạn tương đồng , không thành cặp alen ở những đoạn không
tươ
g đồng.
Chức năng
- Mang gen quy định tính trạng thường.
- Mang gen quy định tính trạng thường hoặc tính trạng giới tính.
Câu 3:
a) 
Gọi x là số lần nguyên phân của 1 tế bào mầm, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài 
Số tế bào con được tạo ra là: 4. 2x (tế bào)
Theo bài ra ta có:
*Số tế bào con được tạo ra:
 Áp dụng công thức a.2x = 4.25 =128 (tế bào) 
 *Số NST có trong tế bào con:
 a.2x.2n = 128 x 8 =1024 (NST) 
Câu 3( 3 điểm)
So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN:
*Giống nhau:
- Đều xảy ra trong nhân tế bào, vào kì trung gian.
- Đều dựa trên khuôn mẫu là ADN.
- Đều diễn biến tương tự: ADN tháo xoắn, tách mạch, tổng hợp mạch mới.
- Sự tổng hợp mạch mới đều diễn ra theo NTBS.
- Đều cần nguyên liệu, năng lượng và sự xúc tác của enzim.
*Khác nhau:
Cơ chế tự nhân đôi ADN
Cơ chế tổng hợp ARN
- Diễn ra suốt chiều dài của phân tử ADN
- Diễn ra trên từng đoạn của phân tử ADN, tương ứng với từng gen hay từng nhóm gen.
-Các nuclêôtit tự do liên kết với các nuclêôtit của ADN trên cả 2 mạch khuôn: A liên kêt với T và ngược lại
- Các nuclêôtit tự do chỉ liên kết với các nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của ADN; A liên kết với U.
- Hệ enzim ADN polymeraza
- Hệ enzim ARN polymeraza
- Từ một phân tử ADN mẹ tạo ra 2 phân tử AND con giống nhau và giống mẹ.
- Từ một phân tử ADN mẹ có thể tổng hợp nhiều loại ARN khác nhau, từ một đoạn phân tử ADN có thể tổng hợp nhiều phân tử ARN cùng loại.
- Sau khi tự nhân đôi ADN con vẫn ở trong nhân.
- Sau khi tổng hợp các phân tử ARN được ra khỏi nhân
- Chỉ xảy ra trước khi tế bào phân chia.
- Xảy ra trong suốt thời gian sinh trưởng của tế bào.
 -Giải thích mARN là bản sao của gen cấu trúc:
Trình tự các nuclêôtit của mARN bổ sung với trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen cấu trúc ( mạch tổng hợp ARN) và sao chép nguyên vẹn trình tự các nuclêôtit trên mạch đối diện ( mạch bổ sung ) trừ một chi tiết là T được thay bằng U.
Câu 4 (3đ)
a.Số lượng từng loại nuclêotit của gen.
Số lượng nucleotit của gen B (nuclêôtit)
Theo đầu bài ta có: 2A + 3G = 3600 (1) à G = X = 600 (nu)
 2A+ 2G = 3000 (2) A = T = 900 (nu)
 b. - Tổng số ribonu của mARN là: 3000: 2 = 1500 (nu)
- Số nu từng loại của mARN :
 Ta có rU + rA = Agen = 900
 rU - rA = 120
=> rU = ; rA= 900 - 510 = 390( ribo nu)
Ta có : rG/rX= 2/3 => rG= 2/3rX
 Mà rX + rG = Ggen = 600 => rX + 2/3rX= 600
=> rX= 360( ribo nu); rG = 600- 360= 240( ribo nu)
Câu 5: (4điểm)
- Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp Nucleotit .
- Các dạng đột biến gen điển hình: Đột biến mất 1 cặp Nu, thêm 1 cặp Nu, thay thế cặp Nu, đảo vị trí cặp Nu.
- Nguyên nhân phát sinh:
+ Tác nhân từ môi trường trong cơ thể: Đó là những rối loạn sinh lí làm mất cân bằng môi trường trong cơ thể và làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN.
+ Tác nhân từ môi trường bên ngoài cơ thể: Đó là các tác nhân vật lí( tia tử ngoại, tia phóng xạ...) hóa học ( đioxin, thuốc trừ sâu DDT...) tác động lên ADN, làm tổn thương phân tử ADN hoặc rối loạn quá trình tự sao chép của nó. 
- Vai trò của đột biến gen: 
+ Làm biến đổi cấu trúc của gen sẽ dẫn đến biến đổi cấu trúc của protein mà gen đó mã hoá, do đó có thể làm biến đổi kiểu hình.
+ Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện thích hợp.
+ Đa số đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật. Tuy nhiên cũng có trường hợp có lợi.
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25đ
0.25đ
0,25đ
0.25đ
0,75đ
0.5đ
0,5đ
0.5đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5đ
1đ
1đ
1đ
1đ
0.25đ
0.25 đ
0,25đ
0.25đ
0.25 đ
0.25đ
0.5đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5đ
0.25đ
0,25đ
0,25đ
0.5 đ
0,25
0.5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
2đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_sinh_9_nam_2015_KA.doc