Đề thi chọn Học sinh giỏi lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân - Trường THCS Thanh Thùy

docx 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2351Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn Học sinh giỏi lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân - Trường THCS Thanh Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn Học sinh giỏi lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân - Trường THCS Thanh Thùy
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 - NĂM HỌC 2015 - 2016
TRƯỜNG THCS THANH THÙY Môn: Giáo dục công dân
 Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,5 điểm).
 Hiến pháp là gì? Từ khi thành lập Nhà nước đến nay, nước ta đã ban hành mấy bản Hiến Pháp. Kể tên?
Câu 2: (4 điểm)
 Điền các từ(cụm từ)còn thiếu vào chỗ trống sau:
UNICE là tên viết tắt của:.
ASEAN là tên viết tắt của:..........................................
UNECO là tên viết tắt của:..
WHO là tên viết tắt của:..
Câu 3: (4,5 điểm).
 a, Hợp tác là gì? Vì sao trong giai đoạn hiện nay, sự hợp tác quốc tế là một vấn đề rất cần thiết? Là học sinh em cần phải làm gì để phát huy tinh thần hợp tác? 
 b, Em hiểu như thế nào về quan điểm “ Hòa nhập chứ không hòa tan” trong quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế?
Câu 4:(4điểm).
 a, Tự chủ là gì? Tại sao chúng ta phải rèn luyện tính tự chủ?
 b, Toàn là học sinh lớp 9. Bố mẹ toàn là công nhân của một nhà máy dệt, đời sống có phần eo hẹp. Thấy nhiều bạn đi học bằng xe đạp thể thao, trông rất thời trang và bắt mắt, Toàn đòi bố mẹ nhất định phải mua xe đạp mới cho mình.
Câu hỏi:
 - Em có tán thành với việc làm của Toàn không? Tại sao?
 - Nếu em là bạn của Toàn, em sẽ khuyên Toàn như thế nào?
Câu 5:(5điểm).
a, Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống nào đáng tự hào?
 b, Hưởng ứng đợt phát động thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 
20-11, là một học sinh để thể hiện lòng thành kính với thầy cô giáo, em hãy nêu một câu ca dao hoặc tục ngữ về chủ đề: Tôn sư trọng đạo và trình bày hiểu biết của em về chủ đề đó.
	 --------Hết------------
GV ra đề
Đỗ Thị Phương Lan
Duyệt của tổ trưởng
Duyệt của BGH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9- NĂM HỌC 2015-2016
 Môn: GDCD
Câu 1:(4,5 điểm).
 a, Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.(1điểm)
Từ khi thành lập nhà nước đến nay, nước ta đã ban hành 5 bản Hiếp Pháp.(1,5điểm)
1.Hiến pháp năm 1946
2.Hiến pháp năm 1959
3.Hiến pháp năm 1980
4.Hiến pháp năm 1992
5.Hiến pháp năm 2013
Câu 2(4điểm):
 Mỗi cụm từ đúng được 1 điểm
UNISEF là tên viết tắt của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.
ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
UNESCO là tên viết tắt của Tổ chức Giáo dục,văn hoá và Khoa học Liên hợp quốc.
WHO là tên viết tắt của Tổ chức Y tế thế giới.
Câu 3(4,5 điểm):
a, - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. (0,5điểm)
 - Sự hợp tác quốc tế là cần thiết vì: Thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn câu(bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo,) mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu.(1điểm)
 - Trách nhiệm của học sinh: Ngay từ bây giờ, học sinh phải rèn luyện tinh thần hợ tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.(1điểm)
b, Câu: “Hòa nhập nhưng không hòa tan” là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Được hiểu như sau:
 - Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu những tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại, đó là hòa nhập.(1điểm)
- Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, gìn giữ, phát huy truyền thống dân tộc; tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác, đó là không hòa tan.(1điểm).
Câu 4: (4 điểm)
a, - Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong moi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.(1 điểm)
 - Vì tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.(1điểm)
b, - Em không tán thành với việc làm của Toàn. Vì việc làm đó cho thấy Toàn là một người không có tính tự chủ(không biết kiềm chế những ham muốn của bản thân, chỉ hành động theo ý mình mà không quan tâm đến hoàn cảnh của gia đình).(1điểm)
 - Em có thể khuyên Toàn là: Không nên đòi bố mẹ mua xe mới cho mình, làm như vậy là không biết thương bố mẹ. Hơn nữa đang là học sinh thì việc quan trọng nhất phải là học tập chứ không phải là việc chạy theo mốt. Có như vậy thì sau này chúng ta mới có một cuộc sống tốt đẹp(1điểm).
Câu 5:(5điểm)
a, - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần(tư tưởng, đức tính, lối sống,cách ứng xử tốt đẹp) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.(0.5điểm)
- Việt Nam có những truyền thống đáng tự hào: yêu nước, bất khuất, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, hiếu thảo; các truyền thống về văn hóa, về nghệ thuật.(0,5điểm)
 b, - Nêu được một câu ca dao hoặc tục ngữ đúng chủ đề Tôn sư trọng đạo, (0,5điểm)
 - Nêu được : Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi; coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.(0,5điểm)
 - Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo:
 + Đối với bản thân: tôn trọng và làm theo những lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.(0,5điểm)
 + Đối vỡi xã hội: tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình(0,5điểm)
 + Tôn sư trong đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chúng ta cần giữ gìn và phát huy bằng những tình cảm, thái độ cao đẹp trong cuộc sống hàng ngày.(0,5điểm)
 + Phản ánh hiện tượng trái với tôn sư trọng đạo trong xã hội hiện nay(lấy ví dụ liên hệ). (0,5điểm)
 + Liên hệ cảm xúc, trách nhiệm bản thân(1điểm).
	 --------------------Hết---------------
GV ra đề
Đỗ Thị Phương Lan
Duyệt của tổ trưởng
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_dap_an_HSG_9_GDCD_nam_2015_TT.docx