Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1478Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Giáo dục công dân.
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề).
Đề thi gồm có: 01 trang.
Câu l: (4,0 điểm).
Cấu trúc môn GDCD gồm 2 chủ đề cơ bản. Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về hai chủ đề cơ bản đó qua các vấn đề sau:
a. Đạo đức là gì? Nêu các mối quan hệ cơ bản được thể hiện thông qua đạo đức.
b. Pháp luật là gì? Đặc điểm của pháp luật?
c. So sánh sự giống nhau của đạo đức và pháp luật (về chức năng). Sự khác nhau của đạo đức và pháp luật (cơ sở hình thành, hình thức thể hiện, các hình thức đảm bảo thực hiện).
Câu 2: (3,0 điểm)
 Bằng những kiến thức đã học em hãy cho biết thế nào là tệ nạn xã hội? Để phòng ngừa các tệ nạn xã hội, pháp luật ta nghiêm cấm những hành vi nào liên quan đến trẻ em. Bản thân em phải làm gì để phòng, chống tệ nạn xã hội.
Câu 3 (4,0 điểm).
a, Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Đảng ta đã có chính sách nào trong việc hợp tác quốc tế?
b, Em hiểu thế nào về quan điểm ‘Hoà nhập chứ không hoà tan’ trong mối giao lưu hợp tác quốc tế.
Câu 4 (4,0 điểm). 
Nếu chủ đề cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm học 2015- 2016 là: “Bảo vệ hòa bình”, với tư cách một công dân của dân tộc yêu chuộng hòa bình thì em sẽ gửi bức thông điệp nào để bày tỏ những khát vọng của mình đến bạn bè thế giới?
C©u 5: (3,0 ®iÓm) 
 Thông tin:
- Theo cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ, năm 2014, cả nước đã xảy ra 2.357 vụ cháy, nổ làm 90 người chết, hơn 140 người bị thương. Thiệt hại về tài sản ước tính hơn 1.300 tỷ đồng, trong đó có 31 vụ cháy lớn, gây thiệt hại hơn 900 tỷ đồng...Trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn quốc xảy ra 1.713 vụ cháy, nổ làm 60 người chết, 129 người bị thương, gây thiệt hại vật chất khoảng 319,3 tỷ đồng. 
- Theo tổ chức y tế thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng trên 8 triệu người bị ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc liên quan đến thực phẩm...
 a. Em có suy nghĩ gì về những thông tin trên?
 b. Trình bày hiểu biết của em về phòng ngừa vũ khí cháy nổ và các chất độc hại? 
C©u 6: (2,0 ®iÓm).
“Lý t­ëng sèng lµ c¸i ®Ých cña cuéc sèng mµ mçi ng­êi kh¸t khao muèn ®¹t tíi”.
Em cã suy nghÜ g× vÒ lý t­ëng sèng cña thanh niªn ViÖt Nam hiÖn nay? Lµ thanh niªn, học sinh cÇn ph¶i sèng nh­ thÕ nµo ®Ó “sèng ®Ñp, sèng cã Ých”? Nh÷ng dù ®Þnh cña em trong t­¬ng lai?
----------------------------------------------------
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 
NĂM HỌC 2015 - 2016.
Môn: Giáo dục Công dân.
Câu 1 (4,0 đ).
a. Đạo đức và các mối quan hệ cơ bản (0,25đ).
Đạo đức là những qui định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện.
HS nêu được mối quan hệ cơ bản được thể hiện thông qua đạo đức với:
- Bản thân (0,25đ).
- Người khác (0,25đ).
- Công việc (0,25đ).
- Môi trường sống (Gia đình, cộng đồng, thiên nhiên) (0,25đ).
- Lý tưởng sống của dân tộc (0,25đ).
b. Pháp luật là gì ? Đặc điểm của pháp luật.
- Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. (0,25đ).
- Đặc điểm của pháp luật:
+ Tính qui phạm phổ biến: Các qui định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội, qui định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến. (0,25đ)
+ Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. (0,25đ)
+ Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực Nhà nước bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo qui định (0,25đ)
Ghi chú: Nếu học sinh chỉ nêu được đặc điểm mà không giải thích thì được 1/2 số điểm cầu phần đặc điểm.
C. So sánh đạo đức với pháp luật
* Giống:
+ Đạo đức và pháp luật là các chuẩn mực của xã hội. (0,25đ)
+ Đạo đức và pháp luật góp phần hình thành những nhân cách của con người, điều chỉnh hành vi của con người và các quan hệ xã hội (0,25đ)
+ Đạo đức và pháp luật góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn (0,25đ)
* Khác:
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Bắt nguồn từ cuộc sống, hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
(0,25đ)
Xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do cơ quan quyền lực cao nhất đại biểu của nhân dân là quốc hội làm luật pháp và sửa đổi luật pháp
Hình thức
thể hiện
Tục ngữ, ca dao 
Châm ngôn
Danh ngôn
Truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn
(0,25đ)
Văn bản qui phạm pháp luật
Các hình thức thể hiện
Được điều chỉnh thông qua dư luận xã hội: khen, chê, khuyên răn.
(0,25đ)
Được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
Câu 2: (3,0đ).
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, phạm vi đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. (1,0đ).
- Để phòng ngừa các tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi liên quan đến trẻ em (1,0đ).
+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe.
+ Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu dùng chất kích thích, nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán và cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
- Bản thân em phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội (1,0đ).
+ Phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ gìn và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội.
+ Cần tuân theo những qui định của pháp luật và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và ở địa phương
Câu 3 (4,0đ).
a, Hợp tác cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục tiêu chung. Hợp tác phải trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, không làm tổn hại đến lợi ích của người khác. (1đ)
Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng ta: (1,5đ, 6 ý, mỗi ý đúng 0,25đ)
Đảng ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc:
- Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
- Bình đẳng cùng có lợi.
- Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng, đàm phán.
- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
b, Câu: “Hòa nhập chứ không hòa tan” là quan điểm của chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế, được hiểu như sau:
 + Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. (0,5đ)
 + Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học thuật tiên tiến của nhân loại đó là hòa nhập. (0,5đ)
 + Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác đó là không hòa tan. (0,5đ) 
Câu 4 (4,0đ)
- Khái niệm hòa bình: Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh... (0,25đ). 
- Tác dụng của hòa bình : Đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc ; tạo điều kiện cho cá nhân, xã hội phát triển... (0,25đ). 
- Tác hại của chiến tranh : Gây đau thương, chết chóc ; thiệt hại vật chất... (0,25đ). 
- Trình bày được một số nét về bối cảnh quốc tế hiện nay: chiến tranh, xung đột, bạo loạn..., lên án các cuộc chiến tranh phi nghĩa. (1,0đ). 
- Rút ra được, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lúc. (0,25đ). 
- Biện pháp 	(1,5đ).
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, tôn trọng, bình đẳng giữa người với người...
+ Thiết lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia...
+ Ủng hộ và tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình : mít tinh, biểu tình, tuần hành...
 - Liên hệ bản thân. (0,5đ)
Câu 5: (3,0 đ).
 a/ Khi được xem thông tin trên em thấy:
 - Hậu quả do tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra (về người và tài sản ....) thật khủng khiếp, có chiều hướng gia tăng . . . (0,25đ) 
 - Từ hậu quả trên đặt ra nhiệm vụ cấp bách là phải tăng cường công tác phòng ngừa vũ khí cháy nổ và chất độc hại . . . (0,25đ)
b/ Hiểu biết của em về phòng, ngừa vũ khí cháy nổ và chất độc hại:
 - Nêu được tính chất nguy hiểm, tác hại của các tai nạn đó cho cá nhân gia đình và xã hội: 
+ Gây tổn thất về tính mạng... (0,25đ)
+ Gây tổn thất tài sản (0,25đ)
+ Gây tổn thất tinh thần (0,25đ)
 - Nguyên nhân: Do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, bất chấp pháp luật, vì lợi ích cá nhân hoặc do sơ suất, bất cẩn của con người ... (0,25đ)
 - Để phòng ngừa vũ khí cháy nổ và chất độc hại pháp luật nước ta quy định:
+ Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất cháy, chất nổ chất phóng xạ và chất độc hại. (0,25đ)
+ Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và độc hại. (0,25đ)
+ Cơ quan cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và tuân thủ quy định về an toàn. (0,25đ)
 - Trách nhiệm của công dân, học sinh:
+Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. (0,25đ)
+ Tuyên truyền vận động gia đình bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa. (0,25đ)
+ Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên (0,25đ)
 - Xác định lý tưởng sống đúng đắn và trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước : Nhiệm vụ cụ thể trước mắt: tốt nghiệp THCS rồi vào PTTH hoặc học nghề, rèn đức luyện tài... (chủ đề năm học).
C©u 6: (2,0 điểm).
ý 1: Lý t­ëng sèng cña thanh niªn hiÖn nay ( 1,0 ®iÓm)
- Lµ biÕt lu«n suy nghÜ vµ hµnh ®éng kh«ng mÖt mái ®Ó thùc hiÖn lý t­ëng cña d©n téc, cña nh©n lo¹i, v× sù tiÕn bé cña b¶n th©n vµ x· héi.
- Lµ phÊn ®Êu thùc hiÖn môc tiªu x©y dùng n­íc ViÖt Nam ®éc lËp, d©n giµu, n­íc m¹nh, XH c«ng b»ng d©n chñ, v¨n minh.
 Liªn hÖ thùc tÕ biÓu hiÖn sèng cã lý t­ëng vµ thiÕu lý t­ëng cña thanh niªn.
 - Sèng cã lý t­ëng: V­ît khã trong häc tËp, n¨ng ®éng s¸ng t¹o trong c«ng viÖc, ®Êu tranh chèng c¸c hiÖn t­îng tiªu cùc
- ThiÕu lý t­ëng: Sèng û l¹i, thùc dông, sa vµo tÖ n¹n x· héi, thê ¬ víi mäi ng­êi
 * Tr¸ch nhiÖm cña thanh niªn:
- Ra søc häc tËp v¨n ho¸, KHKT, tu d­ìng ®¹o ®øc.
- TÝch cùc tham gia chÝnh trÞ x· héi.
- X©y dùng n­íc ta thµnh mét n­íc CNH – H§H.
- BiÕt t«n träng häc hái, biÕt gi÷ g×n, kÕ thõa truyền thống và những điều tốt đẹp.
 ý 2: ( 0,5 ®iÓm)
- Sèng ®Ñp: lµ sèng cã lý t­ëng, cã hoµi b·o, cã ­íc m¬, cã tÊm lßng nh©n ¸i.
- Sèng cã Ých: 
 + Sèng v× mäi ng­êi, hài hòa giữa lîi Ých chung và lîi Ých riªng.
 + Ph¶i biÕt ph©n biÖt ®óng - sai, ph¶i - tr¸i
 + ChÊp hµnh nghiªm chØnh ®­êng lèi, chñ tr­¬ng chÝnh s¸ch ph¸p luËt cña §¶ng vµ Nhµ n­íc, c¸c quy t¾c vµ trËt tù x· héi. 
 ý 3: ( 0,5 ®iÓm)
- HS nªu râ ®­îc dù ®Þnh cña m×nh trong t­¬ng lai: cã thÓ tiÕp tôc con ®­êng häc vÊn, hoÆc chuyÓn sang häc nghÒ.
- Lý gi¶i v× sao em l¹i cã dù ®Þnh ®ã.
--------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_cong_dan_Huyen_TO_2015.doc