Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn: Công nghệ trường THCS Nguyễn Trực

doc 9 trang Người đăng haibmt Lượt xem 17231Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn: Công nghệ trường THCS Nguyễn Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn: Công nghệ trường THCS Nguyễn Trực
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỰC -TTKB
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: CÔNG NGHỆ
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1:(4đ) Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng? Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào? Cho biết những nơi đào tạo nghề điện, hãy liên hệ thực tế ở địa phương? 
Câu 2: (5đ)	a) Nêu quy trình đo điện năng tiêu thụ của mạch điện mà em đã học và vẽ sơ đồ mạch điện của công tơ điện? 
	b) Trên mặt công tơ điện của một cơ sở sản xuất có ghi 900 vòng/kWh. Hãy cho biết ý nghĩa con số trên và tính xem trong một ngày (24 giờ) mạch điện của một cơ sở sản xuất tiêu thụ bao nhiêu điện? Biết rằng sau 6 giây đĩa nhôm của công tơ quay được 1 vòng?
Câu 3:(4đ)Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của biến áp điện một pha.Vẽ kí hiệu của máy biến áp
Một máy biến áp có số vòng dây N1=3300 vòng, điện áp U1=220V.
a, Để điện áp đầu ra U2=36V ta phải quấn số vòng dây N2 như thế nào?
b, Khi điện áp U1 giảm còn 180V để điện áp đầu ra U2 không đổi ta phải điều chỉnh cuộn dây N1 như thế nào?
Câu 4:(4đ) Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn sợi đốt.
Lập bảng trình bày các công đoạn của quy trình lắp đặt mạch điện trên
Câu 5:(4đ)Một gia đình hàng ngày sử dụng các dụng cụ: 1 đèn sợi đốt (220V - 60W) trong 6 giờ, 1 quạt bàn (220 - 65W) trong 8 giờ, 1 ti vi (220V - 75W) trong 5 giờ, 1 nồi cơm điện (220V - 750W) trong 1,5 giờ. Mạng điện gia đình có U = 220V.
 a)Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong một ngày.
 b)Tính số tiền phải trả trong một tháng (30 ngày), nếu giá điện là 1500 đồng 1KWh.
Chú ý: cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 Câu 1
(4 điểm)
Nội dung lao động của nghề điện dân dụng?
Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt; 
Lắp đặt thiết bị và đồ dung điện; 
Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các loại đồ dùng điện, mạng điện, thiết bị điện; 
 Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như sau
Về kiến thức: Tối thiểu phải tốt nghiệp THCS, có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực điện. 
Về kỹ năng: Có kỹ năng đo lường, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị điện, đồ dùng điện và mạng điện.
Về thái độ: Yêu thích các công việc liên quan đến nghề điện, có tác phong công nghiệp, kiên trì, thận trọng, ham học hỏi.
Về sức khỏe: Có sức khẻo tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp. 
Những nơi đào tạo nghề điện: Các trường hoặc trung tâm dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học kỹ thuật; Các trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp; 
 Liên hệ địa phương: Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề Huyện, các thợ lành nghề 
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
Câu 2:
(4 điểm)
a)Quy trình đo điện năng tiêu thụ của mạch điện
Đọc và ghi chỉ số công tơ trước khi thực hành (trước khi nối với mạch điện tiêu thụ)
Quan sát hiện trạng làm việc của công tơ (công tơ có quay đúng chiều không) 
Ghi chỉ số công tơ sau khi đo 30 phút vào báo cáo thực hành.
Tính điện năng tiêu thụ của phụ tải (lấy chỉ số sau khi làm việc 30 phút trừ chỉ số lúc chưa làm việc) 
 b)Ý nghĩa 900 vòng/kWh: Đĩa nhôm quay 900 vòng thì đồng hồ tăng 1kWh điện. 
Giải:
1 ngày có 24 giờ = 24 x 60 x 60 = 86400 giây. 
Ta biết sau 6 giây đĩa nhôm của công tơ quay 1 vòng. Vậy một ngày công tơ quay được: 86400:6= 14400 vòng.
Ta lại biết công tơ quay 900 vòng/kWh.
Vậy cơ sở sản xuất trên tiêu thụ điện trong 1 ngày là: 14400:900= 16 kWh
ĐS: 16 kWh 
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
1,0đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 3 (4điểm)
Cấu tạo máy biến áp một pha:
Gồm 2 bộ phận chính:
+ Lõi sắt: Gồm các lá thép kĩ thuật điện hình chữ E,I chiều dầy 0.3-0.5mm bên ngoài có phủ lớp sơn cách điện ghép lại với nhau thành khối trụ.
 Tác dụng dẫn từ.
+ Dây quấn sử dụng dây quấn điện từ ( sử dụng dây đồng hoặc nhôm bên ngoài được phủ một lớp sơn cách điện)
 Có 2 cuộn dây: + Cuộn dây nối với nguồn có điện áp U1 gọi là cuộn sơ cấp. Dây quấn sơ cấp có N1 vòng dây. 
 + Cuộn dây lấy điện ra sử dụng có điện áp U2 gọi là cuộn thứ cấp. Dây quấn thứ cấp có N2 vòng dây.
Kí hiệu máy biến áp:
 Nguyên lý làm việc:
 Khi đưa điện áp U1 vào cuộn dây quấn sơ cấp, trong dây quấn sơ cấp có dòng điện. Nhờ có cảm ứng điện từ giữa dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp, điện áp lấy ra ở cuộn dây thứ cấp là U2.
Tỉ số điện áp: U1/U2 = N1/N2
Máy biến áp có U1 < U2 gọi là máy biến áp tăng áp.
Máy biến áp có U1 > U2 gọi là máy biến áp giảm áp.
Bài tập: Tóm tắt :
 U1 = 220v
 N1 = 3300 (vòng)
a, Để U2 = 36v =>N2 = ?
b, Khi U1 = 180v, U2 = 36v => N1 = ?
a, Tính số vòng dây N2.
 Áp dụng công thức: U1/U2 = N1/ N2 => N2.= N1 U2/U1 
 Thay số ta có: N2.= 3300. 36 / 220 = 540 vòng.
b, Khi U1 = 180v để giữ U2 = 36v ta cần điều chỉnh cuộn N1.
 Áp dụng công thức: U1/U2 = N1/ N2 
 Thay số ta có:. 180/ 36 = N1 /540 => N1 = 180.540/36 = 2700 vòng
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
1.0 đ
1.0 đ
Câu 4 (4đ)
Vẽ đúng sơ đồ nguyên lý: 
A
o
-Vẽ đúng sơ đồ lắp đặt:
A
O
Lập được bảng quy trình:
Các công đoạn
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu kĩ thuật
Vạch dấu
-Vạch dấu vị trí lắp đặt các thiết bị điện trên bảng điện.
- Vạch dấu lỗ khoan bắt vít, luồn dây, đường đi dây và vị trí lắp đặt đèn.
-Thước 
-Mũi vạch
-Bút chì
- Bố trí thiết bị hợp lý.
- vạch dấu chính xác.
Khoan lỗ bảng điện
- Khoan lỗ luồn dây mũi 5 mm
- Khoan lỗ bắt vít mũi 2 mm
-Mũi khoan
-Máy khoan
- chính xác vị trí đã lấy dấu
Lắp thiết bị điện vào bảng điện
-Xác định các cực của công tắc
- Nối dây các thiết bị điện trên bảng điện.
- Vít cầu chì công tắc vào các vị trí đã khoan lỗ trên bảng điện.
- Kìm tuốt dây
- Kìm điện
- Tua vít
- Lắp thiết bị đúng vị trí
- các thiết bị lắp chắc, đẹp.
Đi dây ra bóng đèn
- Lắp đặt dây dẫn từ bảng diện ra đèn
- Nối dây vào đui đèn
Băng dính, kéo
Nối dây dúng sơ đồ, mối nối gọn, đúng yêu cầu kĩ thuật.
Kiển tra
-Lắp đạt các thiết bị điện đúng sơ đồ mạch điện
- Nối nguồn
- vận hành thử mạch điện
- Bút thử điện hoặc đồng hồ vạn năng.
- Mạch điện đúng sơ đồ.
- các đầu nối dây gọn, chắc chắn.
- Mạnh điện làm việc tốt, đúng yêu cầu kĩ thuật
1.0 đ
1.0 đ
0.4 đ
0.4 đ
0.4 đ
0.4 đ
0.4 đ
Câu 5
(4điểm)
a) Do U = 220V nên: Pd = 60W, Pq = 65W, Pt = 75W, Pn = 630W
Áp dụng ct: A = Pt . . 
Trong một ngày
-Điện năng tiêu thụ của bóng đèn là: Ad = 60.6 = 360 Wh . 
-Điện năng tiêu thụ của quạt điện là: Aq = 65.8 = 520 Wh 
-Điện năng tiêu thụ của ti vi là: At = 75.5 = 375 Wh 
-Điện năng tiêu thụ của nồi cơm điện là: An = 750. 1 = 750 Wh 
Tổng điện năng: A = Ad + Aq + At + An . 
 A = 2005Wh = 2,005 kWh 
b)Điện năng tiêu thụ trong một tháng 30 ngày là:
 2,005.30 = 60,150 kWh 
Vậy số tiền phải trả là: 60,150.1500 = 90225 đồng
0.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
1.0 đ
0.75 đ
0.75 đ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: CÔNG NGHỆ
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề 1
Caâu 1 : Vì sao phaûi tieát kieäm ñieän naêng ?Neâu caùc bieän phaùp tieát kieäm ñieän naêng ?
Caâu 2:Nhöõng nguyeân nhaân xaåy ra tai naïn ñieän vaø neâu caùc bieän phaùp khaéc phuïc .
Caâu 3:Ñoà duøng ñieän gia ñình ñöôïc phaân thaønh maáy nhoùm ?neâu nguyeân lí bieán ñoåi naêng löôïng cuûa moãi nhoùm?
Câu 4. 
 Một gia đình hàng ngày sử dụng các dụng cụ: 2 đèn sợi đốt (220V - 60W) trong 5 giờ, 2 quạt bàn (220 - 75W) trong 8 giờ, 1 ti vi (220V - 75W) trong 6 giờ, 1 nồi cơm điện (220V - 650W) trong 45 phút, 1 máy tính (220V- 100W) trong 4 giờ. Mạng điện gia đình có U = 220V.
Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong một ngày.
Tính số tiền phải trả trong một tháng (30 ngày), nếu giá điện là 1250 đồng 1KWh, và thuế giá trị gia tăng là 10%
Câu 5:
a)Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của biến áp điện một pha.Vẽ kí hiệu của máy biến áp
b)Một máy biến áp khi mắc với nguồn đện có hiệu điện thế 220V,thì ở cuộn thứ cấp lấy ra được hiệu điện thế 1100V. Vậy khi dùng để hạ thế mà vẫn mắc vào nguồn điện 220V thì ta lấy ra được hiệu điện thế là bao nhiêu?
-Hết-
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: CÔNG NGHỆ
(Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề 2
Câu 1: 
Em hãy nêu những đối tượng lao động của nghề điện dân dụng? Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào? Nghề điện dân dụng có thể hoạt động ở những nơi nào?
Câu 2:
a)Quy trình nối dây dẫn điện gồm mấy bước? Nêu tên các bước đó
b)Trình bày cách nối dây dẫn điện lõi 1 sợi nối nối tiếp và nối phân nhánh
Câu 3:	
a) Nêu quy trình đo điện năng tiêu thụ của mạch điện mà em đã học và vẽ sơ đồ mạch điện của công tơ điện? 
b) Trên mặt công tơ điện của một cơ sở sản xuất có ghi 600 vòng/kWh. Hãy cho biết ý nghĩa con số trên và tính xem trong một ngày (24 giờ) mạch điện của một cơ sở sản xuất tiêu thụ bao nhiêu điện? Biết rằng sau 5 giây đĩa nhôm của công tơ quay được 1 vòng?
c) Tính số tiền phải trả trong một tháng (30 ngày) của cơ sở sản xuất trên, nếu giá điện 100 KWh đầu là 1500 đồng 1KWh.50KWh tiếp theo giá 1750đồng 1KWh , số KWh còn lại 2250 đồng 1KWh.Biết thuế giá trị gia tăng là 10%
Câu 4:
 Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm 1 ổ cắm 1 công tắc 2 cực điều khiển 1 đèn sợi đốt, .
Lập bảng trình bày các công đoạn của quy trình lắp đặt mạch điện trên
Câu 5:
a)Một máy biến áp dùng để tăng thế,cuộn sơ cấp có 6000 vòng .Khi mắc với nguồn đện có hiệu điện thế 220V,thì ở cuộn thứ cấp lấy ra được hiệu điện thế 1,1KV. 
a)Tính số vòng dây của cuộn thứ cấp
b)Muốn sử dụng máy biến áp trên để hạ thế ta phải mắc như thế nào?Vậy khi dùng để hạ thế mà vẫn mắc vào nguồn điện 220V thì ta lấy ra được hiệu điện thế là bao nhiêu?
 - Hết-
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: CÔNG NGHỆ
(Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề)
Đề 3
Câu 1:
 a)Nêu các nguyên nhân gây ra tai nạn điện ?Trình bày các biện pháp phòng chống tai nạn điện?
 b)Giờ như thế nào được gọi là giờ cao điểm tiêu thụ điện năng ?Theo em những giờ nào là giờ cao điểm tiêu thụ điện năng trong ngày?Hãy giải thích vì sao những giờ đó lại là giờ cao điểm?
Câu 2
 a)Nêu công dụng của đồng hồ đo điện ?Dựa vào yếu tố nào để phân loại đồng hồ đo điện?
 b)H·y nªu tên ,kí hiệu và nh÷ng ®¹i l­îng ®o cña ®ång hå ®o ®iÖn dïng trong l¾p ®Æt m¹ng ®iÖn
Câu 3:
 a) Dây dẫn điện trong nhà thường được nối với nhau bằng cách nào? Hãy nêu qui trình chung để thực hiện một mối nối dây dẫn? Tại sao mối nối cần hàn và phải cách điện? Và cho biết các yêu cầu của một mối nối? (1đ
 b)Trình bày cách nối nối tiếp và nối phân nhánh dây dẫn điện lõi nhiều sợi
Câu 4:
a)Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của biến áp điện một pha.Vẽ kí hiệu của máy biến áp
b)Một máy biến áp khi mắc với nguồn đện có hiệu điện thế 200V,thì ở cuộn thứ cấp lấy ra được hiệu điện thế 800V. Vậy khi dùng để hạ thế mà vẫn mắc vào nguồn điện 200V thì ta lấy ra được hiệu điện thế là bao nhiêu?
Câu 5: 
 Tính số tiền phải trả của một hộ sử dụng điện trong một tháng( điện năng tiêu thụ của các ngày bằng nhau).Hộ này sử dụng như sau:
4 đèn huỳnh quang loại 40W mỗi đèn sử dụng 5h trong ngày.
1 quạt trần loại 100W mỗi quạt sử dụng 8h trong ngày.
1 tivi loại 80W sử dụng 4h trong ngày.
1 nồi cơm điện loại 600W ngày nấu 3 lần mỗi lần nấu 20phút.
1 máy bơm nước loại 1,5HP ngày bơm 2 lần mỗi lần 45 phút.
1 máy vi tính loại 1/2HP ngày sử dụng 4h.
Biết 100kW.h đầu giá 1kW.h là 1250đồng. ngoài 100kW.h định mức thì 1kW.h còn lại giá là 2000đồng. Thuế giá trị gia tăng là 10%
 (1HP là 1 mã lực của Anh có giá trị xấp xỉ bằng 746W)
- Hết-
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: CÔNG NGHỆ
(Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề)
Đề 4
C©u 1:
	Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng? Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào? Cho biết những nơi đào tạo nghề điện, hãy liên hệ thực tế ở địa phương
C©u2 :
 a) Nªu nguyªn nh©n x¶y ra tai n¹n ®iÖn.
 b) Hãy nêu: yêu cầu của mối nối dây dẫn điện, các loại mối nối và các phương pháp nối dây dẫn điện?
C©u 3 :
 a)Em hãy mô tả cấu tạo của cáp điện và dây dẫn điện của mạng điện trong nhà
 b) Cho v«n kÕ cã thang ®o 600V, cÊp chÝnh x¸c 1,5. H·y tÝnh sai sè tuyÖt ®èi lín nhÊt cña v«n kÕ. 
Câu 4: 
So sánh đặc điểm và chức năng của sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt?
Vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm 1 cầu chì bảo vệ cho 1 ổ cắm và 1 công tắc hai cực công tắc điều khiển 1 bóng đèn sợi đốt
Câu 5:
 Hãy thiết lập môt mạch điện gồm 3 bóng đèn, trên bóng có ghi 220V-60W và hai công tắc mà thỏa mã điều kiện sau:
 - Khi hai công tắc đóng thì ba bóng đèn mắc song song nhau.
 - Khi hai công tắc mở thi 3 bóng đèn mắc nối tiếp nhau.
 a. Vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện trên.
 b. Tính công suất của mạch điện trong hai trường hợp trên.
 c. Tinh tiền điện phải trả khi 2 công tắc mở trong 1 tháng( 30 ngày), mỗi ngày dùng 4 giờ , biết 1kwh có giá trị 1200 đồng chưa kể thuế giá trị gia tăng 10%.
- Hết-

Tài liệu đính kèm:

  • docde_chon_HSG_cong_nghe_9.doc