Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2014-2015 môn: Vật lí thời gian: 150 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1316Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2014-2015 môn: Vật lí thời gian: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2014-2015 môn: Vật lí thời gian: 150 phút
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2014-2015
Đề chính thức
Môn: Vật lí
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 03 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (10,0 điểm)
 Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Một người đi xe đạp, nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc 12km/h; nửa đoạn đường sau đi với vận tốc 18km/h. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là:
 A. 13,2km/h B. 14,4km/h C. 13,6km/h D. 15,0km/h
Câu 2. Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 6cm được thả vào nước. Người ta đo được phần khối gỗ nổi trên mặt nước có độ cao 2,4cm. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3, khối lượng riêng của gỗ là:
 A. 400 kg/m3 B. 800 kg/m3 C. 600 kg/m3 D.720 kg/m3
Câu 3. Một cái bình hình trụ có chiều cao 60cm đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, áp suất của nước tại một điểm cách đáy bình 25cm là:
 A. 6000N/m2 B. 2500 N/m2 C. 3500 N/m2 D. 350 N/m2 
Câu 4. Người ta đổ nước đang sôi vào một bình chứa 0,5l nước ở nhiệt độ 100C. Nhiệt độ của nước trong bình sau khi có cân bằng nhiệt là 500C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường. Lượng nước sôi đã đổ vào bình là:
 A. 0,3lít B. 0,4 lít C. 0,45 lít D. 0,5 lít
Câu 5. Thả hai vật bằng nhôm và đồng có cùng khối lượng và cùng được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước lạnh. Sau khi đạt đến nhiệt độ cân bằng thì ta có thể kết luận:
 A. Nhiệt lượng của hai vật truyền cho nước bằng nhau.
 B. Nhiệt lượng của nhôm truyền cho nước lớn hơn của đồng.
 C. Nhiệt lượng của đồng truyền cho nước lớn hơn của nhôm.
 D.Vật bằng đồng tỏa nhiệt lượng, còn vật bằng nhôm thu nhiệt lượng. 
 ( Biết Cnhôm=880J/kg.K; Cđồng=380J/kg.K)
Câu 6. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với mặt gương một góc 400. Góc tới có giá trị nào sau đây?
 A. 500 B. 400 C. 100 D. 450
Câu 7. Một người cao 1,7m đứng đối diện với một gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng. Mắt người ấy cách đỉnh đầu 15 cm. Để người ấy nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình trong gương, thì chiều cao tối thiểu của gương là:
 A. 1,55m B. 0,775m C. 0,85m D. 15cm
Câu 8.Cho hai điện trở, R1=30W chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2A và điện trở R2=20W chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 1A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu điện thế nào dưới đây?
 A. 100V B. 50V C.150V D. 80V 
Câu 9. Một bóng đèn có ghi 220V-75W. Mắc đèn này vào mạng điện 220V, nếu mỗi ngày thắp đèn 2h, giá mỗi kWh là 1400đồng thì trong một tháng (30 ngày) phải trả số tiền điện là:
 A. 63000đ B. 7200đ C. 7500đ D. 6300đ
Câu 10. Có một số điện trở r =5W. Để mắc thành mạch có điện trở tương đương 3W, phải dùng tối thiểu bao nhiêu điện trở r ?
 A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 11. Mắc nối tiếp một biến trở Rb với một điện trở R= 6W vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V. Công suất lớn nhất trên biến trở là:
 A. 6W B.2W C. 24W D. 0,5W
Câu 12. Ba điện trở R1=6W, R2=10W và R3=15W được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch này là:
 A.31W B. 3W C. 4W D. 4,5W 
Câu 13. Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là:
 A. 3V B. 4V C. 5V D. 8V
Câu 14. Có hai bóng đèn dây tóc có ghi: 220V- 40W và 220V- 100W. Nếu mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V thì:
 A. Đèn 220V- 40W sáng hơn
 B. Đèn 220V- 100W sáng hơn
 C. Hai đèn sáng như nhau
Câu 15. Một bóng đèn có ghi 220V- 100W. Mắc đèn này vào hiệu điện thế 110V, công suất tiêu thụ của đèn là:
 A.110W B. 50W C.25W D. 200W
Câu 16. Một dây dẫn làm bằng nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6Wm, tiết diện 0,5mm2 và có điện trở 10W. Chiều dài của dây dẫn này là:
 A.1,25m B. 12,5m C. 5m D.2m
Câu 17. Hai điện trở R1 và R2= 3R1 mắc nối tiếp vào hiệu điện thế U. Sau một thời gian nhiệt lượng tỏa ra trên R1 là 1200J. Nhiệt lượng tỏa ra trên R2 là:
 A. 3600J B. 1200J C. 400J D. Không tính được vì thiếu dữ liệu
Câu 18. Một dây dẫn được mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu thay dây dẫn này bằng một dây dẫn khác có cùng chất liệu, cùng chiều dài nhưng tiết diện tăng gấp đôi thì trong cùng một thời gian, nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn sẽ:
tăng gấp đôi. B.giảm đi một nửa.
C. tăng gấp bốn lần. D. không thay đổi.
Câu 19. Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức 12V mắc song song, điện trở của các bóng lần lượt là 12W, 24W. Để hai bóng đèn sáng bình thường khi mắc vào hiệu điện thế 18V thì cần phải mắc thêm một điện trở R có giá trị bao nhiêu?
 A. 6W B. 8W C. 4W D. 2W
Câu 20. Có hai thanh kim loại luôn hút nhau khi bất kì đầu nào của chúng được đưa lại gần nhau. Kết luận nào sau đây là đúng nhất:
 A. Cả hai thanh đều là nam châm
 B. Một thanh là nam châm, thanh kia là kim loại bất kì.
 C. Một thanh là nam châm, thanh kia là sắt hoặc thép.
 D. Không có thanh nào là nam châm.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 10,0 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm)
 Một ô tô xuất phát từ M đi đến N, trên nửa quãng đường đầu đi với vận tốc v1 và trên nửa quãng đường sau đi với vận tốc v2. Một ô tô khác xuất phát từ N đi đến M, trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1 và thời gian còn lại đi với vận tốc v2. Nếu xe đi từ N xuất phát muộn hơn 30 phút so với xe đi từ M thì hai xe đến địa điểm đã định cùng một lúc. Biết v1= 20 km/h và v2= 60 km/h. 
a. Tính chiều dài quãng đường MN. 
 	b. Nếu hai xe xuất phát cùng một lúc thì chúng gặp nhau tại vị trí cách N bao xa?
Bài làm
Gọi quãng đường là S,ta có:
T/g ô tô 1 đi được là:t1=S/V1;t2=S/V2=>S=(t1+t2)(v1+v2)
Câu 2. (1,5 điểm)
 Người ta đổ m1(kg) nước nóng vào m2 (kg) nước lạnh thì thấy khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước lạnh tăng 50C. Biết độ chênh lệch nhiệt độ ban đầu của nước nóng và nước lạnh là 800C.
 a. Tìm tỷ số 
 b. Nếu đổ thêm m1 (kg) nước nóng nữa vào hỗn hợp mà ta vừa thu được, khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ hỗn hợp đó tăng thêm bao nhiêu độ? 
D
A
C
B
M
N
E
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình chứa và môi trường.
Câu 3. (2,0 điểm)
 Chỗ sát trần góc trái D của một căn phòng có một lỗ nhỏ (hình vẽ), khiến ánh nắng có thể lọt vào thành một chùm sáng hẹp (xem như một tia sáng). Nhờ gương phẳng MN treo thẳng đứng trên tường AB, người ta nhận thấy rằng mỗi khi mặt trời lên cao dần thì đột nhiên xuất hiện một chấm sáng tại góc phòng C. Chấm sáng dịch chuyển dần đến điểm E chính giữa sàn thì lại đột ngột biến mất. Hãy xác định độ cao của trần, biết chiều cao của gương là: MN= 65cm
R2
R4
R1
R3
U
A
-
+
Câu 4. (4,0 điểm)
 Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó U = 24V
R1 = 12 , R2 = 9, R3 là biến trở, R4 = 6 . Điện trở của ampe kế và các dây nối không đáng kể.
 a. Cho R3 = 6, tìm cường độ dòng điện qua các điện trở R1, R3 và số chỉ của ampe kế.
b. Thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở vô cùng lớn. Tìm R3 để số chỉ vôn kế là 16V. 
Nếu di chuyển con chạy để R3 tăng lên thì số chỉ của vôn kế thay đổi như thế nào? 

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG.doc