Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014-2015 môn: lịch sử ( thời gian làm bài 120 phút)

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1202Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014-2015 môn: lịch sử ( thời gian làm bài 120 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014-2015 môn: lịch sử ( thời gian làm bài 120 phút)
PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH 
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014-2015
 Môn: Lịch sử
( Thời gian làm bài 120 phút)
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI (12,0 ĐIỂM)
Câu 1: (6,0 điểm): Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai:
 a, Nhiệm vụ, thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ 1978 đến nay ?
 b, Ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI ?
Câu 2: (6,0 điểm): Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay:
 a, Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay ?
 b, Theo em hiện nay ở khu vực Châu Á vấn đề nào trở nên nóng bỏng đang cần sự quan tâm của dư luận thế giới? Thái độ của em đối với vấn đề đó ?
PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM (8,0 ĐIỂM)
Câu 1: (4,0 điểm): Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918:
 a, Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (Tên phong trào, mục đích, hình thức và nội dung hoạt động). Nêu điểm giống nhau của các phong trào ?
 b, Nguyên nhân thất bại của các phong trào ?
Câu 2: (4,0 điểm): Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
 a, Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp có tác động như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam ?
 b, Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh ?
Họ và tên thí sinhSBDPhòng thi.
 PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH 
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2014 - 2015
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI (12,0 ĐIỂM)
 Câu 1: (6,0 điểm): Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai:
a, Nêu nhiệm vụ, thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay ? (4,0 điểm)
 Nội dung kiến thức cần đạt
Điểm
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.
- Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
- Thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa.
- Đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.
* Thành tựu:
+ Kinh tế:
- Sau 20 năm cải cách, mở cửa, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình 9,6 %/năm, đứng hàng thứ bảy thế giới.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD ( Gấp 15 lần năm 1978), có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động và đầu tư vào Trung Quốc, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt...
+ Chính trị: Thu được nhiều kết quả, góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam...,mở rộng ,hợp tác với các nước trên thế giới, thu hồi Hồng Công (1997), Ma Cao (1999).
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
1,0
1,0
b, Ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI ? (2,0 điểm)
 Nội dung kiến thức cần đạt
Điểm
- Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh.
- Tình hình chính trị xã hội Trung Quốc đang ổn định.
- Địa vị trên trường quốc tế của Trung Quốc được nâng cao.
- Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước trên thế giới và ngược lại, sự hội nhập của nền kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật của thế giới đối với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2: (6,0 điểm): Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay:
a, Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay ? (5,0 điểm)
 Nội dung kiến thức cần đạt
Điểm
- “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển và diễn ra các xu hướng sau:
+ Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Sự tan dã của trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
+ Từ sau “chiến tranh lạnh” và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
- Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc trong đó có Việt Nam,.
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
 b, Theo em hiện nay tại khu vực Châu Á vấn đề nào trở nên nóng bỏng đang cần sự quan tâm của dư luận thế giới? Thái độ của em đối với vấn đề đó ? (1,0 điểm)
 Nội dung kiến thức cần đạt
Điểm
- Tại Châu Á tình hình Biển Đông đang trở thành 1 trong những điểm nóng, mối quan tâm hàng đầu của thế giới.
- Biển đảo là vấn đề chủ quyền của mỗi quốc gia, đồng thời là vấn đề nhạy cảm trong các quan hệ quốc tế, vì vậy mỗi quốc gia đều phải tuân thủ đúng nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ chủ quyền của dân tộc mình, đồng thời lên án những hành vi vi phạm chủ quyền biển đảo theo luật quốc tế.
0,25
0,75
PHẦN II: LỊCH SỬ VIẾT NAM (8,0 ĐIỂM)
Câu 1: (4,0 điểm): Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918:
a, Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (Tên phong trào, mục đích, hình thức và nội dung hoạt động). Nêu điểm giống nhau của các phong trào ? (3,0 điểm)
Yêu cầu học sinh nêu được:
STT
 Tên phong trào
 Mục đích
Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu
Điểm
1
Đông Du
(1905 -1909)
Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.
- Đưa học sinh sang Nhật du học.
- Viết sách báo tuyên truyền yêu nước.
0,5
2
Đông Kinh nghĩa thục
(1907)
Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
- Mở trường học
- Diễn thuyết, bình văn, sách báo.
0,5
3
Cuộc vận động Duy tân (1908)
Nâng cao dân trí.
- Diễn thuyết đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới.
0,5
4
Chống thuế ở Trung Kì (1908)
Đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng.
Khuyến khích kinh doanh công thương nghiệp.
0,5
* Nêu điểm giống nhau của các phong trào(1,0 điểm)
- Đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sĩ phu yêu nước đề xướng, lãnh đạo.
- Thất bại do con đường cứu nước chưa đúng đắn, thiếu lực lượng tiên tiến lãnh đạo.
0,5
0,5
b, Nguyên nhân thất bại của các phong trào ? (1,0 điểm)
Nội dung kiến thức cần đạt
Điểm
- Các phong trào nổ ra khi thực dân Pháp còn mạnh và đã bị Pháp đàn áp khốc liệt bằng nhiều thủ đoạn dã man.
- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là những phong trào theo xu hướng dân chủ tư sản, nhưng bản thân các giai cấp đại diện cho khuynh hướng này ( tư sản dân tộc, tiểu tư sản) mới đang trên con đường hình thành,số lượng ít, địa vị kinh tế và vai trò chính trị còn non yếu.
- Các phong trào yêu nước không có đường lối lãnh đạo đúng đắn của một giai cấp tiên tiến. Vì vậy các chủ trương cứu nước của họ (cải cách xã hội hay bạo động) chưa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ.
0,25
0,25
0,5
Câu 2: (4,0 điểm): Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
a, Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp có tác động như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam ? (1,5điểm)
Nội dung kiến thức cần đạt
Điểm
- Quá trình khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Mặt khác Pháp vẫn tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến ở Việt Nam, vì vậy nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền kinh tế đan xen tồn tại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phương thức sản xuất phong kiến.
- Nói tóm lại nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
0,5
0,5
0,5
b, Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh? (2,5 điểm)
Nội dung kiến thức cần đạt
Điểm
- Giai cấp địa chủ phong kiến:
+ Bộ phận nhỏ là đại địa chủ cấu kết với Pháp bóc lột nhân dân, chúng trở thành đối tượng của cách mạng.
+ Bộ phận địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước, tham gia vào phong trào yêu nước khi có điều kiện.
- Giai cấp nông dân: Do bị thực dân, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề bị bần cùng hóa và ngày càng phá sản trên quy mô lớn, là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
- Giai cấp tư sản: Có hai bộ phận:
+ Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ về mặt chính trị với chúng.
+ Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh phát triển kinh tế độc lập, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc avf phong kiến, nhưng lập trường không kiên định, dễ thỏa hiệp.
- Tầng lớp tiểu tư sản nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh và là một lực lượng quan trongjtrong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.
- Giai cấp công nhân là giai cấp yêu nước, cách mạng, cùng với giai cấp nông dân trở thành 2 lực lượng chính của cách mạng, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
Chú ý: - Khi chấm nên cho điểm khuyến khích với những bài làm có chữ viết sạch, đẹp, cấu trúc bài làm khoa học để phát huy sự sáng tạo của học sinh.
 - Đối với những bài làm trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả trừ tối đa 0,5 điểm trên bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docBO_DE_THI_HSG_SU_9_CHUAN_chon_loc.doc