Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013- 2014 môn: lịch sử thời gian làm bài: 150 phút

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1235Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013- 2014 môn: lịch sử thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013- 2014 môn: lịch sử thời gian làm bài: 150 phút
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
 §Ò chÝnh thøc §Ò thi chän häc sinh giái líp 9 
 n¨m häc 2013- 2014
 M«n: Lịch sử
 Thêi gian lµm bµi: 150 phót
 (Đề có 01 trang)
____________________________
A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (15.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
	Nêu hoàn cảnh, thành tựu cơ bản và ý nghĩa của công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1945- 1950).
Câu 2: ( 2.0 điểm)
	Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và Mĩ Latinh đã diễn ra như thế nào?
Câu 3: ( 6.0 điểm)
	a. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vì sao nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập tổ chức ASEAN? Nêu mục tiêu, nguyên tắc cơ bản của ASEAN.
	b. Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? 
Câu 4: (4.0 điểm) 
 Trình bày nét chính về cách mạng Cu-ba từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1959. Vì sao nói Cu-ba là “Hòn đảo anh hùng”?
B. LỊCH SỬ VIỆT NAM (5.0 điểm) 
Câu 5: (5.0 điểm)
	a. Hãy giải thích: Vì sao đầu thế kỉ XX những người yêu nước Việt Nam lại manh dạn đón nhận những luồng tư tưởng mới và hăng hái đi tìm con đường cứu nước mới ? 
 	b. Hãy chỉ rõ những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt 
 Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất ? 
	c. So sánh sự khác nhau về phương hướng, hình thức đấu tranh của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở nước ta?
--------------------- Hết--------------------
Ghi chú: Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:............................................................Số BD:..................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
Năm học 2013- 2014
Môn: Lịch Sử
Hướng dẫn chấm có: 04 trang
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
Nêu hoàn cảnh, thành tựu cơ bản và ý nghĩa của công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1945- 1950).
3.0
* Hoàn cảnh: 
- Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến tranh với tư thế của người chiến thắng, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước...
0.25
- Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề: Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc, 32.000 nhà máy, xí nghiệp, ... bị tàn phá; kinh tế bị kéo lùi hàng chục năm.
0.5
- Đầu năm 1946, Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục và phát triển kinh tế (1946- 1950).
0.25
* Thành tựu:
- Kế hoạch 5 năm hoàn thành vượt mức trước thời hạn 9 tháng, các chỉ tiêu chính đạt và vượt so với kế hoạch đề ra: Sản xuất công nghiệp tăng 73% (kế hoạch đề ra 48%), một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh, đời sống nhân dân được cải thiện
0.75
- Khoa học kĩ thuật phát triển vượt bậc: Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.
0.5
* Ý nghĩa:
- Góp phần nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình đất nước.
0.25
- Tạo thế cân bằng về vũ khí nguyên tử với Mĩ, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
0.25
- Tạo điều kiện thuận lợi để Liên Xô tiếp tục công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
0.25
2
 Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh đã diễn ra như thế nào?
2.0
- Được tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Tiêu biểu: In-đô-nê-xi-a (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945).
0.5
- Phong trào lan sang các nước Nam Á và Bắc Phi, nhiều nước đã nổi dậy giành độc lập: Ấn Độ (1946- 1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954- 1962), năm 1960- 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
0.5
- Ở Mĩ Latinh, ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thắng lợi.
0.5
- Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cơ bản sụp đổ.
0.5
3
 a. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vì sao nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập tổ chức ASEAN? Nêu mục tiêu, nguyên tắc cơ bản của ASEAN.
4.0
* Vì sao...:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu thế nổi bật của thế giới là xu thế liên kết khu vực.
0.5
- Sau khi giành độc lập, do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
0.75
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước...
0.5
* Mục tiêu:
- Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung.
0.5
- Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
0.5
* Nguyên tắc cơ bản:
- Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
0.5
- Không can thiệp công việc nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
0.5
- Hợp tác phát triển có kết quả...
0.25
b. Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ? 
2.0
- Sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, xu hướng nổi bật của ASEAN là mở rộng thành viên: Năm 1995, Việt Nam gia nhập; năm 1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập; năm 1999, Cam-pu-chia được kết nạp vào ASEAN. Đến đây ASEAN đã trở thành tổ chức toàn khu vực. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng trong một tổ chức thống nhất, cùng hợp tác phát triển...
1.0
- Cũng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế: Năm 1992, thành lập khu vực mậu dịch tự do ĐNA (AFTA); năm 1994, lập Diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
1.0
4
Trình bày nét chính về cách mạng Cu-ba từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1959. Vì sao nói Cu-ba là “Hòn đảo anh hùng”?
* Cách mạng Cu-ba:
- Năm 1952, Ba-ti-xta thiết lập chế độ độc tài quân sự thân Mĩ ở Cu-ba, xóa bỏ hiến pháp tiến bộ, bắt giam hàng chục vạn người yêu nước.
0.5
- Ngày 26/7/1953, Phi đen Cát- xtơ-rô đã chỉ huy cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Mặc dù thất bại nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước.
0.75
- Được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh. Từ cuối năm 1958, các binh đoàn liên tiếp tấn công.
0.75
- Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng Cu-ba thắng lợi.
0.5
* Cu- ba là “Hòn đảo anh hùng”:
- Là nước đầu tiên ở Mĩ Latinh tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang thắng lợi, thoát khỏi chế độ độc tài thân Mĩ.
0.75
- Là nước duy nhất ở Mĩ Latinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa bên cạnh sự bao vây, chống phá của đế quốc Mĩ. Trong suốt hơn nửa thế kỉ qua, mặc dù bị Mĩ bao vây, cấm vận về kinh tế nhưng đất nước Cu-ba vẫn đứng vững và có sự phát triển cả về kinh tế cũng như văn hóa, y tế, thể thao.
0.75
5
a, Hãy giải thích: Vì sao đầu thế kỉ XX những người yêu nước Việt Nam lại manh dạn đón nhận những luồng tư tưởng mới và hăng hái đi tìm con đường cứu nước mới ? 
5,0
- Về chủ quan: 
+ Đầu thế kỉ XX các phong trào chống Pháp theo ngọn cờ phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Triều đình phong kiến đã đầu hàng và cấu kết với thực dân Pháp thống trị nhân dân, chúng trở thành kẻ thù của dân tộc.
0,5
+ Công cuộc khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc, một số giai cấp và tầng lớp mới ra đời: Tư sản, tiểu tư sản, công nhân
0,5
- Về khách quan: 
- Đầu thế kỉ XX tư tưởng dân chủ tư sản Châu âu qua sách báo mới từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam.
0,5
- Nhật Bản trở thành tấm gương cho những nhà yêu nước Việt Nam học tập và noi theo
0,5
- Các nhà yêu nước Việt Nam (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các nhà nho yêu nước khác) đã nhận thấy con đường cứu nước cũ không còn phù hợp trong hoàn cảnh mới, họ hăng hái đón nhận luồng tư tưởng mới và đi tìm con đường cứu nước mới nhằm giải phóng dân tộc Việt Nam và đòi quyền dân chủ cho nhân dân.
0,5
 b, Hãy chỉ rõ những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất ? 
- Các phong trào nổ ra khi thực dân Pháp còn mạnh và đã bị Pháp đàn áp khốc liệt bằng nhiều thủ đoạn dã man.
0,5
- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là những phong trào theo xu hướng dân chủ tư sản, nhưng bản thân các giai cấp đại diện cho khuynh hướng này ( tư sản dân tộc, tiểu tư sản) mới đang trên con đường hình thành,số lượng ít, địa vị kinh tế và vai trò chính trị còn non yếu.
0.5
- Các phong trào yêu nước không có đường lối lãnh đạo đúng đắn của một giai cấp tiên tiến. Vì vậy các chủ trương cứu nước của họ
 ( cải cách xã hội hay bạo động) chưa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ.
0.5
c. So sánh sự khác nhau về phương hướng, hình thức đấu tranh của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở nước ta?
Nội dung
-Phương hướng:
-Hình thức đấu tranh:
Phong trào cuối thế kỉ XIX
-Diễn ra dưới ngọn cờ phong kiến.
-Khởi nghĩa vũ trang, khởi nghĩa nông dân.
Phong trào đầu thế kỉ XX
-Đi theo xu hướng dân chủ tư sản.
-Đa dạng, phong phú: Khởi nghĩa vũ trang, bạo động, cải cách
0,5
0.5
------------------HÕt-----------------
L­u ý: - H­íng dÉn chÊm trªn lµ ®Þnh h­íng vÒ c¸c néi dung c¬ b¶n cÇn ®¹t vµ thang ®iÓm. NÕu thÝ sinh tr×nh bµy kh«ng hoµn toµn ®óng c¸c ý nªu trªn nh­ng vÉn ®¶m b¶o sù chÝnh x¸c vÒ néi dung vµ sù kiÖn lÞch sö, vÉn cã thÓ cho ®iÓm theo h­íng dÉn. Nh÷ng néi dung thÝ sinh tr×nh bµy ngoµi h­íng dÉn trªn, nh­ng ®óng vµ chÝnh x¸c vÉn cã thÓ cho ®iÓm khuyÕn khÝch nÕu bµi ch­a ®¹t ®iÓm tèi ®a. Møc cho ®iÓm khuyÕn khÝch tèi ®a kh«ng qu¸ 0,5 ®iÓm/ bµi. 
5
a. Hãy cho biết chính sách kinh tế của Pháp ở Việt Nam trong những năm 1897- 1914? 
3.0
- Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, Pháp cơ bản bình định xong nước ta. Từ năm 1897, Pháp thực hiện cuộc khai thác, bóc lột ở Việt Nam. 
0.5
- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, thực hiện bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô giống địa chủ người Việt.
0.5
- Công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại...; Xây dựng các cơ sở chế biến để tận dụng nguyên liệu sẵn có và bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt.
0.5
- Thương nghiệp: Pháp độc quyền thị trường VN, hàng của Pháp nhập vào VN bị đánh thuế nhẹ hoặc được miễn thuế. Hàng hóa của các nước khác bị đánh thuế cao. Hàng VN chủ yếu xuất khẩu sang Pháp.
0.5
- Giao thông vận tải: Pháp xây dựng hệ thống giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân.
0.5
- Tài chính: Thuế mới chồng lên thuế cũ, nặng nhất là thuế muối và thuế thuốc phiện; ngoài ra còn bắt phu đắp đường, đào sông, xây dựng dinh thự, đồn bốt.
0.5
b. Những chính sách đó đã tác động đến kinh tế, xã hội Việt Nam như thế nào?
2.0
* Kinh tế:
- Có sự chuyển biến nhất định, bộ mặt nước ta có sự thay đổi: Sự xuất hiện của các hầm mỏ, các cơ sở công nghiệp, hệ thống đường sắt...
0.5
- Tuy nhiên, VN vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, lệ thuộc chặt chẽ và trở thành thị trường riêng của Pháp, tài nguyên ngày càng cạn kiệt...
0.5
* Xã hội:
- Tính chất xã hội VN biến đổi, từ xã hội phong kiến sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
0.5
- Xã hội ngày càng có sự phân hóa sâu sắc, nhiều giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện: Tư sản, tiểu tư sản, công nhân. Các mâu thuẫn xã hội gay gắt, đan xen: Mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp.
0.5
------------------HÕt-----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBO_DE_THI_HSG_SU_9.doc