` PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: ĐỊA LÍ Khóa ngày 15 tháng 10 năm 2015 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3,0 điểm) Vẽ hình vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày 22 - 6 (hạ chí), 22-12 (đông chí) và giải thích vì sao ngày 22 - 6 tại vòng cực Bắc và ngày 22 -12 tại vòng cực Nam lại có ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Câu 2: (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam của nước ta. Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng TP Hồ Chí Minh Nhiệt độ trung bình năm (0C) 21,2 23,5 25,1 25,7 27,1 Câu 3: (6,0 điểm ) Dựa vào bảng số liệu sau: Dân số và diện tích năm 2006 phân theo vùng. Dân số (Nghìn người) Diện tích (Km2) CẢ NƯỚC 84155,8 331211,6 Đồng bằng sông Hồng 18207,9 14862,5 Trung du và miền núi phía Bắc 12065,4 101559,0 Bắc Trung Bộ 10668,3 51552,0 Duyên hải Nam Trung Bộ 7131,4 33166,1 Tây Nguyên 4868,9 54659,6 Đông Nam Bộ 13798,4 34807,7 Đồng bằng sông Cửu Long 17415,5 40604,7 Hãy chứng minh rằng dân số nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ; Giải thích vì sao phân bố như thế. Sự phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng như thế nào? Giải pháp khắc phục? Câu 4: (3,0 điểm) Kể tên các vùng trọng điểm của ngành trồng trọt ở nước ta ? Vì sao các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp lại tập trung chủ yếu ở miền Nam ? Câu 5: (6,0 điểm) Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm những bộ phận nào? Trình bày khái quát phạm vi lãnh thổ nước ta. --- Hết --- Họ và tên thí sinh:...............................................................SBD........................................ (Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay và Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài). PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ ĐỀ CHÍNH THỨC HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: ĐỊA LÍ Câu Nội dung Điểm 1 (3,0) * Vẽ hình đúng, đẹp như hình 24 trang 28 SGK Địa lí lớp 6 (Trừ điểm nếu vẽ không đúng hoặc không ghi đủ đường xích đạo, các chí tuyến, các vòng cực, các cực, đường phân chia sáng tối - mỗi ý thiếu hoặc sai trừ 0,25 điểm) 1,5 b. * Giải thích - Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo một góc không đổi 66033’ trong quá trình chuyển động xung quanh Mặt Trời. - Ngày 22-6 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23027’B vào lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ, không có đêm.Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ, không có ngày. - Ngày 22-12 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23027’N vào lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ. 0,5 0,5 0,5 2 (2,0) Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam: - Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng) hoặc HS có thể nêu ngược lại - Giải thích nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam + Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ (theo chiều Bắc - Nam). + Càng vào Nam, càng gần Xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn, nên nhận được lượng nhiệt Mặt Trời nhiều + Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng yếu dần và từ dãy Bạch Mã vào Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này. 0,5 0,5 0,5 0,5 3 (4,0) Từ bảng số liệu ta tính mật độ dân số của các vùng theo công thức: Mật độ dân số = Dân số : Diện tích (người/km2) (người) (km2) Mật độ dân số (người/km2) CẢ NƯỚC 254 Đồng bằng sông Hồng 1225 Trung du và miền núi phía Bắc 119 Bắc Trung Bộ 207 Duyên hải Nam Trung Bộ 215 Tây Nguyên 89 Đông Nam Bộ 396 Đồng bằng sông Cửu Long 429 ] Qua bảng số liệu ta thấy: Dân số nước ta phân bố rất không đều, - Tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; Mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng đông hơn vùng Tây Nguyên gần 14 lần - Phân bố thưa thớt ở vùng núi, thấp nhất là vùng Tây Nguyên, tiếp đến là vùng Trung du và miền núi phía Bắc; ] Giải thích: Sở dĩ có sự phân bố không đều là do: - Tập quán trồng lúa nước, cần nhiều lao động của cư dân Việt nên dân cư tập trung ở đồng bằng. - Do vùng duyên hải, ven biển, đồng bằng giao thông thuận lợi, thiên nhiên thuận lợi, công nghiệp phát triển nên tập trung nhiều lao động. Do đó dân cư đông đúc. - Vùng núi chủ yếu là dân tộc ít người, địa hình hiểm trở, giao thông không thuận lợi [ dân cư thưa thớt. ] Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng: + Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm . + Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên . + Ảnh hướng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên. ] Giải pháp khắc phục: - Phân bố lại dân cư lao động giữa các vùng cho hợp lí bằng cách: + Chuyển một bộ phận dân cư lao động từ đồng bằng lên miền núi, cao nguyên nhất là những người chưa có việc làm để xây dựng vùng kinh tế mới. + Miền núi và cao nguyên phải tăng cường khảo sát qui hoạch trên cơ sở đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá. + Phát triển, mở rộng mạng lưới giao thông, giáo dục, y tế, văn hoá miền núi, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm được sản xuất ở miền núi nhằm thu hút dân cư, lao động. - Giảm sự gia tăng dân số bằng kế hoạch hoá gia đình. 0,75 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 4 (3,0) Các vùng trọng điểm của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta: - Trọng điểm cây lương thực: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long - Trọng điểm cây công nghiệp: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. - Trọng điểm cây ăn quả: Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Giải thích: Vì miền Nam có các điều kiện sau: - Khí hậu cận xích đạo, ổn định, nóng ẩm quanh năm thuận lợi cho cây trồng phát triển thuận lợi. - Tài nguyên đất có diện tích đất đỏ ba dan rộng lớn ở Tây nguyên, Đông Nam Bộ thuận lợi cho trồng cây công nghiệp; đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long có diên tích lớn kết hợp với khí hậu ổn định thuận lợi cho cây lương thực và cây ăn quả phát triển mạnh, năng suất chất lượng cao. 1 2 5 (6,0) - Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm vùng đất, vùng biển (nếu giáp biển) và vùng trời. - Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Cụ thể : + Vùng đất của nước ta là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo với tổng diện tích là 331 212 km2. Phần đất liền được giới hạn bởi đường biên giới với các nước xung quanh (hơn 4 500 km) và đường bờ biển (dài 3 260 km). Nước ta có khoảng 3 000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo nhỏ ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà). + Vùng biển của nước ta bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. • Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. • Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1 852 m). • Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư, • Vùng đặc quyền kinh tế là vùng Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định. Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. • Thềm lục địa nước ta là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. + Vùng trời nước ta là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo. 1,0 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 5 (6,0) - Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm vùng đất, vùng biển (nếu giáp biển) và vùng trời. - Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Cụ thể : + Vùng đất của nước ta là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo với tổng diện tích là 331 212 km2. Phần đất liền được giới hạn bởi đường biên giới với các nước xung quanh (hơn 4 500 km) và đường bờ biển (dài 3 260 km). Nước ta có khoảng 3 000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo nhỏ ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà). + Vùng biển của nước ta bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. • Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. • Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1 852 m). • Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư, • Vùng đặc quyền kinh tế là vùng Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định. Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. • Thềm lục địa nước ta là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. + Vùng trời nước ta là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo. 1,0 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 ................Hết..............
Tài liệu đính kèm: